Dinh dưỡng cho người phẫu thuật tụy

Sau phẫu thuật tụy thường sẽ gây ra một số rối loạn chức năng của cơ thể. Do đó, bệnh nhân mổ tụy ăn gì để hồi phục sức khỏe cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thứ phát kèm theo là điều cần được quan tâm.

1. Tuyến tụy là gì?

Tụy là một cơ quan nội tạng trong cơ thể, có chức năng nội tiết và ngoại tiết.

Chức năng nội tiết là tụy tiết ra hoocmon insulin đổ vào máu. Chức năng ngoại tiết là tụy tiết ra các loại enzym như enzym lipase đổ vào khúc hai tá tràng. Khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tụy sẽ gây rối loạn chức năng nội tiết và ngoại tiết. Hay nói cách khác là giảm chức năng nội tiết và ngoại tiết của tụy.

2. Điều gì xảy ra sau khi cắt tụy?

Tụy là một cơ quan có chức năng quan trọng tham gia vào nhiều hoạt động như tiêu hóa và điều hòa đường huyết. Do đó, sau phẫu thuật tụy thường sẽ gây ra một số rối loạn chức năng của cơ thể như:

  • Rối loạn chức năng nội tiết

Tụy tiết ra hoocmon insulin đổ vào máu. Khi cắt một phần hoặc toàn bộ tụy sẽ làm giảm nhu mô tụy. Chính điều này làm cho tụy giảm tiết insulin. Insulin tham gia điều hòa đường huyết trong cơ thể. Khi lượng insulin giảm sẽ dẫn đến nguy cơ đái tháo đường ở người cắt tụy.

Tùy vào phần tụy còn lại sau phẫu thuật có thể đánh giá được nguy cơ bị tiểu đường. Lượng tụy còn lại lớn thì khả năng bị tiểu đường thấp hơn khi nhu mô tụy ít.

  • Rối loạn chức năng ngoại tiết.

Tụy tiết ra enzym tiêu hóa lipase đổ vào khúc hai tá tràng. Lipase có chức năng thủy phân lipid đã bị nhũ tương hóa bởi muối mật. Khi phẫu thuật tụy, khả năng tiết lipase của tụy giảm đi, do đó khả năng tiêu hóa lipid của cơ thể cũng giảm.

Bệnh nhân thường bị tiêu chảy. Điều này là do lipid đưa vào cơ thể không được tiêu hóa, hấp thu nên được thải ra ngoài qua phân. Ngoài ra, khi lượng lipid giảm cũng làm giảm nhu động ruột, vì vậy mà dẫn đến tiêu chảy.

Do đó, bệnh nhân mổ tụy ăn gì để hồi phục sức khỏe cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thứ phát kèm theo là rất quan trọng.

phẫu thuật tụy
Sau mổ tụy ăn gì là thắc mắc của nhiều người.

3. Sau mổ tụy ăn gì để nhanh hồi phục?

Bệnh nhân sau mổ tụy rất dễ mắc một số bệnh kèm theo như tiểu đường, tiêu chảy, do đó cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Giai đoạn đầu (1-2 ngày sau mổ tụy):

  • Giai đoạn này thường bệnh nhân chưa ăn được, dinh dưỡng cho bệnh nhân thường qua tĩnh mạch. Khi bệnh nhân trung tiện trở lại thì có thể cho ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo, sữa. Cho bệnh nhân ăn mỗi bữa một ít và chia làm nhiều bữa. Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước, nếu xuất hiện tượng chướng bụng nhiều thì không cho dùng nữa.
  • Có thể truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân cắt tụy bằng các dung dịch bù nước và điện giải. Cung cấp glucid để đảm bảo đủ calo cho người bệnh. Ngoài ra, cần giảm lượng protein cho cơ thể.
  • Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn sớm ngay khi trung tiện trở lại. Cùng với đó là giảm nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Việc cho ăn sớm rất tốt, tăng cường sức đề kháng và hệ tiêu hóa sớm phục hồi. Nếu không cho người bệnh ăn sớm sẽ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột, hoại tử tế bào ruột. Điều này rất nguy hiểm.

Giai đoạn tiếp theo (1-2 tuần sau phẫu thuật tụy):

  • Giai đoạn này người bệnh đã có thể ăn được đồ ăn cứng hơn. Cần cung dưỡng chất và calo cho người bệnh. Mỗi bữa không cho người bệnh ăn quá nhiều và chia làm 6 đến 8 bữa một ngày.
  • Nên cho bệnh nhân sau phẫu thuật tụy ăn các loại thức ăn tươi sống, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó có thể bổ sung năng lượng cho bệnh nhân bằng sữa bột thích hợp.

Giai đoạn hồi phục (2 tuần sau phẫu thuật tụy):

  • Cho bệnh nhân ăn nhiều bữa một ngày, lượng thức ăn mỗi bữa cũng giảm đi vì hệ tiêu hóa của người bệnh vẫn chưa hồi phục, chưa thể hoạt động như bình thường. Cần hạn chế đồ ăn chứa mỡ có nguồn gốc từ động vật, thay vào đó là duy trì dầu thực vật cho bệnh nhân.
  • Thức ăn cần được chế biến ở dạng lỏng, mềm, có thể xay nhuyễn cho bệnh nhân. Thực hiện ăn chậm nhai kỹ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Không sử dụng đồ ăn quá ngọt như nước ép hoa quả, bánh kẹo, nước giải khát.
  • Tăng cường các thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan cao như táo, chuối, dâu tây, súp lơ, cà rốt, đậu bắp, khoai lang, yến mạch, đậu đỗ... Ngoài ra, có thể bổ xung chất xơ hòa tan dạng đóng gói. Cùng với đó là hạn chế các loại thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan như rau nhiều xơ, cam, quýt, bưởi...
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
  • Bệnh nhân phẫu thuật cắt tụy nên bổ sung thêm enzyme cho cơ thể, vì sau cắt tụy lượng enzym mà cơ thể tạo ra sẽ bị giảm đi. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm các loại men tụy vào đơn thuốc cho người bệnh.
Sau phẫu thuật tụy người bệnh cần ăn thức ăn mềm lỏng
Mổ tụy ăn gì để hồi phục sức khỏe là điều rất quan trọng.

4. Những loại thực phẩm nên tránh cho bệnh nhân ung thư tụy

  • Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán làm tăng nguy cơ bị ung thư nói chung và ung thư tụy nói riêng. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh như đầy hơi, tiêu chảy.
  • Rượu là đồ uống không tốt cho sức khỏe. Việc tiêu thụ nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy nói riêng và ảnh hưởng đến sức khỏe nói riêng. Ngoài ra, rượu còn làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của bạn.
  • Đường và carbohydrate tinh chế.

Như vậy, bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tụy cần có chế độ dinh dưỡng riêng, hợp lý. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm các chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan