Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Cắt móng chân quá ngắn (hoặc móng chân mọc quá dài) và đi giày hoặc tất quá chật có thể khiến trẻ bị móng chân mọc ngược gây đau đớn. Ngâm bàn chân bị ảnh hưởng và loại bỏ áp lực lên ngón chân để giúp phục hồi nhanh. Đưa trẻ đến bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc móng chân không được cải thiện.
1. Móng chân mọc ngược là gì?
Móng chân mọc ngược hay còn được gọi là móng quặp, là tình trạng móng chân thay vì mọc thẳng và dài ra phía trước thì lại mọc ngang hoặc thậm chí xiên đâm vào thịt và vùng da xung quanh móng. Móng chân mọc ngược có thể xảy ra với bất kỳ ngón chân nào, tuy nhiên chân cái hay mắc phải tình trạng này nhất.
Bạn có thể tự chữa bằng cách cắt cạnh móng thường xuyên sau khi ngâm chân nếu tình trạng móng mọc ngược của trẻ ở dạng nhẹ. Nếu không được chữa trị đúng cách, tình trạng móng mọc ngược ở dạng nặng có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng da và xương trầm trọng.
Trẻ em là đối tượng dễ bị móng mọc ngược nhất vì trẻ thường cắt móng chân không đúng cách, mang giày dép quá chật......khiến ngón chân của trẻ bị gò bó chèn ép.
Bên cạnh đó, người già cũng rất dễ bị móng mọc ngược bởi nguyên nhân được cho là móng chân của chúng ta có xu hướng trở nên dày hơn theo tuổi tác nên móng chân của người già thường có xu hướng mọc ngược.
2. Làm cách nào để biết trẻ bị móng chân mọc ngược?
Các dấu hiệu của móng chân mọc ngược ở trẻ em bao gồm:
- Đỏ hoặc sưng da ở rìa móng chân
- Đau: trẻ có thể khóc và kéo ngón chân hoặc bàn chân của mình. Hoặc trẻ có thể đi khập khiễng hoặc nhăn nhó khi bước đl.
Nếu ngón chân bị nhiễm trùng, ngón chân có thể xuất hiện mủ hoặc dịch chảy ra.
Một số triệu chứng khác có thể không được đề cập. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Làm cách nào để biết móng chân mọc ngược bị nhiễm trùng?
Các dấu hiệu nhận biết móng chân mọc ngược bị nhiễm trùng ở trẻ em bao gồm gồm:
- Một vết phồng rộp có chứa chất lỏng màu trắng hoặc hơi vàng, được bao quanh bởi vùng da đỏ - nếu vết phồng rộp bị vỡ, có thể có một ít dịch tiết
- Tăng sưng hoặc tấy đỏ khi móng phát triển
- Tăng đau
- Vùng da xung quanh bị mẩn đỏ
- Xuất hiện vết đỏ trên ngón chân
- Ngón chân có mùi
- Trẻ bị sốt.
4. Chăm sóc trẻ bị móng chân mọc ngược
Móng chân mọc ngược thường cải thiện trong vòng vài ngày sau khi bạn thực hiện các bước sau:
- Ngâm chân của trẻ trong nước xà phòng ấm (không nóng) trong khoảng 10 đến 20 phút với tần suất hai hoặc ba lần một ngày. Thêm muối Epsom vào nước có thể giúp giảm đau. Sau đó, lau khô bàn chân và thoa thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh không kê đơn lên vùng da có vấn đề.
- Loại bỏ áp lực của móng lên vùng da xung quanh. Thử dũa nhẹ móng chân ra khỏi da. Nếu có thể, hãy dùng một trong các móng tay của bạn để nhẹ nhàng nhấc móng chân lên và nhét một ít bông hoặc gạc vô trùng vào giữa móng và da. Chỉ dùng lượng vừa đủ để nâng móng lên một chút và thay bông nhiều lần trong ngày.
- Cho trẻ đi chân đất. Khi bạn ra ngoài, hãy cho trẻ đi giày hoặc dép rộng rãi cho đến khi ngón chân lành lại, nhưng ở nhà hãy để trẻ đi chân trần.
- Giảm đau. Nếu móng chân mọc ngược thực sự làm phiền con bạn, hãy cân nhắc cho trẻ uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) . (Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi, hãy hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất cứ thứ gì.)
- Hỏi bác sĩ nếu dụng cụ bảo vệ ngón chân có thể hữu ích . Dụng cụ bảo vệ không kê đơn cung cấp một lớp đệm xung quanh móng mọc ngược. Một số có chứa gel y học làm mềm móng chân.
5. Nguyên nhân nào khiến móng mọc ngược?
Trẻ có thể bị móng chân mọc ngược do một số nguyên nhân như:
- Cắt móng chân quá ngắn
- Có móng chân quá dài hoặc có xu hướng cong xuống
- Mang giày hoặc tất quá chật. Giày bị chèn ép, đặc biệt là ở phía trước, có thể nén các ngón chân và dẫn đến móng mọc ngược. Ngay cả những đôi tất quá chật cũng có thể đẩy móng chân vào ngón chân của trẻ.
- Xương ngón chân bị bất thường bẩm sinh
- Chấn thương ở ngón chân
- Móng chân va chạm nhiều lần vào ngón chân (như khi đá bóng)
- Có móng chân bị hư hỏng và bị rụng. Móng mới có nhiều nguy cơ mọc ngược hơn móng hiện có.
6. Làm thế nào để ngăn ngừa trẻ bị móng chân mọc ngược?
Thường xuyên kiểm tra độ vừa vặn của giày trẻ mang.
Bạn cần đảm bảo rằng trẻ không đi giày hoặc tất quá dài. Cách kiểm tra giày của trẻ như sau:
- Khi trẻ đang đứng, bạn có thể bóp ngón út của bạn giữa gót chân và gót giày, và phải có đủ chiều rộng ngón tay cái giữa phần cuối của ngón chân dài nhất của con và mặt trước của giày.
- Kiểm tra chất liệu của giày (nếu nó đủ mềm).
- Khi mua giày, hãy mua với kích thước lớn hơn, vì bàn chân trẻ sẽ bị sưng lên, xu hướng này càng tăng khi về đêm. Một đôi giày vừa vặn vào buổi sáng có thể hơi chật vào buổi tối.
- Để trẻ đi giày mới trong nhà khoảng 15 phút, sau đó cởi giày ra và tìm những chỗ bị kích ứng trên bàn chân của con. Điều này đặc biệt hữu ích cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, những người không thể cho bạn biết khi ngón chân bị đau.
Cắt móng chân cho trẻ đúng cách
- Ngâm chân của trẻ trong nước ấm - chẳng hạn như trong khi tắm - có tác dụng trước khi cắt móng chân. Điều này sẽ làm mềm móng, dễ cắt hơn.
- Đảm bảo cắt móng tay của trẻ thẳng theo chiều ngang - không cắt theo hình tròn. Bạn có thể thấy dễ dàng hơn khi làm việc này với một chiếc bấm móng chân hơn là một chiếc kéo cắt, nhưng hãy sử dụng cái nào cho phép bạn kiểm soát nhiều nhất.
- Cắt móng chân của trẻ trước khi chúng đủ dài để tự gãy, chẳng hạn như bằng cách xỏ vào một chiếc tất. Nếu móng chân bị rách, phần ngắn còn lại có thể bị mọc ngược.
- Đừng cắt móng chân của trẻ quá ngắn. Để lại một chút màu trắng ở cuối móng, và nhẹ nhàng dũa các cạnh nếu chúng quá sắc.
- Nếu trẻ không chịu cắt móng chân, hãy làm điều đó khi trẻ đang ngủ.
Nếu móng chân mọc ngược không cải thiện sau khoảng một tuần điều trị tại nhà, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Gọi cho bác sĩ sớm hơn nếu trẻ bị đau hoặc nếu da có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
7. Điều trị móng chân mọc ngược?
Để điều trị móng chân mọc ngược, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:
- Xét nghiệm dịch đó nếu có mủ hoặc vết phồng rộp để tìm các loại vi khuẩn khác nhau.
- Kê đơn thuốc kháng sinh uống hoặc bôi nếu bị nhiễm trùng quanh móng.
- Điều trị móng chân của trẻ bằng cách nhét bông hoặc chỉ nha khoa vào dưới móng để giảm áp lực.
- Cắt móng chân gây ảnh hưởng tới da hoặc cắt bỏ một phần móng chân nếu các biện pháp khác không hiệu quả.
- Giới thiệu bạn đến bác sĩ nhi khoa, nếu vấn đề nghiêm trọng.
Một điều cần lưu ý khi trẻ bị móng chân mọc ngược là bạn cần phải cắt tỉa móng cho trẻ một cách chính xác - không quá dài, không quá ngắn và thẳng ngang. Tuy nhiên việc cắt tỉa móng chân cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể sẽ gặp khó khăn hơn so với những trẻ khác. Bố mẹ có con bị móng chân mọc ngược cần thường xuyên theo dõi để ý trẻ, cần khám ngay nếu trẻ có dấu hiện nhiễm trùng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com