10 lời khuyên hữu hiệu để đối phó với một đứa trẻ nghịch ngợm

“Làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm” là thắc mắc cần giải đáp của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trẻ em chính là tấm gương phản chiếu hành vi của bạn, vì vậy hãy đảm bảo rằng hành vi của bạn là lý tưởng để trẻ noi theo. Đừng quá khắt khe với trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ trở nên nghịch ngợm và lo lắng vì không hiểu được cảm xúc cũng như sự mong đợi của bạn.

1. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng trẻ quá nghịch ngợm

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hành vi nghịch ngợm ở trẻ:

  • Phát triển trí não cũng có thể khiến trẻ nghịch quá mức

Trong lúc thất vọng vì trẻ nghịch quá mức, chúng ta thường quên rằng não bộ của trẻ nhỏ vẫn đang phát triển. Các kỹ năng như tự điều chỉnh sẽ phát triển ở trẻ sau những nỗ lực cẩn thận và nhất quán của cha mẹ.

Vì vậy, nếu trẻ không nghe lời cảnh báo của bạn và nổi cơn thịnh nộ hoặc không nghe lời bạn, có thể là do vùng não liên quan đến khả năng tự kiểm soát của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Sự kiên nhẫn và nỗ lực nhất quán là điều cần thiết từ phía bạn.

  • Tác động vật lý cũng có thể khiến trẻ nghịch quá mức

Tình trạng đói, khát, thiếu ngủ hoặc bị ốm đau có thể ảnh hưởng đến người lớn theo nhiều cách và khiến họ trở nên cáu kỉnh. Đối với trẻ em, những tác động này sẽ gây ra các kích thích gấp đôi so với người lớn. Vì vậy, nếu trẻ đang mệt mỏi hoặc đói, trẻ có xu hướng hoạt động tích cực hơn và đó là một hệ quả tất yếu.

  • Mất cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi là nguyên nhân khiến trẻ quá nghịch ngợm

Điều quan trọng là cần giữ cho cơ thể và tâm trí của trẻ hoạt động, nhưng phải được cân bằng với việc nghỉ ngơi hợp lý. Đôi khi trẻ cảm thấy căng thẳng do bị kích thích quá mức (có thể là do giao lưu hoặc hoạt động thể chất), hành vi của trẻ có thể thay đổi. Khi trẻ có sự cân bằng tốt giữa hoạt động và nghỉ ngơi trong cuộc sống, hành vi này sẽ giảm bớt.

  • Trẻ muốn được tự lập

Là cha mẹ, bạn muốn trẻ tự lập nhưng có thể khó chịu khi trẻ thực sự cố gắng làm mọi việc một mình. Vì vậy, khi trẻ còn bướng bỉnh trong việc chọn trang phục cho riêng mình và cuối cùng đến trường khi mặc một cái gì đó kỳ dị thì nên cố gắng, kiên nhẫn. Hãy hiểu rằng, dù quyết định đó có vẻ ngớ ngẩn hay sai lầm đến đâu, bé vẫn đang học cách tự lập.

  • Cảm xúc choáng ngợp có thể khiến trẻ nghịch quá mức

Những cảm xúc mạnh mẽ như sợ hãi, buồn bã hoặc thất vọng có thể ảnh hưởng đến trẻ em, vì chúng không quen và không có cơ chế phát triển để đối phó với những cảm xúc đó khi còn nhỏ. Vì vậy, khi trẻ bị choáng ngợp, trẻ có thể nổi cơn thịnh nộ, la hét, khóc lóc hoặc tỏ ra khó khăn.

Vậy bạn nên làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm? Trong trường hợp này, nếu trẻ lên cơn hoặc la hét, khóc thì bạn phải hỗ trợ và dạy trẻ cách đối phó với cảm xúc của mình. Đừng quát trẻ trong những trường hợp như vậy, hãy nói chuyện với giọng điệu nhẹ nhàng và đồng đều.

  • Nhu cầu đốt cháy năng lượng của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ nghịch quá mức

Trẻ em thường có rất nhiều năng lượng mà chúng cần để đốt cháy. Trẻ liên tục cần hoạt động thể chất như đạp xe đạp, chạy hoặc chơi bên ngoài. Vì vậy, nếu trẻ đang bồn chồn và hoạt động vào thời điểm cần phải đi ngủ trưa thì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ cần đốt cháy một phần năng lượng.

Làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh
Làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh
  • Không nhất quán

Mỗi gia đình đều có những quy tắc cơ bản nhất định dành cho trẻ em mà chúng phải tuân thủ. Nếu trẻ không có quy tắc nào để tuân theo hoặc bạn khoan dung với những quy tắc đã đặt ra cho trẻ thì chúng có thể sẽ bực bội và có những hành động ngỗ ngược.

Vì vậy, hãy nhất quán khi đặt ra các quy tắc kỷ luật cho trẻ. Trẻ sẽ phản hồi và cư xử tốt hơn khi biết những gì được mong đợi ở trẻ.

  • Tâm trạng của bạn cũng có thể khiến trẻ nghịch quá mức

Con người đều bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của những người xung quanh. Vì vậy, nếu bạn thể hiện hành vi tiêu cực hoặc tức giận đối với trẻ, trẻ có thể phản ánh hành vi tương tự. Nếu bạn bình tĩnh và kiên nhẫn ở xung quanh trẻ, trẻ sẽ thể hiện điều tương tự xung quanh bạn.

  • Thích chơi cũng là một nguyên nhân trẻ quá nghịch ngợm

Nếu trẻ giấu giày trước khi bạn đi chơi hoặc giấu chìa khóa xe, đó là vì bé vốn có tính thích chơi đùa, đặc biệt là với cha mẹ. Đây là dấu hiệu của hành vi tìm kiếm sự chú ý và muốn bạn dành thời gian cho chúng.

  • Đặc điểm khác nhau cũng tác động đến sự nghịch ngợm của trẻ

Mỗi người đều có những phẩm chất, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Một số người có động lực và tập trung, trong khi những người khác có lòng trắc ẩn. Điều này cũng đúng với trẻ em và điều đó có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng. Điều quan trọng là bạn phải biết điểm mạnh của chúng khi muốn đối phó với hành vi nghịch ngợm đó.

2. Trẻ quá nghịch ngợm sẽ ảnh hưởng đến cha mẹ như thế nào?

Cha mẹ có thể cảm thấy vô cùng khó chịu khi quản lý hành vi nghịch ngợm của trẻ. Nhưng đôi khi chính cách cư xử của cha mẹ lại sinh ra hành vi nghịch ngợm của trẻ. Trẻ quá nghịch có thể khiến cha mẹ cảm thấy:

3. Làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm?

Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể đối phó với những đứa trẻ nghịch ngợm:

  • Đặt ra giới hạn cho trẻ

Đừng chấp nhận tất cả những gì trẻ muốn. Thay vào đó, bạn hãy đặt ra giới hạn và không cho trẻ hoàn toàn quyết định những gì trẻ cần và không cần. Hãy kiên quyết nhưng nhẹ nhàng nếu trẻ nổi cơn tam bành, sau đó nói với trẻ rằng sẽ không đạt được điều mình muốn với những hành vi như vậy.

  • Hãy nhất quán

Đừng đối xử khác biệt với trẻ mỗi ngày. Nếu một ngày bạn cứng rắn với trẻ và khoan dung vào ngày hôm sau, bé sẽ không coi trọng bạn.

Ví dụ, nếu một ngày bạn không cho phép trẻ xem TV lâu và ngày hôm sau bạn để trẻ xem tất cả những gì trẻ muốn chỉ vì bạn bận và muốn trẻ giữ im lặng, nó sẽ gửi một thông điệp hỗn hợp đến đứa trẻ. Vì vậy, bạn cần nhất quán trong việc thiết lập và tuân theo các quy tắc.

Đối với trẻ quá nghịch thì cha mẹ đừng chấp nhận tất cả những gì trẻ muốn
Đối với trẻ quá nghịch thì cha mẹ đừng chấp nhận tất cả những gì trẻ muốn
  • Cho trẻ một chút tự lập

Đừng ra lệnh cho mọi điều cuối cùng trẻ phải làm. Thay vào đó bạn hãy tạo cho trẻ sự tự lập nhỏ trong việc tự chọn quần áo hoặc quyết định xem trẻ muốn uống sữa như thế nào.

  • Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị

Xem phim hoạt hình liên tục, không giới hạn về số lượng và thời gian có thể làm tăng kích động ở trẻ, khiến trẻ quá phấn khích và dễ có hành vi nghịch ngợm quá mức. Vì vậy, hãy đặt giới hạn về thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử như TV hoặc chơi trò chơi trên máy tính.

  • Trẻ cần biết xác định hậu quả hành động của trẻ

Trong trường hợp trẻ 4 tuổi quá nghịch bạn hãy cho trẻ biết về hậu quả của hành vi nghịch ngợm đó. Thông thường, trẻ từ 3-4 tuổi đã có thể hiểu về hậu quả gây ra. Trẻ cần biết rằng, trẻ sẽ gặp rắc rối nếu nổi cơn thịnh nộ hoặc la hét mà không có lý do.

  • Bình tĩnh khi đối mặt với cơn giận dữ

Nếu trẻ khóc liên tục trong một thời gian dài, bạn có thể dễ dàng nhượng bộ những yêu cầu của trẻ. Nhưng đừng đáp ứng yêu cầu của trẻ mỗi khi trẻ khóc hoặc la lên, vì điều đó sẽ chỉ làm trẻ hư hỏng về lâu dài.

Bé sẽ nghĩ rằng bằng cách khóc hoặc la hét thì có thể nhận được bất cứ thứ gì mình muốn, vì vậy hãy học cách phớt lờ tiếng khóc của bé. Bé sẽ tự ngừng khóc.

  • Chú ý đến trẻ

Đôi khi trẻ nghịch quá mức chỉ vì chúng muốn cha mẹ chú ý. Vậy trong trường hợp này, bạn nên làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm? Theo đó, điều bạn nên làm là học cách lắng nghe trẻ, hỏi trẻ tại sao lại hành động như vậy. Trẻ sẽ phản ứng tốt với hành vi ân cần của bạn.

  • Đừng la hét với trẻ

Bạn không được mất bình tĩnh và quát lại trẻ, điều này sẽ phản tác dụng vì nó sẽ khiến trẻ ngừng nổi cơn thịnh nộ trong thời gian này, nhưng sau đó trẻ cũng sẽ học cách la hét và làm như vậy trong tương lai.

  • Đừng giận trẻ

Khi bạn đang có tâm trạng tồi tệ và trẻ cư xử không đúng mực, đừng trút bỏ những cảm xúc tiêu cực của bạn lên trẻ. Nếu bạn quát trẻ khi chúng không có lỗi, trẻ sẽ giận bạn và có thể cư xử sai.

Bạn cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn xử lý tình huống. Trẻ dễ bị gây ấn tượng với hành vi điềm tĩnh của bạn và sẽ học được cách giữ bình tĩnh trong những lúc tức giận.

  • Đặt một thói quen thông thường

Khi trẻ được nghỉ học, hãy lập thời gian biểu đều đặn cho trẻ. Điều đó sẽ tạo ra thói quen trong cuộc sống. Thiết lập một thói quen ngủ và ăn uống cố định cho trẻ.

Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu hành vi của bạn, vì vậy hãy đảm bảo rằng hành vi của bạn là lý tưởng để trẻ noi theo. Đừng quá khắt khe với trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ trở nên nghịch ngợm và lo lắng vì không hiểu được cảm xúc cũng như sự mong đợi của bạn. Rõ ràng và minh bạch với trẻ sẽ giúp bạn đảm bảo rằng trẻ không có hành động nghịch ngợm mọi lúc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com, brightside.me

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan