Bệnh lậu ủ bệnh và phát triển như thế nào?

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thời gian ủ bệnh ngắn và phát triển nhanh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lậu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân.

1. Bệnh lậu là gì?

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Lậu cầu khuẩn là một loại vi khuẩn có thể phát triển nhanh ở nơi ấm, ẩm của đường sinh dục, bao gồm cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng ở nữ giới, ở niệu đạo của nam giới và nữ giới. Ngoài ra, vi khuẩn lậu cũng có thể phát triển trong miệng, họng, mắt và hậu môn. Đây là bệnh lây nhiễm phổ biến, đặc biệt ở nam, nữ trong độ tuổi từ 15 - 24.

Bệnh lậu lây truyền qua đường quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng với người mắc bệnh. Thai phụ mắc bệnh lậu cũng có thể truyền bệnh cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Người đã được điều trị bệnh lậu vẫn có thể bị tái nhiễm nếu họ quan hệ tình dục không an toàn với người đang mắc bệnh.

Bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở cả nam và nữ. Cụ thể, ở nữ giới, bệnh lậu không được điều trị có thể gây viêm vùng chậu với các biến chứng như hình thành mô sẹo làm tắc ống dẫn trứng, thai ngoài tử cung, vô sinh, đau bụng/đau vùng chậu kéo dài,...

Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây đau trong các ống nối với tinh hoàn, viêm mào tinh, dẫn tới vô sinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể lan vào máu hoặc khớp, đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh lậu nếu không được điều trị còn làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV/AIDS.

Mắc bệnh lậu dễ sinh non
Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

2. Thời gian ủ bệnh lậu

Thời gian ủ bệnh lậu được tính từ thời điểm bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu cho tới khi các triệu chứng biểu hiện rõ ra bên ngoài. Thông thường, bệnh lậu có thời gian ủ bệnh khá ngắn, trong 2 - 5 ngày, dao động trong khoảng 1 - 14 ngày. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào những yếu tố như: Sức khỏe tổng quát của người bệnh và độ mạnh - yếu của vi khuẩn. với những người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch yếu thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn và ngược lại.

Trong thời gian ủ bệnh lậu, bệnh nhân chưa có triệu chứng biểu hiện bệnh lậu và có thể lây truyền vi khuẩn lậu cho người khỏe mạnh. Cũng trong thời gian này, vi khuẩn lậu có thể tấn công đến các cơ quan khác như niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng và cổ họng.

3. Bệnh lậu phát triển như thế nào?

3.1 Các giai đoạn phát triển của bệnh lậu

  • Giai đoạn 1: Vi khuẩn gây bệnh lậu xâm nhập vào niệu đạo. Sau 36 tiếng, vi khuẩn tấn công mạnh vào bên trong cơ thể và bắt đầu phát triển
  • Giai đoạn 2: Vi khuẩn lậu bắt đầu phát triển
  • Giai đoạn 3: Các triệu chứng đầu tiên của bệnh bắt đầu xuất hiện

Ở nam giới và nữ giới, sự phát triển và triệu chứng biểu hiện của bệnh lậu khác nhau. Cụ thể là:

3.2 Sự phát triển bệnh lậu ở nam giới

  • Sự phát triển của bệnh: Thời gian ủ bệnh 3 - 5 ngày. Do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần nữ giới nên ở giai đoạn cấp tính, biểu hiện lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ.
  • Biểu hiện: Viêm niệu đạo do lậu với triệu chứng mủ chảy ra từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu xanh, trắng hoặc vàng đặc, tiểu buốt, có thể kèm theo tiểu dắt. Với bệnh nhân viêm toàn bộ niệu đạo sẽ có biểu hiện tiểu dắt, tiểu buốt, đi kèm sốt và mệt mỏi;
  • Biến chứng: Viêm mào tinh hoàn, thường bị một bên với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau kèm sốt. Nếu viêm mào tinh hoàn 2 bên có thể gây vô sinh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có nguy cơ viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh.

3.3 Sự phát triển bệnh lậu ở nữ giới

  • Sự phát triển của bệnh: Ở điều kiện sinh lý bình thường, niệu đạo của nữ giới tương đối ngắn so với nam giới, chỉ dài khoảng 3cm, có nhiều tuyến quanh niệu đạo thích hợp cho lậu cầu khuẩn ẩn náu. Sau khi lậu cầu khuẩn xâm nhập cơ thể thông qua niệu đạo, chúng gây viêm tại chỗ niêm mạc đường tiết niệu, kéo theo bạch cầu đa nhân đến để thực bào, trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, thoát ra ngoài theo đường nước tiểu, màu trắng hoặc vàng nên gọi là tiểu ra mủ. Phần lớn phụ nữ bị lậu không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí có trên 50% trường hợp không có triệu chứng nên nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh lậu, dễ lây nhiễm cho người khác. Số khác có triệu chứng khá nhẹ, dễ bị nhầm là nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang.
  • Biểu hiện: Viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo do lậu gây tiểu buốt, chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt, chảy mủ từ trong niệu đạo hoặc từ cổ tử cung màu xanh hoặc vàng đặc, nhiều, có mùi hôi. Bệnh nhân còn bị đau khi giao hợp và đau bụng dưới, khi khám thấy cổ tử cung đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu, chảy mủ từ ống cổ tử cung, có thể thấy niệu đạo đỏ, chảy mủ hoặc có dịch đục.
  • Biến chứng: Gây viêm tuyến Skène, tuyến Bartholin, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng và viêm hố chậu, có thể gây thai ngoài tử cung, vô sinh, viêm trực tràng, hậu môn,...

3.4 Sự phát triển bệnh lậu ở trẻ em

Vì lậu là bệnh mắc phải chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn nên nó hiếm khi ảnh hưởng tới trẻ em. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh lậu có thể bị mắc bệnh viêm kết mạc có mủ (ophthalmia neonatorum) - là bệnh nhiễm trùng màng lót trên bề mặt mắt và mí mắt. Sau khi sinh 2 - 21 ngày, mắt trẻ sẽ bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, trẻ có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

Khi gặp các biểu hiện bất thường ở đường sinh dục như tiết dịch, đau buốt khi đi tiểu, đau họng,... bệnh nhân nên đi khám ngay lập tức vì đó là những triệu chứng cảnh báo bệnh lậu và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Sau khi được chẩn đoán chính xác, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị theo đúng phác đồ phù hợp. Đặc biệt, khi đã được xác định mắc bệnh lậu, người bệnh nên tránh quan hệ tình dục cho tới khi điều trị bệnh dứt điểm để giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh cho những người khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Vinmec dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

82.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cefovidi
    Công dụng thuốc Cefovidi

    Thuốc Cefovidi nằm trong nhóm thuốc kháng sinh. Với thành phần là Cefotaxime, thuốc Cefovidi được dùng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và dự phòng nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật.

    Đọc thêm
  • Oralphaces
    Công dụng thuốc Oralphaces

    Oralphaces có công dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm. Trước khi sử dụng Oralphaces, bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc an ...

    Đọc thêm
  • Cefpomed-200
    Công dụng thuốc Cefpomed-200

    Cefpomed có thành phần chính là Cefpodoxime proxetil, một kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn và khiến vi khuẩn bị ly giải. Bài ...

    Đọc thêm
  • Bacforxime-1000
    Công dụng thuốc Bacforxime-1000

    Thuốc Bacforxime-1000 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm, được dùng để điều trị nhiễm khuẩn nặng do các chủng vi khuẩn gây ra. Vậy thuốc Bacforxime-1000 có tác dụng gì và được ...

    Đọc thêm
  • Foximstad 1g
    Công dụng thuốc Foximstad 1g

    Foximstad 1g là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có hoạt phổ kháng khuẩn rộng, thành phần chính có trong thuốc là Cefotaxim, hàm lượng 1g. Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm màng ...

    Đọc thêm