Mổ bắc cầu mạch vành sống được bao lâu?

Người mổ bắc cầu mạch vành kéo dài tuổi thọ tối đa bao lâu?

Động mạch vành có 3 nhánh lớn với nhiệm vụ đưa máu tới nuôi cơ tim. Nếu một nhánh mạch vành bị tắc sẽ gây hoại tử dẫn đến suy tim. Số lượng nhánh tắc càng nhiều thì suy tim càng nặng. Thực tế, đối với những người mắc bệnh mạch vành, tuổi thọ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ hẹp của động mạch. Tốc độ hẹp càng nhanh khi tuổi càng cao, đặc biệt ở những người mắc các bệnh như: tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường,...

Phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành là phương pháp bắc những cầu nối tắt từ động mạch chủ giúp lưu thông máu tới các vùng tim bị tổn thương, chấm dứt các cơn đau thắt.

Mô phỏng phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Mô phỏng phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Bệnh mạch vành tuy là bệnh lý nguy hiểm, đe doạ tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào, nhưng nếu được điều trị tốt người bệnh có thể sống tới 70 - 80 năm, thậm chí lâu hơn. Ngày nay công nghệ y học phát triển vượt bậc, ngay cả khi bệnh tiến triển nặng phải đặt stent mạch vành, nếu được chăm sóc tốt người bệnh vẫn có thể sống thêm được 10 - 15 năm.

Những yếu tố gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh

Có rất nhiều yếu tố làm giảm tuổi thọ của người bệnh dù đã thực hiện phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành. Bạn cần lưu ý:

Các bệnh lý đi kèm

Theo các chuyên gia, tình trạng hẹp động mạch vành có liên quan mật thiết với một số bệnh lý như sau:

  • Bệnh tiểu đường: khi đường huyết tăng cao, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ trong cơ thể khiến hệ thống mạch máu bị tổn thương làm tăng độ hẹp mạch vành. Tỉ lệ người mắc bệnh mạch vành kèm bệnh đái tháo đường có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những bệnh nhân khác.
  • Cholesterol cao gây xơ vữa động mạch
  • Tăng huyết áp gây ra xơ cứng mạch máu, các động mạch trở nên hẹp và chậm lưu thông khi huyết áp tăng cao không kiểm soát.
  • Người mắc bệnh thận lâu năm có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao

Chế độ sinh hoạt, lối sống

Hút thuốc lá, thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động,... rất có hại cho tim mạch và khiến các chức năng tim suy giảm

Tâm lý không ổn định

Tâm lý căng thẳng, áp lực, cảm xúc tiêu cực làm co thắt mạch máu, các mảng xơ vữa có điều kiện phát triển khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, có nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Tiền sử gia đình có người nhà mắc bệnh tim

Nếu có người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, em ruột mắc bệnh tim thì bạn nên đi khám tầm soát càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có hướng điều trị sớm.

Cách kiểm soát giúp người bệnh tăng thêm tuổi thọ

Thay đổi lối sống

  • Không hút thuốc lá, uống bia rượu
  • Thường xuyên tập thể dục, có thể chọn đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Kiểm soát cân nặng tránh béo phì, duy trì cân nặng hợp lý lâu dài
  • Ngủ đủ giấc từ 7 - 9 tiếng, không ngủ quá ít

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Tăng cường chất xơ, vitamin từ các loại củ quả, rau xanh, ngũ cốc và thực phẩm chứa nhiều Omega 3
  • Giảm lượng đường, muối trong các bữa ăn
  • Kiêng ăn các chất béo hoàn toàn

Dùng thuốc theo đúng chỉ định

Bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý dùng thuốc hoặc ngừng thuốc, nên tái khám theo lịch hẹn để theo dõi, kiểm soát tiến triển của bệnh.

Bạn có thể dùng thêm các loại thuốc thảo dược nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc “mổ bắc cầu mạch vành sống được bao lâu”. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn qua số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan