Astaxanthin, Omega 3, Vitamin D3, các loại vitamin nhóm B nên bổ sung loại nào cho cơ thể?

Hỏi

Chào dược sĩ. Em năm nay 23 tuổi. Em thấy nhiều sách báo nói rằng bổ sung thực phẩm chức năng với người trưởng thành là tương đối cần thiết, khi mà có nhiều chất cơ thể không tự tổng hợp được. Em có tìm hiểu về một số loại thực phẩm chức năng bổ sung astaxanthin, omega 3, vitamin D3, các loại vitamin nhóm B nhưng không dám tự ý mua uống mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Vậy em muốn nhờ dược sĩ tư vấn giúp em Astaxanthin, Omega 3, Vitamin D3, các loại vitamin nhóm B nên bổ sung loại nào cho cơ thể và liều lượng cần đủ là bao nhiêu? Nếu bổ sung thừa thì có vấn đề gì không, có gây tác dụng phụ gì không ạ? Có gây nóng trong hay rối loạn không? Em cảm ơn dược sĩ ạ!

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn. Dược sĩ xin giải đáp câu hỏi: “Astaxanthin, Omega 3, Vitamin D3, các loại vitamin nhóm B nên bổ sung loại nào cho cơ thể??” của bạn như sau:

Astaxanthin

Astaxanthin là một sắc tố màu đỏ thuộc nhóm các chất hóa học có tên là các carotenoid. Nó có trong tự nhiên ở một số loài tảo và tạo nên màu đỏ ở cá hồi, tôm hùm, tôm và các hải sản khác.

Trong số các carotenoid, astaxanthin hiện là chất chống oxy hóa mạnh nhất hiện nay. Tuy nhiên không giống với các carotenoid khác, astaxanthin không hoạt động như một chất có khả năng oxy hóa.

Cho đến nay, astaxanthin đã được dùng trong điều trị bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, đột quỵ, tăng cholesterol máu, các bệnh về mắt trong đó có thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, phòng ngừa ung thư.

Nó cũng được dùng trong các hội chứng chuyển hóa, đây là một trong các tình trạng làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường. Nó cũng được dùng để cải thiện việc luyện tập, làm giảm tổn thương cơ, đau cơ sau luyện tập.

Astaxanthin dùng ngoài da để bảo vệ da khỏi cháy nắng, làm giảm nếp nhăn. Astaxanthin cũng được cho là có tác dụng tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đủ bằng chứng để đánh giá hiệu quả của astaxanthin trong cách sử dụng trên.

Astaxanthin có vẻ an toàn khi được tiêu thụ ở lượng có trong thực phẩm. Astaxanthin có thể an toàn khi được dùng ở dạng thực phẩm chức năng. Astaxanthin đã được dùng an toàn ở liều 4-40mg mỗi ngày trong 12 tháng. Nó cũng được dùng an toàn khi kết hợp với các carotenoids, các vitamin và khoáng chất ở liều 4mg/ngày trong 12 tháng. Liều hợp lý của astaxanthin phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, sức khỏe và các tình trạng khác của người sử dụng. Cho đến này, hiện không có đủ thông tin có tính khoa học để xác định khoảng liều phù hợp của astaxanthin.

Hãy luôn nhớ là các thực phẩm chức năng không phải lúc nào cũng an toàn và liều lượng là vô cùng quan trọng. Hãy chắc chắn rằng tuân theo hướng dẫn sử dụng của từng sản phẩm và tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Tác dụng phụ của astaxanthin có thể gồm tăng nhu động ruột và phân có màu đỏ. Liều cao astaxanthin có thể gây đau bụng.

Astaxanthin
Astaxanthin là một sắc tố màu đỏ thuộc nhóm các chất hóa học có tên là các carotenoid.

Omega 3

Omega 3 là acid béo cần thiết cho cơ thể không tự tổng hợp và tạo ra omega 3 được vì vậy cách duy nhất để tạo ra axit béo chính là bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3. Có 3 loại axit béo omega 3 phổ biến nhất đó là Eicosapentaenoic axit (EPA), Docosahexaenoic ( DHA) và Alpha lipoic acid (ALA).

Omega 3 được dùng trong các trường hợp sau:

Kết hợp với chế độ ăn uống để làm giảm nồng độ triglyceride ở những người tăng triglyceride máu (triglyceride máu ≥ 500mg/dL): 2 g x 2 lần/ngày hoặc 4 g x 1 lần/ngày (tùy chế phẩm)

Giảm nguy cơ tim mạch ở người tăng nhẹ triglyceride máu: liều dùng 2g x 2 lần/ngày

Bổ sung cho chế độ ăn hằng ngày cho bệnh nhân có nguy cơ sớm của bệnh tim mạch vành

Một số cảnh báo và thận trọng khi dùng omega 3 gồm có:

  • Chảy máu: nguy cơ chảy máu tang khi có dùng đồng thời với các thuốc kháng đông/ chống kết tập tiểu cầu. Kéo dài thời gian chảy máu
  • Men gan tăng
  • Có thể gây tăng nồng độ LDL
  • Rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ cần phải nhập viện có thể xảy ra. Gia tăng nguy cơ ở người có tiền sử rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ và trong vòng 2-3 tháng đầu dùng omega 3.

Vitamin D3

Vitamin D3 hay còn có tên gọi khác là cholecalciferol.

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (Recommended Dietary Allowance - RDA) cho vitamin D như sau:

  • 0 – 12 tháng tuổi: Dùng đủ 10 mcg/ngày (400 đơn vị/ngày)
  • 1 – 70 tuổi: 15 mcg/ngày (600 đơn vị/ngày)
  • > 70 tuổi: 20 mcg/ngày (800 đơn vị/ngày)
  • Phụ nữ có thai/ cho con bú: 15 mcg/ngày (600 đơn vị/ngày)

Vitamin D có trong lòng đỏ trứng, cá, sữa đã làm giàu (có bổ sung các chất dinh dưỡng). Vitamin D cũng được tổng hợp qua da khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Vitamin D3 được dùng trong một số trường hợp sau:

  • Bổ sung cho chế độ ăn ở những người không được cung cấp vitamin D đủ từ chế độ ăn.
  • Phòng ngừa loãng xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu calci nên thường dùng kèm với
  • calci trong phòng ngừa loãng xương. Liều khuyến nghị từ 800 – 1000 đơn vị/ngày qua chế độ ăn và/hoặc uống bổ sung.
  • Điều trị thiếu hụt vitamin D

Khi dùng quá liều vitamin D có thể gây ngộ độc vitamin D với những triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, mất cảm giác ngon miệng, táo bón, mất nước, mệt mỏi, kích thích, lú lẫn, giảm cân. Tác động của vitamin D có thể kéo dài trên 2 tháng sau khi ngưng dùng vitamin D.

Các vitamin nhóm B

Vitamin B complex gồm 8 vitamin nhóm B sau:

  • B-1 (thiamine)
  • B-2 (riboflavin)
  • B-3 (niacin)
  • B-5 (pantothenic acid)
  • B6 (pyridoxine)
  • B-7 (biotin)
  • B-9 (folic acid)
  • B12 (cobalamin)
Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 (cobalamin)

Các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt và khỏe mạnh. Các vitamin nhóm B có tác động trực tiếp đến mức năng lượng, hoạt động chức năng của não và chuyển hóa của tế bào. Các vitamin nhóm B giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp hỗ trợ hoặc thúc đẩy:

  • Sức khỏe tế bào
  • Tăng trưởng hồng cầu
  • Mức năng lượng
  • Thị lực tốt
  • Hoạt động chức năng não khỏe mạnh
  • Tiêu hóa tốt
  • Ăn ngon miệng
  • Chức năng thần kinh
  • Sản xuất các hormone và cholesterol
  • Sức khỏe tim mạch
  • Trương lực cơ

Bạn cần bao nhiêu các vitamin nhóm B?

Nhu cầu hằng ngày được khuyến nghị cho từng vitamin nhóm B rất khác nhau.

Người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai có nhu cầu các vitamin nhóm B cao hơn. Một số tình trạng bệnh có thể cản trở việc hấp thu các vitamin nhóm B của cơ thể. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin cụ thể về nhu cầu các vitamin nhóm B của từng trường hợp.

Bổ sung các vitamin nhóm B có cần thiết?

Hầu hết mọi người có thể cung cấp đủ các vitamin nhóm B cho cơ thể qua chế độ ăn. Chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để cơ thể nhận đủ các vitamin này.

Bạn không nên dùng các dạng thuốc uống bổ sung trừ khi bác sĩ xác nhận rằng bạn bị thiếu hụt các vitamin nhóm B hay một vitamin B cụ thể. Bạn có thể cần dùng các sản phẩm bổ sung nếu bạn:

  • Từ 50 tuổi trở lên
  • Đang mang thai
  • Mắc một bệnh mạn tính nào đó
  • Đang ăn chay

Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân theo các hướng dẫn của từng loại sản phẩm, Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về liều lượng, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Dược sĩ Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • nguoi-lon-co-can-bo-sung-vitamin-d-1
    Làm thế nào để xác định liều lượng vitamin D phù hợp với trẻ?

    Bổ sung vitamin D đúng cách và đầy đủ cho trẻ là biện pháp giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Trẻ ở các nhóm tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau ...

    Đọc thêm
  • Vitamin D
    Có cần bổ sung vitamin D cho trẻ trên 1 tuổi?

    Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương của trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch. Do đó, vitamin D thường được bác sĩ chỉ định khi bắt đầu chào đời, vậy có ...

    Đọc thêm
  • supvid3
    Công dụng thuốc Supvid3

    Thuốc Supvid3 được bào chế dưới dạng dung dịch uống, có thành phần chính là vitamin D3. Thuốc được sử dụng để phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin D.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Doritona
    Công dụng thuốc Doritona

    Thuốc Doritona được chỉ định bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong các trường hợp sau: Người bệnh chán ăn, thể chất yếu, loạn dưỡng, mệt mỏi, stress, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con ...

    Đọc thêm
  • Ometadol
    Công dụng thuốc Ometadol

    Thuốc Ometadol có thành phần chính là Alfacalcidol 0,25mcg thuộc nhóm vitamin và khoáng chất. Thuốc được chỉ định trong những bệnh lý gây ra bởi rối loạn chuyển hóa canxi dẫn đến giảm sự tổng hợp nội sinh 125- ...

    Đọc thêm