Bột protein cho trẻ em có an toàn không?

Bột protein có thể hấp dẫn đối với những người kén ăn, bởi vì chúng rất dễ xay thành sinh tố cùng với trái cây. Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ em, loại bột này không cần thiết và có thể gây hại nếu sử dụng quá nhiều. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về loại thực phẩm này.

1. Bột protein và sức khỏe của trẻ em

Nhiều trẻ em có cung cấp đủ hàm lượng protein theo nhu cầu khuyến nghị thông qua chế độ ăn uống bình thường và không cần bột protein bổ sung. Hiện nay, đối với sản phẩm bột protein vẫn có thiếu rất nhiều bằng chứng về những lợi ích mà nó có thể mang lại cho sức khỏe của trẻ em.

Các nhà nghiên cứu phân tích tổng hợp và đánh giá các bằng chứng hiện có về tác dụng của việc bổ sung bột protein cho trẻ em mắc các bệnh mãn tính, có thể kể đến như bệnh xơ nang ung thư ở trẻ em. Do những đối tượng trẻ em này thường không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với nguyên do nhân biến ăn hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng nên cần thực hiện bổ sung bột protein cho trẻ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng bột protein có thể không dẫn đến cải thiện đáng kể về cân nặng, chiều cao hoặc tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý đến những phát hiện này có thể không áp dụng cho trẻ khỏe mạnh. Thiếu hụt protein thường không phổ biến trẻ em khỏe mạnh và không cần bổ sung thêm protein.

Các nhà nghiên cứu đằng sau bài đánh giá khuyên bạn nên sử dụng bột protein một cách thận trọng cho đến khi nghiên cứu chất lượng cao hơn khám phá ra tác dụng của nó.

2. Hàm lượng bột protein bổ sung cho trẻ em

Hàm lượng protein sử dụng cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên cần mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động và giới tính của họ. Theo hướng dẫn chế độ ăn từ Bộ Nông nghiệp khuyến cáo trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nên bổ sung lượng protein theo từng độ tuổi:

  • 1 - 3 tuổi: Bổ sung 13 gam bột protein
  • 4 - 8 tuổi: Bổ sung 19 gam bột protein
  • 9 - 13 tuổi: Bổ sung 34 gam bột protein
  • 14 - 18 tuổi (nữ): Bổ sung 46 gam bột protein
  • 14 - 18 tuổi (nam): Bổ sung 52 gam bột protein
Bột protein
Bột protein không cải thiện đáng kể chiều cao, cân nặng của trẻ

3. Thành phần bên trong của bột protein

Bạn có thể sử dụng protein toàn phần từ thực phẩm tự nhiên chẳng hạn như cá, trứng và các nguồn thực vật, chẳng hạn như đậu. Nếu trẻ không thể nhận đủ protein nhu cầu khuyến nghị theo cách này, bạn hãy thảo luận về việc bổ sung protein với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa.

Bột protein thường chứa thành phần protein từ các nguồn thực vật hoặc sữa. Những ví dụ bao gồm:

  • Whey protein, đến từ sữa
  • Protein đậu
  • Protein gạo lứt

Bạn cần lưu ý bột protein không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) quản lý, và chúng có thể chứa một loạt các thành phần bổ sung, có thể bổ dưỡng, chẳng hạn như vitamin và khoáng chất, hoặc ít có lợi cho sức khỏe hơn, chẳng hạn như đường.

Nếu bác sĩ đồng ý rằng bột protein cần thiết bổ sung cho trẻ, thì bạn hãy tìm loại có chứa lượng protein thích hợp, bao gồm độ tuổi, nhu cầu khuyến nghị...

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm khi lựa chọn các sản phẩm: Không chứa đường bổ sung; không chứa liều lượng cao vitamin, khoáng chất hoặc các chất dinh dưỡng khác; chứa càng ít thành phần càng tốt.

4. Các loại bột protein

Nhiều người cho rằng bột protein dành cho người lớn tốt cho trẻ em nhưng thực tế không phải vậy. Bột protein dành cho người lớn sẽ được tối ưu hoá cho đối tượng này đồng thời hàm lượng có thể có quá nhiều protein hoặc calo, có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn ở trẻ em. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một loại bột, thì bạn hãy ghi nhớ những mẹo sau:

Kiểm tra mức protein

Bạn cần kiểm tra hàm lượng protein trong các loại thực phẩm bột bổ sung này để tránh cho trẻ ăn nhiều protein hơn mức cơ thể chúng có thể xử lý hàng ngày.

Ngay cả khi bạn tập trung vào các loại bột protein “thân thiện với trẻ em”, bạn hãy luôn kiểm tra tổng lượng protein mà nó hứa hẹn cung cấp và đảm bảo rằng hàm lượng protein không vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày mà con bạn nên nhận được.

Càng đơn giản càng chất lượng

Mặc dù đó không phải sự đảm bảo, nhưng càng ít thành phần được liệt kê trên bột protein, bạn càng có thể tự tin rằng nó không chứa các chất phụ gia đáng ngờ. Chẳng hạn: Nếu bạn muốn sử dụng whey protein, bạn hãy tìm các tùy chọn liệt kê whey protein cô đặc là thành phần duy nhất.

Tránh đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo

Nhằm đảm bảo sức khỏe khi sử dụng chất bổ sung nên giảm thiểu nguy cơ gây ra các tình trạng sức khỏe khác bằng cách tránh các loại bột có đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo.

Tìm nhãn GMP

GMP viết tắt của “thực hành sản xuất tốt”. Tìm thấy bột có nhãn này có nghĩa sản phẩm được sản xuất tại một cơ sở tuân thủ các thực hành tốt nhất cho ngành công nghiệp bổ sung, nhà sản xuất có thể sẽ liệt kê tất cả các thành phần để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt.

5. Rủi ro khi sử dụng bột protein

Nghiên cứu về rủi ro của việc sử dụng bột protein được thực hiện cho thấy rằng những người trưởng thành nạp quá nhiều protein từ thực phẩm và chất bổ sung trong thời gian dài có thể xảy ra nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe cao hơn, chẳng hạn như:

Ngoài ra, các nghiên cứu đánh giá cũng kết luận rằng bột protein có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như:

  • Thay thế thức ăn thông thường của trẻ
  • Ngăn cản sự phát triển của trẻ cũng như các hành vi ăn uống lành mạnh
  • Tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của thể chất, chẳng hạn như đầy hơi hoặc tiêu chảy

Ngoài ra, dư thừa protein có thể gây ra các vấn đề trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nhìn chung, khi sử dụng các sản phẩm bổ sung cần đảm bảo chế độ ăn của trẻ không chứa quá nhiều protein khi cung cấp cho trẻ.

Tác dụng phụ bột protein
Đầy hơi, tiêu chảy là tác dụng phụ có thể gặp cho trẻ sử dụng bột protein

6. Các nguồn protein khác có từ thực phẩm

Có nhiều nguồn protein từ thực phẩm, chẳng hạn như:

  • Thịt, cũng chứa vitamin B12, sắt và kẽm
  • Cá nhiều dầu, có nhiều axit béo omega-3
  • Trứng, có chứa vitamin D và choline
  • Một số sản phẩm từ sữa, có chứa canxi
  • Đậu đỗ các loại chẳng hạn như: Đậu Hà Lan và đậu lăng, có nhiều chất xơ
  • Bơ hạt chứa vitamin E
  • Một số loại rau, chẳng hạn như: Bông cải xanh, cải xoăn
  • Hạt quinoa, thành phần hạt có chứa tất cả các axit amin thiết yếu cho cơ thể

Nếu một đứa trẻ bị hạn chế về chế độ ăn hoặc chỉ là một đứa trẻ kén ăn, cha mẹ hoặc người chăm sóc thường có thể thay đổi hoặc thay đổi nguồn protein của chúng.

Người ăn chay và người ăn chay trường

Trẻ em mà ăn theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay có thể nhận được protein từ các nguồn thực vật, chẳng hạn như: Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng; đậu xanh; đậu phụ và sữa đậu nành; hạt hoặc bơ hạt; quinoa, gạo hoang dã hoặc gạo lứt

Ngoài ra, một số người có thể ăn trứng và các loại sữa giàu protein, chẳng hạn như pho mát để cung cấp đủ hàm lượng protein cần thiết.

Không dung nạp lactose

Trẻ không có khả năng dung nạp lactose có thể dung nạp một lượng nhỏ sữa. Tuy nhiên những người không dung nạp lactose có thể nhận được protein từ các nguồn giống như những người ăn thuần chay.

Sữa đậu nành chứa hàm lượng chứa một lượng protein đáng kể, nhưng các loại sữa thay thế không phải sữa khác, chẳng hạn như sữa hạnh nhân hoặc sữa hạt điều, thường không chứa nhiều protein.

Người kén ăn

Bạn có thể áp dụng việc thực hiện hoán đổi thức ăn cách tốt để tăng lượng protein trong chế độ ăn của trẻ.

  • Sữa chua ngọt hoặc món tráng miệng cùng với sữa chua Hy Lạp
  • Khoai tây chiên hoặc bánh quy cho đậu gà nướng hoặc bơ hạt chấm với pho mát

Hầu hết trẻ em khỏe mạnh đều không nhất thiết bổ sung protein. Hàm lượng protein trong cơ thể quá nhiều có thể gây hại và không có bằng chứng nào cho thấy bột protein giúp trẻ phát triển. Nếu bạn lo lắng về dinh dưỡng, sự tăng trưởng hoặc cân nặng của trẻ nên trao đổi với bác sĩ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: healthline.com, parents.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan