Dinh dưỡng: Các thuật ngữ và định nghĩa

Muốn xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho sức khoẻ thì trước hết bạn cần tìm hiểu rõ về các định nghĩa cơ bản của một số thuật ngữ dinh dưỡng phổ biến. Thông qua những thuật ngữ sẽ giúp bạn xác định được trong thực phẩm có chứa những thành phần nào, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân.

1. Lượng calo

Lượng calo được liệt kê trên nhãn thực phẩm giúp bạn biết được có bao nhiêu calo trong một khẩu phần ăn. Thực tế, ngay cả những gói nhỏ thực phẩm cũng có chứa lượng calo nhiều hơn một khẩu phần ăn thông thường.

2. Carbohydrate

Carbohydrate hay còn được gọi là đường hoặc tinh bột, thường có trong các loại thực phẩm như mì ống, bánh mì, rau, trái cây, đậu hoặc sữa và được cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng chính. Thông thường, carbohydrate sẽ cung cấp khoảng 4 calo trong một gram.

3. Cholesterol

Cholesterol là 1 nhân tố rất quan trọng trong việc xây dựng hormone và các màng tế bào. Cơ thể chúng ta có khả năng tạo ra hầu hết lượng cholesterol cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm nguồn cholesterol cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm. Hiện nay, cholesterol đã được các nhà sản xuất liệt kê dưới thông tin chất béo trên nhãn dinh dưỡng.

4. Giá trị dinh dưỡng hàng ngày (Daily Value)

Đây là một thuật ngữ dinh dưỡng quan trọng khác mà bạn nên biết. Giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV) là tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng nhất định của 1 loại thực phẩm, được xác định dựa trên chế độ ăn 2.000 calo.

Thông qua giá trị dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn biết được sự đóng góp của thực phẩm trong chế độ ăn uống của mình. Nhìn chung, 8% DV thường được coi là tốt nhất.

5. Chất xơ

Chất xơ là phần thức ăn thực vật mà chúng ta không thể tiêu hoá được. Thông thường, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt...

Khoa học dinh dưỡng đã chứng minh, chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, đồng thời góp phần làm giảm mức cholesterol và giữ cho vóc dáng cân đối. Thực tế cho thấy, bạn sẽ cần ít nhất 25 – 38 gam chất xơ mỗi ngày. Thực phẩm được coi là chứa nhiều chất xơ khi nó cung cấp ít nhất 5 gram cho mỗi khẩu phần.


Khoa học dinh dưỡng đã chứng minh rằng chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn
Khoa học dinh dưỡng đã chứng minh rằng chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn

6. Thực phẩm được “làm giàu”

Thực phẩm được “làm giàu” thường bổ sung dinh dưỡng thay thế cho những chất bị mất đi trong quá trình chế biến. Chẳng hạn, vitamin B trong lúa mì bị mất đi khi chúng được chế biến thành bột mì trắng, vì vậy các nhà sản xuất sẽ bổ sung thêm chất dinh dưỡng này trở lại cho thực phẩm.

7. Thực phẩm tăng cường

Thực phẩm tăng cường chính là khi được bổ sung các chất dinh dưỡng mà ban đầu nó không có. Chẳng hạn, sữa được tăng cường vitamin D – 1 chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn.

8. Si-rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS)

Si-rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS) là 1 chất làm ngọt, thường được sử dụng để thay thế cho đường trong quá trình sản xuất thực phẩm.

9. Hydro hoá

Theo khoa học dinh dưỡng thì quá trình hydro hóa biến chất béo lỏng (như dầu thực vật) thành chất béo bán rắn có cấu trúc ổn định hơn (chẳng hạn như bơ thực vật). Hiện nay, hầu hết các loại dầu chỉ được hydro hóa 1 phần, tạo ra chất béo chuyển hóa có hại cho sức khoẻ và có thể làm tăng mức cholesterol trong máu.

10. Lecithin

Lecithin thường được thêm vào sôcôla, các sản phẩm làm bánh và mỹ phẩm. Nó được sử dụng làm chất pha loãng, chất nhũ hoá hoặc chất bảo quản thực phẩm. Các loại thực phẩm có chứa lecithin tự nhiên bao gồm đậu nành, cá và lòng đỏ trứng.


Hiểu các thuật ngữ dinh dưỡng phổ biến để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh
Hiểu các thuật ngữ dinh dưỡng phổ biến để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh

11. Tinh bột biến tính

Tinh bột biến tính được chiết xuất từ khoai tây, ngô, lúa mì và các loại tinh bột khác. Chúng thường được sử dụng để làm chất ổn định, chất làm đặc hoặc chất thay thế chất béo trong thực phẩm, ví dụ như nước sốt, hỗn hợp tráng miệng hoặc bánh kẹo.

12. Bột ngọt (MSG)

Bột ngọt (MSG) có tác dụng như một chất điều vị, tương tự như muối. Mặc dù một số người có thể gặp phải các phản ứng nhẹ sau khi tiêu thụ bột ngọt, tuy nhiên FDA đã công nhận bột ngọt là an toàn khi ăn ở mức độ bình thường.

13. Chất béo không bão hòa đơn

Chất béo không bão hòa đơn là một thuật ngữ dinh dưỡng khác được đề cập đến trong các nhãn thực phẩm. Chất béo không bão hoà đơn là một loại chất béo lành mạnh, có chủ yếu trong các loại quả, dầu ô liu hoặc quả bơ.

Khi được sử dụng để thay thế cho chất béo bão hoà, chế độ ăn nhiều chất béo không bão hoà đơn có thể giúp bạn làm giảm mức cholesterol xấu trong máu. Hầu hết các chất béo trong chế độ ăn uống của bạn đều là chất béo không bão hoà đơn và không bão hoà đa. Đa số các chất béo đều chứa 9 calo trong mỗi gram.

14. Chất béo không bão hòa đa

Đây là một chất dinh dưỡng lành mạnh được tìm thấy chủ yếu trong các loại thực phẩm như cá hồi, quả óc chó và dầu đậu nành. Chất béo không bão hoà đa cung cấp cho chế độ ăn uống của bạn những axit béo thiết yếu như omega – 3 và omega – 6.

15. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa được tạo ra khi chất béo lỏng được hydro hóa thành chất béo rắn hơn (chẳng hạn như bơ thực vật và mỡ trừu (shortening)). Nhìn chung, chất béo chuyển hóa thường có liên quan đến việc làm tăng mức cholesterol xấu LDL trong máu, từ đó dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Tốt nhất, bạn nên tiêu thụ lượng chất béo chuyển hóa càng thấp càng tốt.


Chất béo không bão hòa đa một chất dinh dưỡng lành mạnh
Chất béo không bão hòa đa một chất dinh dưỡng lành mạnh

16. Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa thường ở dạng rắn khi ở nhiệt độ phòng, có chủ yếu trong các sản phẩm động vật như sữa, thịt hoặc một số sản phẩm từ thực vật như dầu dừa. Loại chất béo này thường được sử dụng trong thực phẩm để ngăn ngừa tình trạng ôi thiu và mất mùi vị. Đây cũng là loại chất béo mà bạn nên hạn chế tiêu thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

17. Khẩu phần ăn

Thuật ngữ dinh dưỡng này giúp bạn xác định được số calo và lượng của từng chất dinh dưỡng trong 1 khẩu phần thực phẩm được khuyến nghị.

18. Kali

Chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự sống của cơ thể, giúp duy trì mức huyết áp bình thường, cũng như các chức năng của tim và thận. Kali có nhiều trong muối, khoai tây, các loại hạt và sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ khoảng 4.700 miligam kali mỗi ngày.

19. Natri

Natri (muối) là một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho các dây thần kinh và sự phát triển của cơ bắp trong cơ thể. Hầu hết con người đều tiêu thụ dư thừa muối trong chế độ ăn uống của mình, thường đến từ các thực phẩm chế biến sắn. Do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn thực phẩm để giúp duy trì lượng natri ở mức 2.300 miligam mỗi ngày hoặc ít hơn. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến các vấn đề như tăng huyết áp hoặc ảnh hưởng đến thận.

20. Đường

Đường được ghi trên nhãn dinh dưỡng thường là các loại đường bổ sung hoặc đường tự nhiên. Đường bổ sung bao gồm glucose, sucrose, siro ngô và siro phong. Đường tự nhiên thường bao gồm đường fructose trong trái cây và đường lactose trong sữa.


Đường được ghi trên nhãn dinh dưỡng thường là các loại đường bổ sung hoặc đường tự nhiên
Đường được ghi trên nhãn dinh dưỡng thường là các loại đường bổ sung hoặc đường tự nhiên

21. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt thường bao gồm cám, mầm giàu chất dinh dưỡng và nội nhũ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn so với ngũ cốc trắng đã qua chế biến. Việc ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn làm giảm đáng kể được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tóm lại, việc tìm hiểu và biết được các thuật ngữ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Giúp mỗi người có thể chủ động lựa chọn thực phẩm với những thành phần dinh dưỡng phù hợp với bản thân, góp phần bảo vệ sức khỏe luôn an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe