Bé 11 tháng nặng 9kg có phải suy dinh dưỡng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ 11 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, bé 11 tháng nặng 9kg có đạt chuẩn không,... là những băn khoăn thường trực của nhiều phụ huynh. Theo tiêu chuẩn thì trẻ 11 tháng tuổi nặng 9kg là hoàn toàn bình thường, không nằm trong nhóm suy dinh dưỡng.

1. Chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ 11 tháng tuổi

Em bé 11 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm? Theo tiêu chuẩn, khi được 11 tháng tuổi, các bé trai sẽ nặng khoảng 8,4 - 10,5kg; bé gái nặng khoảng 8,7 - 9,9kg. Về chiều cao tiêu chuẩn, ở các bé trai 11 tháng tuổi là 74,1 - 81,5cm; bé gái 11 tháng tuổi là 72,8 - 80,3cm. Một trong những thay đổi lớn nhất khi bé được 11 tháng tuổi là bé dần mất đi vẻ ngoài mũm mĩm đáng yêu, các cơ bắp sẽ trở nên săn chắc hơn.

Như vậy, bé 11 tháng nặng 9kg là đạt mức tiêu chuẩn, kể cả với bé trai hoặc bé gái. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng nếu đang ở mức cân nặng này.

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 11 tháng tuổi

Bé 11 tháng nặng 9kg không bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần theo sát quá trình phát triển của bé và chú ý tới việc duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện. Một số lưu ý quan trọng phụ huynh cần nhớ gồm:

2.1 Thực phẩm phù hợp cho trẻ 11 tháng tuổi

  • Chế phẩm từ sữa: Cha mẹ có thể cho trẻ 11 tháng tuổi ăn thử các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa...
  • Trái cây: Sau 6 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được hầu hết các loại trái cây được nghiền mềm, cắt nhỏ. Cha mẹ có thể cho con ăn thử vài miếng cam hoặc quýt ngọt để biết bé có bị dị ứng với trái cây họ cam, quýt không.
  • Rau củ: Trẻ 11 tháng tuổi có thể ăn được hầu hết các loại rau. Tuy nhiên, với cà chua, cà rốt hoặc cần tây thì bạn chỉ nên cho trẻ ăn khi bé được hơn 1 tuổi.
  • Ngũ cốc: Bạn có thể chế biến các loại ngũ cốc thành các món ăn ngon miệng cho bé.
  • Chất đạm: Bé 11 tháng tuổi có thể ăn được hầu hết các loại thịt, cá. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn trứng sau khi bé được 1 tuổi.
Váng sữa
Ngoài vấn đề bé 11 tháng nặng 9kg, cha mẹ có thể bổ sung váng sữa cho bé giai đoạn này

2.2 Thực phẩm trẻ 11 tháng tuổi nên tránh

  • Đường: Ngoài vị ngọt tự nhiên của trái cây, trẻ không cần phải ăn thêm đường bởi đường có thể gây sâu răng. Vì vậy, bạn nên tránh cho trẻ ăn, uống các món có đường nhân tạo và nên hạn chế thêm đường vào thức ăn cho bé;
  • Muối: Loại gia vị này không tốt cho thận của trẻ 11 tháng tuổi. Do đó, cha mẹ không cần thêm muối vào đồ ăn của trẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ ăn bánh quy mặn, thịt nguội, khoai tây chiên...
  • Mật ong: Loại thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc cho trẻ 11 tháng tuổi bởi lúc này dạ dày của bé vẫn chưa đủ hoàn thiện để xử lý các thành phần có trong mật ong.

2.3 Chú ý lượng thức ăn và giấc ngủ của trẻ

Về lượng thức ăn, trẻ 11 tháng tuổi có thể ăn khoảng 50g thức ăn đặc, 3 - 4 lần/ngày, xen kẽ giữa 3 bữa chính. Đây là lượng thức ăn tối thiểu mà trẻ có thể ăn. Theo các chuyên gia, trong mỗi bữa ăn, cha mẹ nên sử dụng những loại thực phẩm khác nhau để cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ.

Về giấc ngủ, trẻ 11 tháng tuổi thường ngủ khoảng 13 - 14 tiếng/ngày và được phân chia thành 2 - 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày + 1 giấc ngủ dài vào ban đêm. Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ ngủ được ít nhất 2 giấc vào ban ngày.

Nếu bé 11 tháng nặng 9kg thì phụ huynh không cần lo lắng về nguy cơ suy dinh dưỡng vì cân nặng của trẻ vẫn nằm trong mức tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu trẻ có thói quen ăn uống không tốt, biếng ăn... thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn, có hướng can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, trẻ 11 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Fudplasma
    Công dụng thuốc Fudplasma

    Fudplasma được sử dụng phổ biến trong các trường hợp mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng sau phẫu thuật hay bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • pharextra
    Công dụng thuốc Pharextra

    Pharextra là thuốc không kê đơn, được đóng gói dạng hộp 10 vỉ x 10 viên. Trước khi sử dụng thuốc Pharextra, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là ...

    Đọc thêm
  • Trivimaxi
    Công dụng thuốc Trivimaxi

    Thuốc Trivimaxi chứa các thành phần vitamin B1, B6, B12, đem lại công dụng cao trong bổ sung các vitamin-khoáng chất và phục hồi sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời thuốc được ứng dụng hỗ trợ điều ...

    Đọc thêm
  • Buminate
    Công dụng thuốc Buminate

    Buminate là dịch truyền chứa Albumin người. Do đó thuốc thường được sử dụng cho những bệnh nhân có tình trạng giảm albumin máu hoặc giảm thể tích tuần hoàn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy thuốc Buminate có ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Mabaxil
    Công dụng thuốc Mabaxil

    Thuốc Mabaxil thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin, có tác dụng điều trị bệnh loãng xương do thận, còi xương do kháng với vitamin D kèm theo triệu chứng giảm phosphat huyết,... Thuốc Mabaxil là loại thuốc được sử ...

    Đọc thêm