Dấu hiệu sớm cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ

Nhiều trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có dấu hiệu khác biệt về sự phát triển ngay khi ở độ tuổi trẻ sơ sinh, đặc biệt là về các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ. Ngoài chậm phát triển ngôn ngữ và sự khác biệt về hành vi, bố mẹ có thể nhận thấy sự khác biệt trong cách trẻ tự kỷ tương tác với bạn bè cùng trang lứa. Vậy dấu hiệu trẻ tự kỷ trên 12 tháng hoặc ở độ tuổi nhỏ hơn như thế nào?

1. Tại sao trẻ tự kỷ lại xuất hiện dấu hiệu bất thường?

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật phát triển do sự khác biệt trong não bộ. Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra những khác biệt này đối với hầu hết những người bị ASD. Tuy nhiên, một số người mắc ASD có một sự khác biệt đã biết, chẳng hạn như tình trạng di truyền. Có nhiều nguyên nhân gây ra ASD, mặc dù hầu hết vẫn chưa được biết đến.

Do mức độ phức tạp của rối loạn và thực tế là các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau, do đó, tự kỷ có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Cả di truyền và môi trường đều có thể đóng một vai trò nhất định nào đó.

  • Di truyền: Một số gen khác nhau dường như có liên quan đến chứng rối loạn phổ tự kỷ. Đối với một số trẻ, rối loạn phổ tự kỷ có thể liên quan đến rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Rett hoặc hội chứng Fragile X. Đối với những đứa trẻ khác, những thay đổi về gen (đột biến) có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Vẫn còn các gen khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não hoặc cách các tế bào não giao tiếp với nhau hoặc những gen có thể xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tự kỷ. Một số đột biến gen dường như được di truyền, trong khi những đột biến khác có thể xảy ra tự phát.
  • Yếu tố môi trường: Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu xem liệu các yếu tố như nhiễm vi-rút, một số loại thuốc hoặc các biến chứng khi mang thai, hoặc các chất ô nhiễm không khí có đóng vai trò gây ra rối loạn phổ tự kỷ hay không.

Thường thì vẻ bề ngoài của những trẻ mắc tự kỷ trông không khác biệt với những trẻ bình thường khác, nhưng cách trẻ giao tiếp, tương tác, cư xử và học hỏi theo những khác với hầu hết những người bình thường. Khả năng học tập, tư duy và giải quyết vấn đề của những người trẻ mắc tự kỷ có nhiều khoảng khác nhau, từ thiên tài đến khó khăn nghiêm trọng trong việc học. Một số trẻ mắc tự kỷ cần được giúp đỡ rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, nhưng những trẻ khác có thể cần ít hơn.

Chẩn đoán tự kỷ hiện nay thường có kèm theo một số tình trạng được chẩn đoán riêng biệt: rối loạn tự kỷ, rối loạn phát triển lan tỏa - không đặc hiệu (PDD-NOS) và hội chứng Asperger. Những tình trạng này đều được gọi là rối loạn phổ tự kỷ.

Hẹp môn vị là bệnh lý có liên quan đến yếu tố gia đình và di truyền
Một số gen khác nhau dường như có liên quan đến chứng rối loạn phổ tự kỷ

Tự kỷ thường bắt đầu trước 3 tuổi và kéo dài trong suốt cuộc đời của một người, mặc dù các triệu chứng có thể cải thiện theo thời gian. Một số trẻ mắc tự kỷ cho thấy những dấu hiệu về các vấn đề trong tương lai trong vài tháng đầu đời. Ở những người khác, các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến 24 tháng tuổi hoặc muộn hơn. Một số trẻ mắc tự kỷ dường như phát triển bình thường cho đến khoảng 18 đến 24 tháng tuổi và sau đó trẻ ngừng đạt được các kỹ năng mới hoặc mất đi các kỹ năng đã từng có. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 1/3 đến một nửa số cha mẹ có con mắc tự kỷ nhận thấy vấn đề trước sinh nhật đầu tiên của con họ và gần 80% –90% gặp vấn đề vào 24 tháng tuổi.

Điều quan trọng cần lưu ý là một số người không mắc tự kỷ cũng có thể có một số triệu chứng này. Nhưng đối với những người bị tự kỷ, những khiếm khuyết này khiến cuộc sống của họ trở nên rất khó khăn.

2. Dấu hiệu trẻ tự kỷ ở các độ tuổi khác nhau

2.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ dưới 12 tháng tuổi

Ở độ tuổi dưới 12 tháng, việc phát hiện các dấu hiệu của chứng tự kỷ bao gồm việc chú ý đến con bạn có đang đáp ứng các mốc phát triển hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bố mẹ cần chú ý:

  • Không thể hiện sự thích thú trên khuôn mặt.
  • Không giao tiếp bằng mắt, không cười và thậm chí có thể nhìn thẳng vào bạn.
  • Không phải lúc nào cũng phản ứng với âm thanh. Không trả lời khi trẻ được gọi bằng tên, không quay lại để xem nơi phát ra âm thanh hoặc không tỏ ra giật mình khi nghe thấy một tiếng động lớn. Trong các tình huống khác, thính giác của anh ta có vẻ bình thường.
  • Không thích được âu yếm hoặc người khác chạm vào người.
  • Không thể hiện sự quan tâm đến các trò chơi mà các trẻ khác thường chơi và thích thú.
  • Không nói bập bẹ hoặc có những dấu hiệu ban đầu của nói sớm.
  • Không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như đưa tay về phía bạn khi trẻ muốn được bế.
Vàng da sơ sinh
Trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ trên khuôn mặt

2.2 Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ mới biết đi từ 12 đến 24 tháng tuổi

  • Trẻ không sử dụng cử chỉ. Không lắc đầu để trả lời có hay không. Không vẫy tay chào tạm biệt hoặc chỉ vào những thứ mà trẻ muốn.
  • Trẻ không vào những đồ vật để thể hiện sự quan tâm đến thế giới xung quanh. Trong khi những trẻ khác ở giai đoạn 14 đến 16 tháng tuổi, hầu hết trẻ chỉ thu hút sự chú ý của bạn để chia sẻ điều gì đó mà trẻ quan tâm, chẳng hạn như con chó con hoặc đồ chơi mới.
  • Trẻ không sử dụng các từ đơn sau 16 tháng hoặc các cụm câu có hai từ sau 24 tháng.
  • Mất kỹ năng giao tiếp hoặc xã hội. Trước kia trẻ có thể bập bẹ hoặc nói được một vài từ hoặc tỏ ra quan tâm đến mọi người, nhưng đến giai đoạn này thì trẻ không có những hành vi này.
  • Dường như trẻ phớt lờ hoặc không chú đến những người xung quanh và trẻ chỉ ở trong thế giới của riêng của bản thân.
  • Đi bằng ngón chân hoặc trẻ không thể bước đi.

2.3 Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ từ 2 tuổi trở lên

  • Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có thể gặp khó khăn để bày tỏ nhu cầu của bản thân. Một số trẻ tự kỷ hoàn toàn không nói chuyện, trong khi những trẻ khác phát triển ngôn ngữ nhưng lại gặp khó khăn khi tham gia trò chuyện với người khác.
  • Có kiểu nói khác thường: Trẻ có thể nói ngắt quãng, bằng giọng the thé hoặc giọng đều đều. Trẻ có thể sử dụng các từ đơn thay cho một câu dài hoặc lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ. Trẻ có thể lặp lại cùng một câu hỏi.
  • Trẻ tự kỷ dường như không hiểu mọi người đang nói gì với mình. Trẻ có thể không trả lời khi được gọi bằng tên hoặc trẻ có thể không thể làm theo chỉ dẫn của người khác. Trẻ có thể cười, khóc hoặc la hét bất ngờ và không phù hợp với tình huống.
  • Tập trung hẹp vào một đối tượng, một điều gì đó về của đối tượng (như bánh xe trên ô tô đồ chơi) hoặc một chủ đề tại một thời điểm.
  • Hiếm khi trẻ bắt chước những gì bạn làm và không tham gia vào trò chơi đóng vai.
  • Trẻ tự kỷ thích chơi một mình: Trẻ có vẻ ít quan tâm đến những đứa trẻ khác và thường không chia sẻ đồ chơi hay chơi đuổi bắt với trẻ khác.
  • Thể hiện hành vi cứng nhắc: Có thể trẻ rất gắn bó với một thói quen nào đó và gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi. Ví dụ: Khi có sự thay đổi về lộ trình thông thường đi từ nhà trẻ về nhà, có thể khiến trẻ rơi vào tuyệt vọng hoặc khiến trẻ nổi cơn thịnh nộ. Trẻ đặc biệt chú ý tới những gì trẻ sẽ ăn và sẽ không ăn. Hoặc trẻ muốn thực hiện đúng các nguyên tắc hay cách thức ăn trong bữa ăn nhẹ và bữa chính.
  • Chơi với đồ vật hoặc đồ chơi theo những cách khác thường: Ví dụ: Trẻ dành nhiều thời gian để sắp xếp mọi thứ hoặc xếp chúng theo một thứ tự nhất định. Trẻ thích mở và đóng cửa lặp đi lặp lại nhiều lần. Hoặc trẻ trở nên rất bận rộn với việc liên tục nhấn nút trên đồ chơi hoặc quay các bánh xe của ô tô đồ chơi.
  • Tự gây thương tích, chẳng hạn như cắn hoặc tự đánh bản thân.
  • Thể hiện các hành động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vỗ cánh tay hoặc bàn tay của anh ấy.
  • Quá nhạy cảm với các loại kích thích: Trẻ có thể chống lại xúc giác, bị kích động bởi tiếng ồn, cực kỳ nhạy cảm với mùi hoặc từ chối ăn nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, trẻ có thể chỉ muốn mặc quần áo không có mác áo (tags) hoặc quần áo được làm bằng chất liệu nhất định.
  • Trẻ có thể phản ứng quá mức với một số loại đau và phản ứng chậm với những loại khác. Ví dụ, trẻ có thể bịt tai để chặn tiếng ồn lớn nhưng lại không nhận ra bản thân bị mất da do chấn thương ở đầu gối.
  • Trẻ có thể sợ hãi khi không cần thiết hoặc không sợ hãi khi có lý do mà thường khiến người khác phải sợ hãi. Ví dụ, trẻ có thể sợ một vật vô hại, như một quả bóng bay, nhưng lại không sợ độ cao.
  • Rối loạn giấc ngủ: Nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ khó đi vào giấc ngủ và thường xuyên thức dậy vào ban đêm hoặc dậy rất sớm.
  • Biểu hiện các vấn đề về hành vi: Trẻ có thể kháng cự, không hợp tác hoặc hoạt động quá mức, hiếu động, bốc đồng hoặc hung hăng.
Trẻ tự kỷ 1
Trẻ tự kỷ dường như không hiểu mọi người đang nói gì với mình

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan