Nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính nguy hiểm thế nào?

Nhồi máu cơ tim tâm thất phải có hoặc không có liên quan đến thất trái đang trở thành một thực thể được chẩn đoán phổ biến hơn khi các công cụ chẩn đoán và lựa chọn điều trị ngày càng phát triển.

1. Nhồi máu cơ tim thất phải là gì?

Nhồi máu thất phải xảy ra khi nhánh động mạch cung cấp máu cho thất phải bị tắc nghẽn. Ít khi xảy ra đơn độc mà thường xuất hiện cùng nhồi máu cơ tim thành sau hoặc thành dưới thất trái do tắc nhánh động mạch vành phải hoặc động mạch mũ. Việc tăng nhận biết nhồi máu thất phải, liên quan đến nhồi máu thất trái hoặc như một sự kiện riêng biệt, nhấn mạnh ý nghĩa lâm sàng của thất phải đối với toàn bộ chức năng tim.

Sự quan tâm đến việc nhận biết nhồi máu thất phải không xâm lấn đã tăng lên vì ý nghĩa điều trị của việc phân biệt bệnh nhân rối loạn chức năng thất phải với những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng thông thường hơn của rối loạn chức năng thất trái. Bệnh nhân bị nhồi máu thất phải liên quan đến nhồi máu thành dưới có tỷ lệ hạ huyết áp đáng kể, nhịp tim chậm cần hỗ trợ tạo nhịp cao hơn nhiều so với nhồi máu thành dưới riêng biệt.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

2.1. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây lên nhồi máu cơ tim thất phải:

  • Độ tuổi cao.
  • Những người hút thuốc lá, hút thuốc lào, và sử dụng các loại chất kích thích gây hại.
  • Bị các bệnh rối loạn chuyển hóa, huyết áp cao.
  • Không thường xuyên tập thể dục và vận động cơ thể.
  • Sử dụng đồ ăn hàng ngày như: các đồ hộp, ăn nhiều đường, rượu bia...

2.2. Nguyên nhân gây suy tim thất phải

Nguyên nhân là do nhánh động mạch cung cấp máu cho thất phải bị tắc, bị xơ vữa làm giảm lưu lượng máu đi tới các cơ tim.

Những người bị nhồi máu cơ tim cao hơn nếu họ bị các bệnh đi kèm cùng các yếu tố nguy cơ như tăng mỡ máu, huyết áp tăng, bị đái tháo đường, sử dụng thuốc lá, lười vận động, ăn nhiều mỡ nội tạng.....

Hẹp động mạch vành
Động mạch vành bên phải bị tắc làm giảm lưu lượng máu đi tới các cơ tim

3. Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim thất phải

Khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim thất phải thì thường có các triệu chứng của ứ trệ tuần hoàn ngoại vi: cơ thể rét run, chân tay bị lạnh, huyết áp tụt, bị thiểu niệu và ảnh hưởng của rối loạn tâm thần nhưng người bệnh không bị khó thở.

Khi bác sĩ thăm khám cho người bệnh thì huyết áp thấp, gan to và tĩnh mạch cổ nổi, nghe phổi không thấy ran. Triệu chứng vàng là thấy được dấu hiệu Kussmaul trong chẩn đoán suy thất phải.

4. Điều trị

4.1. Điều trị nội khoa

Nhồi máu cơ tim thất phải là cung lượng tim bị giảm do thể tích thất trái bị đổ đầy chính vì thế truyền dịch là phương pháp điều trị đầu tiên và hàng đầu. Khi truyền dịch không đủ làm cung lượng tim tăng thì sử dụng các thuốc làm tăng co bóp cơ tim sẽ được bác sĩ chỉ định.

Sử dụng thuốc Dobutamin là thuốc đầu tay để làm cho tăng cung lượng tim lên và tống máu sang thất phải được tăng. Một điều đặc biệt là không được dùng các loại thuốc làm giãn mạch như nitroglycerin, thuốc làm ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu khi bị suy thất phải vì các loại thuốc điều trị này làm cung lượng tim giảm.

4.2. Điều trị can thiệp:

Khi tình trạng nặng lên, phương pháp điều trị là nong mạch vành hoặc đặt stent trong mạch vành cho bệnh nhân sớm sẽ làm cho lưu lượng máu ở trong mạch vành phải cải thiện được chức năng thất phải tốt hơn và giảm đi tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.

Khi có một số trường hợp bị nhồi máu cơ tim thất phải đi kèm theo là nhịp bị chậm hoặc bị block nhĩ thất thì cần được chỉ định đặt máy tạo nhịp sớm hơn cho người bệnh. Một số người bệnh bị huyết áp tụt xuống mức thấp thì cần đặt bóng bơm ngược dòng động mạch chủ cho họ để cải thiện.

4.3. Phẫu thuật

Khi trường hợp bệnh nhân bị suy thất phải thứ phát sau khi bị nhồi máu cơ tim thất phải thì sẽ được chỉ định phẫu thuật làm bắc cầu động mạch vành để làm tạo cầu nối mới giúp đưa máu tới cơ tim để được nuôi dưỡng.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ - động mạch vành
Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành điều trị nhồi máu cơ tim thất phải

5. Phòng bệnh nhồi máu cơ tim thất phải

Lối sống được cân bằng và lành mạnh: tổ chức các bữa ăn hàng ngày một cách khoa học, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol và chất béo.

Thuốc lá, rượu bia và các chất kích cần được hạn chế sử dụng.

Vui chơi giải trí để tránh căng thẳng, tập luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút.

Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc hàng ngày để ngăn chặn hình thành cục máu đông, thuốc giãn mạch, thuốc làm hạ mỡ máu, thuốc huyết áp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan