Các vấn đề sức khỏe bé thường gặp trong 6-12 tháng đầu tiên sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thái Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Lần đầu tiên bé bị cảm, sốt hoặc đau bụng sẽ khiến cho bạn vô cùng lo lắng. Việc biết được các triệu chứng của một số bệnh thông thường ở trẻ và tìm hiểu cách đối phó với chúng có thể giúp bạn chăm con dễ dàng hơn.

1. Sự phát triển của trẻ 6-12 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ đã học được cách nhận biết người thân, chơi với đồ vật, tập nói bập bẹ, ngồi dậy, bò, đứng và bắt đầu chập chững tập đi. Cơ thể và bộ não của trẻ cũng đang dần phát triển hoàn thiện hơn về mọi mặt, bao gồm:

1.1 Về thể chất

  • Đã có thể tự mình ngồi dậy
  • Có thể tự mặc và cởi quần áo
  • Mọc răng
  • Giấc ngủ về đêm ổn định hơn
  • Duy trì kiểu ngủ cố định
  • Thường ngủ trưa 2 lần trong ngày
  • Có thể lăn lộn theo các hướng
  • Biết bò
  • Ban đầu trẻ biết nhặt đồ vật bằng cả bàn tay, sau đó chuyển sang sử dụng ngón tay trỏ và ngón cái
  • Đã biết vịn vào đồ vật hoặc tay của người khác để tự đứng dậy và bước đi
  • Tăng cân chậm hơn và thường tăng gấp 3 lần cân nặng sau khi sinh
mọc răng
Trẻ sẽ mọc răng sữa trong giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi

1.2 Về cảm xúc

Về mặt cảm xúc, trẻ đã biết:

  • Thể hiện sự sợ hãi hoặc lo lắng khi gặp người lạ
  • Thích ở gần bố mẹ nhiều hơn
  • Thể hiện niềm vui khi thấy bố mẹ
  • Biết tự làm dịu bản thân
  • Bắt đầu đọc cảm xúc của người khác

1.3 Về giao tiếp

Về mặt giao tiếp, trẻ đã có thể:

  • Thích các trò chơi như ú òa (peek-a-boo)
  • Thích ở gần mọi người, nhưng trở nên lo lắng khi tiếp xúc với người lạ
  • Khóc và bám lấy bạn khi bạn bắt đầu rời đi
  • Có mục đích nhất định khi chơi với đồ chơi

1.4 Về mặt nhận thức

Về mặt nhận thức, trẻ đã có thể:

  • Bập bẹ nhiều và sao chép âm thanh cũng như hành động của người khác
  • Tạo ra nhiều âm thanh khác nhau
  • Khám phá bằng cách cho mọi thứ vào miệng
  • Bắt đầu nhận ra từ hoặc các cụm từ đơn giản
  • Phấn khích khi nhìn thấy đồ ăn
  • Chỉ vào những thứ trẻ biết
  • Vỗ tay
Trẻ tập nói mama
Nhiều trẻ sẽ tập nói từ sớm khi được 12 tháng tuổi

2. Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ từ 6-12 tháng tuổi

2.1.Trẻ ho và hắt hơi

Trẻ thường ho hoặc hắt hơi để làm thông mũi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ bị cảm lạnh. Trên thực tế, rất hiếm trẻ sơ sinh bị cảm lạnh trong vòng 6 tuần đầu.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc ho hoặc thuốc trị cảm lạnh mà không có sự chỉ định của bác sĩ, bởi vì nhiều loại thuốc không kê đơn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ em dưới 6 tuổi.

2.2.Trẻ bị tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy thường xảy ra do nhiễm trùng, bệnh tật hoặc sự kích ứng. Khi bé bị tiêu chảy, phân thường chảy nước và có mùi hôi.

Đối với trẻ, tiêu chảy là một vấn đề nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho trẻ dễ bị ốm. Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Bạn nên bổ sung cho trẻ đầy đủ chất lỏng và các chất dinh dưỡng thiết yếu để trẻ sớm khỏi bệnh.

Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bạn nên cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ bị mất nước, bao gồm:

  • Giảm tần suất đi tiểu
  • Cơn khát tăng dần
  • Khóc không ra nước mắt
  • Khô da, miệng và lưỡi
  • Tim đập nhanh
  • Mắt trũng
  • Da xám
  • Thóp trũng
  • Cáu kỉnh hoặc cực kỳ buồn ngủ và khó đánh thức

2.3.Trẻ bị nôn mửa

Nôn mửa là một tình trạng phổ biến ở trẻ, thường được gây ra do virus hoặc vi khuẩn. Cũng giống như tiêu chảy, nôn mửa có thể dẫn đến mất nước ở trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu nôn không ngừng, hoặc bị mất nước, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

2.4. Sốt

Trẻ bị sốt hoặc thân nhiệt cao thường là do nhiễm trùng, trong đó nguồn lây nhiễm chính có thể là vi khuẩn hoặc virus. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi khi bị sốt cần phải đưa trẻ đi khám bệnh. Trong trường hợp trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên bị sốt, bạn có thể điều trị cho trẻ tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thông thường, nhiệt độ của cơ thể trẻ sẽ thay đổi trong ngày. Nhiệt độ thấp nhất là vào sáng sớm và cao nhất vào đầu giờ tối.

Nếu trẻ bị sốt, bạn tuyệt đối không cho trẻ sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc khác có axit acetylsalicylic (ASA). Việc cho trẻ sử dụng thuốc ASA có thể gây ra hội chứng Reye – một tình trạng nghiêm trọng gây tổn thương não và gan.

Khi bị sốt, trẻ thường có các biểu hiện cụ thể sau:

  • Nóng ở phía sau cổ, ngay cả khi đã cởi bớt quần áo
  • Không vui chơi như thường ngày
  • Cơ thể ốm yếu và buồn ngủ quá mức
  • Da đỏ bừng hoặc trông nhợt nhạt
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Khát nước thường xuyên

Một trong những cách phổ biến nhất để xác định được thân nhiệt của trẻ là đo nhiệt độ ở dưới nách. Tuy nhiên, cách cho kết quả chính xác nhất thường là đo nhiệt độ qua hậu môn (phương pháp đo trực tràng), nhưng điều này có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, hãy sử dụng loại nhiệt kế dễ đọc, chẳng hạn như đơn vị kỹ thuật số. Bạn có thể thực hiện đo thân nhiệt dưới nách cho bé theo cách sau đây:

  • Đặt đầu nhiệt kế vào giữa nách
  • Áp sát cánh tay trẻ với cơ thể, sau đó vỗ về và đánh lạc hướng trẻ
  • Nếu sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số, bạn sẽ nghe được tiếng bíp báo kết quả chỉ sau khoảng 1 phút. Với loại nhiệt kế thông thường, bạn nên đợi khoảng 5 phút, sau đó nhẹ nhàng tháo nhiệt kế ra khỏi cơ thể bé và đọc kết quả.
Trẻ 5 tháng tuổi sốt 38°C
Chăm sóc trẻ bị sốt đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức

2.5. Bệnh tưa miệng

Tưa miệng là một căn bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ. Nó thường gây ra một lớp phủ màu xám trắng ở trên lưỡi, bên trong má và nướu răng của trẻ.

Hầu hết trẻ không bị đau hoặc gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khi bị tưa miệng, tuy nhiên căn bệnh này có thể lây truyền sang mẹ khi cho con bú. Nếu con bạn bị tưa miệng, tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Chăm sóc sức khỏe và phòng chống thương tích cho trẻ

3.1.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là bước đệm quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ mang lại cho trẻ khởi đầu tốt nhất cho một cuộc sống lành mạnh, đồng thời giúp người mẹ cải thiện đáng kể được sức khỏe. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau đó có thể cho trẻ ăn thêm thức ăn đặc và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 12 tháng tuổi trở lên.

3.2. Ngăn ngừa thương tích ở trẻ sơ sinh

Thương tích là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật ở trẻ, đặc biệt là độ tuổi từ 6-12 tháng. Khi chăm sóc trẻ, bạn hãy cảnh giác với tất cả những thứ có thể vô tình làm tổn thương đến con, bao gồm:

  • Ngã
  • Chết đuối
  • Bỏng
  • Ngộ độc

Hầu hết các tai nạn này đều có thể phòng ngừa được. Mặc dù để trẻ tự do khám phá, chấp nhận rủi ro và thử những điều mới là những phần quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của chúng, nhưng điều quan trọng là cố gắng giảm số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của thương tích xuống nhằm đảm bảo an toàn cho bé.

Để phòng tránh các bệnh lý trẻ nhỏ dễ mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: qld.gov.au, healthyfamiliesbc.ca, healthyparentshealthychildren.ca

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan