Cho bé ăn trái cây khi nào? Ăn thế nào cho đúng cách?

Trái cây rất tốt cho sức khỏe, không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ. Việc lựa chọn thời điểm ăn cũng vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng trong trái cây. Cho bé ăn trái cây khi nào và ăn như thế nào cho đúng cách?

Bạn có thể cho bé ăn thêm hoa quả mỗi ngày là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, khi cho trẻ em ăn trái cây cũng cần những lưu ý nhất định.

1. Cho bé ăn trái cây khi nào?

Trẻ nhỏ nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, còn non yếu, chưa sẵn sàng để tiếp nhận các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, ngay cả các loại trái cây dưới dạng sinh tố hay nước ép. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn trái cây khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi.

Nên cho trẻ ăn hoa quả sau bữa chính từ 30-45 phút, hoặc bạn cũng có thể tách thành một bữa, cho ăn cách bữa chính khoảng từ 2-3 tiếng. Bởi nếu bạn cho trẻ ăn trái cây ngay trước bữa ăn, bé sẽ no không chịu ăn thức ăn bữa chính. Còn nếu cho trẻ ăn ngay sau bữa ăn, thì một số chất trong hoa quả sẽ khiến bé khó tiêu, đầy bụng và có thể dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ.

Do trái cây thường có chứa hàm lượng fructose cao, nên tốt nhất là cho trẻ ăn vào buổi sáng sau một giấc ngủ dài ban đêm. Nếu trẻ ăn trái cây quá gần với thời gian đi ngủ, hàm lượng đường trong máu cao sẽ khiến giấc ngủ của trẻ bị rối loạn.

Trái cây dễ được tiêu hóa và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể, vì vậy bạn nên cho trẻ ăn nó trước khi bạn nạp năng lượng cho trẻ như ăn trước bữa sáng hoặc trước bữa trưa.

Sau khi trẻ ăn trái cây, chờ khoảng 1-2 giờ để cơ thể tiêu hóa hoàn toàn trước khi cho trẻ ăn các bữa chính. Cách này sẽ giúp trẻ có đủ thời gian tiêu hóa, để không cảm thấy chướng hơi, đầy bụng và dạ dày sẽ sẵn sàng nhận nguồn thực phẩm tiếp theo.

Không bao giờ cho trẻ ăn trái cây trong bữa ăn chính. Bạn không bao giờ nên ăn trái cây cùng với bất cứ loại thực phẩm nào. Mặc dù ăn sa-lát rau quả là tốt, tuy nhiên, nếu ăn chúng với quá nhiều thực phẩm khác có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này đúng với cả việc sử dụng sinh tố trái cây. Ngoài ra, bạn cũng không nên pha sữa với sinh tố.

Trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và carbohydrate lành mạnh giúp cơ thể thoải mái suốt cả ngày. Các loại hoa quả khác nhau có chứa những dưỡng chất khác nhau, như quả bơ chứa nhiều vitamin K, B5, B6 và E trong khi quả chuối chứa nhiều kali... Bằng việc cho trẻ ăn nhiều loại trái cây, cơ thể sẽ hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Trái cây cung cấp chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu hay ung thư. Hoa quả tốt hơn rất nhiều so với các món tráng miệng khác sau bữa ăn như bánh ngọt hay kem sau bữa ăn, bởi những loại thực phẩm này bổ sung nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch.

phân của bé ăn dặm
Cho bé ăn trái cây khi nào? Câu trả lời là nên cho bé ăn vào buổi sáng sau một giấc ngủ dài ban đêm.

2. Cho bé ăn trái cây như thế nào cho đúng cách?

  • Mới đầu, nên cho trẻ làm quen với hai loại quả bơchuối: Cho bé ăn trái cây đúng cách là cho bé ăn các loại trái cây theo đúng thứ tự. Trong 2 – 3 tuần ăn dặm đầu tiên, bạn cũng chỉ nên cho bé làm quen với hai loại quả là bơ và chuối, vì hai loại này bé dễ hấp thu, ít bị dị ứng. Tuần 4-5 ăn dặm trở đi (sau 6,5 tháng tuổi), bạn có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại hoa quả hơn như táo, dâu tây, xoài, thanh long... nhưng vẫn nên chọn các loại quả có vị ít ngọt.
  • Cho trẻ uống nước ép đúng cách: Nếu bạn muốn cho trẻ dùng nước ép thì phải có sự chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, không được tùy tiện cho bé uống nước ép trái cây. Bạn có thể cho bé uống nước ép trong bữa/sau bữa ăn chính, hoặc uống vào khoảng 3 tiếng trước bữa ăn chính, cũng không nên để trẻ uống nước ép suốt ngày.
  • Cách kết hợp các loại trái cây: Cho bé ăn trái cây đúng cách, bạn còn phải biết kết hợp các loại trái cây với nhau sao cho hợp lý để bé không thiên vị một vị và các vị giác ổn định, đồng thời giúp trẻ hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất từ trái cây.
    • Một số gợi ý kết hợp trái cây cho mẹ: Bơ và chuối; đu đủ và xoài; táo và chuối, lê; bơ cùng với táo/lê; ...
    • Một số loại quả không nên kết hợp với nhau như: Cam và cà rốt, ổi và chuối, lựu và mơ, đu đủ và chanh...
  • Mùa nào thức nấy: Trừ những loại trái cây có quanh năm ra, thì bạn nên cho trẻ ăn hoa quả đúng mùa, không nên cho bé ăn hoa quả trái mùa. Bởi những loại hoa quả trái mùa thường có khả năng chứa nhiều chất độc hại chẳng hạn như ngâm tẩm thuốc chín ép, thuốc bảo quản... hay lượng thuốc trừ sâu tồn dư trong cũng nhiều hơn so với những loại quả đúng mùa.
Cho bé ăn trái cây đúng cách
Cho bé ăn trái cây đúng cách, tức là bạn phải biết kết hợp các loại trái cây với nhau sao cho hợp lý

Trong một số trường hợp nếu trẻ có vấn đề về tiêu hóa thì nên thay đổi cách ăn trái cây để có được dinh dưỡng chuẩn,

Nếu hệ thống tiêu hóa của trẻ nhạy cảm, đường fructose phổ biến có trong các loại trái cây có thể bị khó tiêu hóa. Và nếu trái cây được ăn cùng hay gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong ruột, gây ra tình trạng chướng bụng. Trong trường hợp này bạn nên cho bé ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải cho trẻ ăn trước bữa ăn.

Nếu hệ thống tiêu hóa của trẻ yếu hoặc có bệnh, các chất xơ có trong trái cây cũng có thể gây ra tình trạng đầy hơi. Một lần nữa, bạn nên cho trẻ ăn các loại trái cây cách xa bữa ăn.

Trái cây rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ cũng như người lớn. Nhưng không phải lúc nào cũng cho trẻ ăn trái cây được. Việc ăn uống đúng thời điểm, đúng cách mới có thể mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

144.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan