Đau bụng quanh rốn ở trẻ: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác nguyên là trưởng khoa nhi bệnh viện 22.12 và trưởng khoa Nội nhi bệnh viện Tâm Trí Nha Trang, có nhiều năm kinh nghiệm Nhi khoa và Sơ sinh, đặc biệt về các bệnh lý hô hấp trẻ em.

Triệu chứng đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh nặng hơn như đông máu cục bộ, lồng ruột, đau ruột thừa,...

1. Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em

Sau đây là những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em:

1.1 Viêm dạ dày, ruột

Viêm dạ dày, ruột là tình trạng viêm đường tiêu hóa do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn, trẻ bị viêm dạ dày, ruột còn có những biểu hiện như sốt, tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa,...

Viêm dạ dày ruột do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em, thường không cần điều trị y tế vì các triệu chứng bệnh sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một biến chứng khác của viêm dạ dày, ruột là mất nước có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và bé cần được chăm sóc đặc biệt.

1.2 Viêm ruột thừa

Triệu chứng đau bụng dưới rốn ở trẻ em cũng có thể là biểu hiện điển hình của bệnh viêm ruột thừa. Ban đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện ở khu vực rốn, sau lan dần về phía dưới bên phải ổ bụng. Các triệu chứng khác đi kèm thường là đầy hơi, sốt, ăn không ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, cơn đau nặng hơn khi bé ho hoặc cử động.

Đau bụng ở trẻ em
Trẻ bị viêm ruột thừa có biểu hiện đau bụng dữ dội

Viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa của bé có thể bị vỡ, gây ra các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ.

1.3 Loét dạ dày

Loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, tiêu biểu là nhiễm khuẩn helicobacter pylori hoặc dùng các loại thuốc như ibuprofen, aspirin trong thời gian dài. Loét dạ dày thường có biểu hiện là đau bụng quanh rốn, cơn đau có thể lan tới xương ức, ợ hơi, ăn không ngon, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa,...

Khi trẻ bị loét dạ dày, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp nhất như sử dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn thụ thể histamin hoặc chất bảo vệ, ví dụ sucralfate.

1.4 Lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng một khúc ruột di chuyển vào lòng của khúc ruột khác. Biểu hiện của lồng ruột là: trẻ đau bụng, bỏ bú, da tím tái, khóc thét từng cơn, nôn ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng, có thể đại tiện ra máu,...

Đau bụng ở trẻ em
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là biểu hiện của lồng ruột

Trẻ bị lồng ruột sẽ được tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi vào ruột già với áp lực vừa phải dưới sự hướng dẫn của máy soi X-quang cho tới khi khối ruột lồng được tháo ra hoàn toàn.

Lồng ruột là tình trạng cần được cấp cứu ngay vì nếu không điều trị kịp thời, hai đoạn ruột sẽ lồng vào nhau sâu hơn, làm đoạn ruột lồng bị sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn, khiến ruột bị nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột,... Sau đó, dịch và chất thải trong lòng ruột sẽ bị phát tán vào trong ổ bụng, gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng nặng nề...

1.5 Tắc ruột non

Tắc ruột non là tình trạng một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ bị tắc nghẽn. Tình trạng này khiến thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa và nếu không điều trị bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Những nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột non ở trẻ nhỏ gồm: nhiễm trùng, có khối u trong đường tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột, mô sẹo từ lần phẫu thuật bụng trước đó,...

Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ em, nhiều bé còn có những biểu hiện như sốt, tăng nhịp tim, mất nước, ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, táo bón nặng.

Đau bụng ở trẻ em
Đau bụng, buồn nôn có thể là biểu hiện của tình trạng tắc ruột non ở trẻ

Giải nén ruột là một thủ thuật giúp làm giảm áp lực trong ruột được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

1.6 Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em gồm:

  • Viêm tụy cấp: Thường do viêm nhiễm, sử dụng một số loại thuốc nhất định. Triệu chứng của viêm tụy cấp là đau quanh rốn nhiều, buồn nôn, nôn mửa nhiều`, nhịp tim tăng cao,... Trẻ bị viêm tụy nhẹ thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, truyền dịch tĩnh mạch. Với trường hợp nặng hơn, bé phải nhập viện và tuân theo các phương pháp điều trị cần thiết.
  • Thoát vị rốn: Là hiện tượng mô bụng phình ra thông qua rốn. Khi mắc tình trạng này, bé sẽ bị đau bụng quanh rốn, sưng tấy,... Ở trẻ sơ sinh, hầu hết các trường hợp thoát vị rốn sẽ tự lành lại khi trẻ lên 2 tuổi. Số khác, bé có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn ngừa nguy cơ tắc ruột.
  • Phình động mạch chủ: là tình trạng gây ra bởi sự suy yếu hoặc phình ra của thành động mạch chủ, đe dọa tới tính mạng vì nếu động mạch chủ vỡ ra máu sẽ chảy vào nội tạng. Khi động mạch chủ bị phình lớn, trẻ sẽ bị đau bụng quanh rốn kèm theo các triệu chứng khó chịu như khó thở, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, ngất xỉu, yếu bất ngờ ở một bên cơ thể,...
  • Thiếu máu cục bộ: Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu bị gián đoạn, chủ yếu do máu đông hoặc tắc mạch. Nếu bị thiếu máu cục bộ, bé sẽ cảm thấy đau vùng quanh rốn, đi kèm với các triệu chứng như nhịp tim tăng cao, có máu trong phân,... Khi nghi ngờ trẻ mắc thiếu máu cục bộ, phụ huynh nên đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
Đau bụng ở trẻ em
Trẻ bị đau bụng quanh rốn do thiếu máu cục bộ

2. Nên làm gì khi trẻ bị đau bụng quanh rốn?

Khi trẻ bị đau bụng, đầu tiên cha mẹ cần trấn an, vỗ về cho bé nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường như sốt, vàng da, đau bụng dữ dội, có máu trong phân, sưng đau vùng bụng dưới, ói mửa không dứt,... và đưa bé tới bệnh viện.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

373.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan