Da trẻ sơ sinh không đều màu là do đâu?

Da trẻ sơ sinh không đều màu hay không hồng hào do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là nguyên nhân bệnh lý hoặc sinh lý. Vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc và nhận biết nhanh các dấu hiệu bất thường trên da trẻ để điều trị kịp thời.

1. Vấn đề về da không đều màu ở trẻ

Da trẻ sơ sinh không đều màu là điều rất bình thường, chỉ cần đợi hơn 6 tháng tuổi thì mới biết chính xác màu da của trẻ là trắng hay da đen. Da trẻ không hồng hào cũng là điều rất phổ biến có thể đến từ chủng tộc, tuổi, nhiệt độ cơ thể và thậm chí cả việc bé có đang quấy khóc hay không cũng ảnh hưởng đến màu da.

Ở trẻ hay gặp nhất đối với việc da không đều màu đó là vàng da sơ sinh. Đây có thể đó là dấu hiệu bình thường hoặc bất thường ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Có hai loại vàng da đó là:

  • Vàng da sinh lý: Do tích tụ Bilirubin chất màu vàng giải tỏa ra khi hồng cầu vỡ. Thường da sẽ đều màu, hồng hào sau khi bé được vài tuần tuổi. Hiện tượng này phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lượng tế bào hồng cầu cao của trẻ thường xuyên bị phá vỡ và được thay thế mới. Khi đó gan chưa đủ khả năng để đào thải kịp, vì vậy gây nên tình trạng vàng da. Khi trẻ đạt 2 tuần tuổi, gan phát triển đầy đủ hơn và xử lý được Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi.
  • Vàng da bệnh lý: Là biểu hiện từ một bệnh lý nào đó với dấu hiệu chính là vàng da xuất hiện, cộng thêm các triệu chứng bất thường như lừ đừ, không bú, co giật. Vàng da bệnh lý phải được chữa kịp thời để tránh khỏi các biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để biết chính xác con mình là vàng da sinh lý hay bệnh lý thì nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Ngoài ra, vàng da ở trẻ còn do sữa mẹ nhưng không đáng lo ngại, vì trẻ sẽ hết sau 6 tuần đến 3 tháng tuổi.

Da trẻ sơ sinh không đều màu
Da trẻ sơ sinh không đều màu là điều rất bình thường

Một số vấn đề khác khiến da trẻ sơ sinh không đều màu đó là:

  • Trẻ bị da không đều màu còn có thể do bớt bẩm sinh: Da có nhiều nốt ruồi, gặp ở một vùng cơ thể hoặc hầu hết toàn bộ cơ thể. Những loại này không thể cải thiện mà vẫn tồn tại mãi trên da của trẻ, trừ khi lớn lên được can thiệp thẩm mỹ.
  • Da bị mẩn đỏ dẫn tới việc da không đều màu, da trẻ không hồng hào: Mẩn đỏ, rôm sảy có thể do virus hay vi khuẩn như là bệnh ban đào, bệnh tinh hồng nhiệt, bệnh tay chân miệng, thủy đậu... Ngoài ra còn do trẻ bị dị ứng với lông chó mèo, bụi bặm, chất tẩy rửa, sữa tắm hay do mặc quần áo cho bé quá chật...
  • Da trẻ có mụn sữa, viêm da tiết bã có thể sẽ gặp trong những tháng đầu khi sinh và kéo dài đến 2 tuổi. Hiện tượng da trẻ sơ sinh không đều màu do mụn sữa hay viêm da tiết bã là bình thường và rất hay gặp, các bố mẹ có thể yên tâm, không cần quá lo lắng.

2. Phòng tránh vàng da sơ sinh cho thai nhi

Để phòng tránh vàng da sơ sinh cho thai nhi, các bậc phụ huynh cần:

  • Chăm sóc tinh thần và sức khỏe tốt khi mang thai, khám thai đầy đủ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý ở trong thai kỳ.
  • Phòng cho con ngủ phải có đủ ánh sáng giúp da trẻ khỏe khoắn, dễ quan sát bất thường ở da của trẻ.
  • Lựa chọn các loại sữa tắm, sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ cho bé, không chứa quá nhiều hương liệu.
  • Mặc quần áo rộng, thoải mái cho con, hút bụi xung quanh nơi con ở để tránh việc bị dị ứng với bụi bặm.
  • Điều trị các bệnh do virus, vi khuẩn dứt điểm, tránh việc tái đi tái lại dẫn đến tổn thương cho da và để lại sẹo.
  • Cho trẻ phơi nắng vào sáng sớm, tia nắng sẽ dịu mà không gắt, giúp tổng hợp vitamin D và giúp da bé chắc khỏe.
Trẻ bị da không đều màu
Trẻ bị da không đều màu còn có thể do bớt bẩm sinh

3. Phương pháp để điều trị trẻ bị vàng da bệnh lý

Cho trẻ phơi nắng vào sáng sớm, tia nắng dịu mà không gắt để giúp tổng hợp vitamin D và giúp da chắc khỏe ở bé.

Chiếu đèn là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến, đơn giản, an toàn và hiệu quả. Nguyên lý của chiếu đèn là tận dụng năng lượng từ ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, đào thải ra ngoài phân, nước tiểu. Trẻ sẽ được ở trần, được che kín mắt và bộ phận sinh dục khi tiến hành chiếu đèn, được quay trở mình để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.

Thay máu là biện pháp được áp dụng sau khi chiếu đèn không hiệu quả hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm. sẽ tùy vào các trường hợp trả khác nhau mà áp dụng các cách sao cho hợp lý nhất.

Tóm lại, ở trẻ sơ sinh thường gặp các hiện tượng sinh lý trong quá trình chăm sóc. Trong đó có các vấn đề về da như không đều màu, không hồng hào, da có bớt hay nổi mụn nước. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách nhận biết dấu hiệu bất thường trên da của bé để điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan