Rêu biển có tác dụng gì?

Hiện nay rêu biển đang được sử dụng trong đời sống với nhiều công dụng cho sức khỏe như hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường ruột hoặc làm đẹp da... Cùng tìm hiểu về lợi ích sức khỏe cũng như các lưu ý khi sử dụng rêu biển qua bài viết dưới đây.

1. Rêu biển là gì?

  • Rêu biển có tên khoa học là Chondrus Crispus, là một loại tảo biển. Nó phát triển ở vùng biển dọc theo bờ biển Đại Tây Dương (chủ yếu là giữa Bắc Mỹ và Châu Âu);
  • Rêu biển là loại thực vật ăn được tương tự như các loại rong biển, tảo và các loại rau lá biển;
  • Rêu biển phát triển với nhiều màu sắc như xanh lá cây, tím, vàng, đỏ, nâu và đen;
  • Các giống rêu biển phổ biến nhất mọc ở vùng nước ấm hơn thường có màu đỏ và được gọi là rêu Ailen.
  • Rêu biển chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Rêu biển tự nhiên chứa ít Calo, chất béo và đường, đồng thời chứa một lượng nhỏ Protein thực vật. 20g rêu biển Ireland sống chứa các chất dinh dưỡng sau: 10g Calo, 0,5g đạm, 3g carbs, 0,5g chất xơ, 1% Canxi, 7% Magie, 2% Phospho, 4% Kẽm và 3% Đồng;
  • Giống như các loại rau biển khác, rêu biển cũng là một nguồn cung cấp I - Ốt tự nhiên tốt – vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tuyến giáp;
  • Rêu biển đỏ chứa nhiều chất Oxy hóa – hợp chất giúp bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa gây bệnh.

2. Rêu biển có tác dụng gì?

Hiện nay, rêu biển chủ yếu được sử dụng như một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Rêu biển được sử dụng như một thành phần của chất bổ sung bảo vệ sức khỏe kết hợp với nghệ, rễ cây ngưu bàng giúp tăng cường sức khỏe tổng hợp, đặc biệt là khả năng miễn dịch, tiêu hóa, tuyến giáp và sức khỏe khớp.

Từ lâu rêu biển đã được sử dụng như 1 chất làm đặc thực phẩm. Chúng là nguồn carrageenan tự nhiên duy nhất được sử dụng trong các loại thực phẩm như phô mai, kem, thậm chí là sữa bột ở trẻ em...

Một số tác dụng của rêu biển có thể kể đến như sau:

  • Hỗ trợ sức khỏe chức năng tuyến giáp: Rêu biển chứa hàm lượng I - ốt cao, vi chất dinh dưỡng cần thiết trong hỗ trợ sức khỏe chức năng tuyến giáp;
  • Tăng cường chức năng miễn dịch: Một nghiên cứu khoa học được thực hiện trên cá hồi cho thấy bổ sung rêu biển giúp cải thiện khả năng điều hòa miễn dịch và đáp ứng miễn dịch. Tuy vậy tác dụng này của rêu biển cần được nghiên cứu thêm;
  • Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa: Rêu biển là nguồn cung cấp vi khuẩn sống và chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh và cải thiện chức năng đường tiêu hóa;
  • Hỗ trợ giảm cân: Rêu biển và vi tảo giàu chất xơ, điều này giúp người có nhu cầu giảm cân cảm thấy no lâu, ngăn ngừa cảm giác thèm ăn nhiều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một hợp chất trong rong biển có tên là Fucoxanthin có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo ở chuột;
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rêu biển có tác dụng làm giảm LDL – Cholesterol máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch;
  • Quản lý lượng đường trong máu: Một nghiên cứu khoa học cho thấy hợp chất Fucoxanthin trong rêu biển có tác dụng làm giảm lượng đường cao trong máu. Một nghiên cứu khác cho thấy hợp chất Alginate trong rêu biển giúp ngăn chặn nguy cơ tăng cao đột biến lượng đường trong máu;
  • Lợi ích cho khả năng sinh sản: Từ lâu người ta đã sử dụng rêu biển như một phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh được lợi ích này của rêu biển.

3. Nhược điểm của rêu biển

  • Một trong những nhược điểm của rêu biển là không có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện về lợi ích và thành phần dinh dưỡng của chúng;
  • Cũng như rong biển, giá trị dinh dưỡng của rêu biển có thể rất khác nhau nên rất khó để xác định thành phần chính xác của từng loại rêu biển. Phần lớn hàm lượng vi chất dinh dưỡng và axit béo của rêu biển phụ thuộc vào môi trường phát triển của chúng;
  • Mặc dù rêu biển là nguồn cung cấp I - ốt dồi dào nhưng hàm lượng I - ốt trong rêu biển và các loại rong biển rất khác nhau. Điều này khiến người tiêu dùng có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều I - ốt và tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe như suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém;
  • Sử dụng rêu biển cũng có thể đi kèm với nguy cơ tiêu thụ kim loại nặng, vì rêu biển được biết là hấp thụ và lưu trữ kim loại nặng. Tuy nhiên nguy cơ độc tính là rất thấp. Một nghiên cứu khoa học đã kiểm tra mức độ của 20 kim loại nặng trong 8 loại rêu biển từ các vùng biển quanh Châu Âu và Châu Á. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng lượng kim loại nặng không gây rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhìn chung, bạn nên sử dụng rêu biển ở mức độ phù hợp.

Rêu biển có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều rêu biển hoặc dùng không hợp lý cũng mang lại nhiều tác động xấu đối với sức khỏe. Hi vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về tác dụng, ưu và nhược điểm của rêu biển.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

714 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan