Năm điều cần biết về cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực thường là biểu hiện của tình trạng tim không được cung cấp đủ oxy và thường là triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh lý tim nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn về 5 điều cần biết về cơn đau thắt ngực.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Đỗ Nguyễn Thuỳ Đoan Trang, chuyên ngành Tim mạch, tại Vinmec Central Park

1. Điều cần biết về cơn đau thắt ngực 01 - Cơn đau thắt ngực là gì?

Cơn đau thắt ngực thường có những biểu hiện đặc trưng như cảm giác đau ở ngực, ở cánh tay trái. Đau thắt ngực thường phổ biến ở người lớn tuổi và thường là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng như bệnh mạch vành, viêm cơ tim và rối loạn nhịp tim. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau thắt ngực là hệ quả của sự tắc nghẽn động mạch vành dẫn đến máu đưa đến nuôi dưỡng tim bị ngăn cản, nếu sự tắc nghẽn quá nghiêm trọng và ngăn cản hoàn toàn máu đi nuôi dưỡng tim sẽ dẫn đến đột quỵ.

Điều cần biết về cơn đau thắt ngực - Cơn đau thắt ngực thường do tắc nghẽn động mạch vành
Điều cần biết về cơn đau thắt ngực - Cơn đau thắt ngực thường do tắc nghẽn động mạch vành

2. Điều cần biết về cơn đau thắt ngực 02 - Có nhiều loại đau thắt ngực khác nhau

Có hai loại đau thắt ngực chính: là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.

Đau thắt ngực ổn định là tình trạng đau thắt ngực lặp đi lặp lại một cách có hệ thống. Có nghĩa là cơn đau thắt ngực chỉ xuất hiện trong một số trường hợp nhất định có thể dự đoán được, thường kéo dài dưới 10 phút. Thông thường, cơn đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện trong các tình huống như tập thể dục thể thao, stress hoặc đơn giản chỉ là ăn quá nhiều cùng 1 lúc.

Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng đau thắt ngực không xuất hiện theo quy luật như trên, tần suất cao hơn và các yếu tố kích thích thường nhẹ hơn. Các cơn đau thắt ngực này có xu hướng nặng hơn và kéo dài lâu hơn. Nếu cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 20 phút thì nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp hoặc ít gặp hơn là tử vong đột ngột sẽ tăng lên rất nhiều.

3. Điều cần biết về cơn đau thắt ngực 03 - Cơn đau thắt ngực không chỉ là đau ngực

Tuy được gọi là đau thắt ngực, những các cơn đau thắt ngực không đơn thuần chỉ là tình trạng đau ở ngực mà đau thắt ngực là 1 nhóm các triệu chứng có liên quan đến nhau và cùng biểu hiện dấu hiệu tim đang không nhận đủ máu giàu oxy. Các triệu chứng đặc thù của cơn đau thắt ngực bao gồm:

● Cảm giác căng ở ngực

● Cảm giác nóng và khó chịu ở ngực

● Khó thở

● Cảm giác khó chịu hoặc đau ở các vùng khác trên cơ thể ( thường là vai, giữa hai xương bả vai và cánh tay).

● Cảm giác tê và những triệu chứng khác.

Các cơn đau thắt ngực thường bắt đầu từ ngực trái hoặc giữa ngực sau đó lẩn tay trái, vai, cổ , hàm và lưng. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, khó tiêu hoặc đau cục bộ ở hàm, cổ, tay trái, vai và lưng.

Cơn đau thắt ngực thường gây cảm giác khó chịu cho người bệnh
Cơn đau thắt ngực thường gây cảm giác khó chịu cho người bệnh

Nếu bạn cảm thấy đau thắt ngực, hãy cố gắng chú ý tới quy luật xuất hiện. Nếu bạn không chắc là mình bị đau thắt ngực bệnh lý, hãy lưu ý những điểm sau:

● Quy luật lặp đi lặp lại

● Cơn đau thắt ngực kéo dài trong bao lâu?

● Cơn đau thắt ngực có xuất hiện ngay sau khi vận động mạnh hoặc tập thể thao không?

● Cơn đau có dừng ngay sau khi bạn dừng vận động không?

● Cơn đau xuất hiện ở đâu?

● Cơn đau có xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế hay không?

● Cơn đau có xuất hiện khi hít sâu hoặc ho mạnh không?

Nếu bạn thường gặp cơn đau thắt ngực tương ứng với cái điều trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ tim mạch hoặc cơ sở y tế chuyên môn tim mạch để được kiểm tra và tư vấn thêm.

4. Điều cần biết về cơn đau thắt ngực 04 - Nếu bạn dưới 35 tuổi, hãy yên tâm!

Cơn đau thắt ngực hiếm khi xuất hiện ở người dưới 35 tuổi trừ khi người đó có các bệnh nền khác như cao huyết áp và tiểu đường hoặc là người có thói quen hút thuốc. Ngoài ra, có những yếu tố nguy cơ khác liên quan đến di truyền, nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử bệnh tim mạch thì bạn cũng có thể có nguy cơ cao hơn.

Đau thắt ngực không phải là bệnh, đau thắt ngực là triệu chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch, hầu hết là các bệnh mạch vành. Vì là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm, các cơn đau thắt ngực không nên bị bỏ qua, nếu bạn thấy các cơn đau thắt ngực xảy ra với mình như những thông tin trong bài này, hãy lưu ý và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tim mạch hoặc cơ sở y tế để được khám và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.

5. Cách xử lý và phòng tránh khi gặp cơn đau thắt ngực

Phòng tránh cơn đau thắt ngực và biết cách xử lý khi gặp cơn đau thắt ngực là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch và đảm bảo an toàn của bạn.

5.1 Phòng tránh cơn đau thắt ngực:

● Tuân thủ lối sống lành mạnh: Hãy ăn một chế độ ăn cân đối, hạn chế thức ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, và tăng cường tiêu thụ rau quả, ngũ cốc nguyên hạt. Hãy tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc.

● Ngừng hút thuốc: Hút thuốc là một trong những yếu tố gây hại cho tim mạch. Hãy ngừng hút thuốc hoặc tìm cách để giảm bớt thói quen hút thuốc.

● Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Hãy thử các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hoặc tập thể dục để giảm căng thẳng.

● Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi các yếu tố nguy cơ như huyết áp, cholesterol, và đái tháo đường. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ tim mạch
Xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ tim mạch

5.2 Xử lý khi gặp cơn đau thắt ngực

● Gọi cấp cứu ngay lập tức: Nếu bạn hoặc ai đó gặp cơn đau thắt ngực, hãy gọi 115 (hoặc số cấp cứu tương tự) ngay lập tức để nhận sự chăm sóc y tế cấp cứu.

● Tuân thủ lịch uống thuốc: Nếu bạn đã được chẩn đoán có cơn đau thắt ngực và được kê đơn thuốc, hãy uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng và nguy cơ cơn đau thắt ngực.

● Nghỉ ngơi: Nếu có cơn đau thắt ngực, hãy nghỉ ngơi. Điều này giúp giảm công suất làm việc của trái tim.

● Hạn chế hoạt động: Tránh hoạt động cường độ cao trong thời gian cơn đau thắt ngực diễn ra.

Nhớ rằng, cơn đau thắt ngực là một tình trạng nghiêm trọng và đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Hãy luôn theo dõi lối sống lành mạnh và thực hiện các chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ mắc phải cơn đau thắt ngực.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • lodovax
    Công dụng thuốc Lodovax

    Thuốc Lodovax chứa hoạt chất Clopidogrel được chỉ định trong phòng ngừa các bệnh lý huyết khối tắc mạch như bệnh lý động mạch ngoại biên, đột quỵ, hội chứng động mạch vành cấp... Cùng tìm hiểu về công dụng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • amlothepam
    Tác dụng thuốc Amlothepam

    Thuốc Amlothepam có thành phần chính là Amlodipin, thường được sử dụng trong điều các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, tăng huyết áp, ... Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Amlothepam trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • amlaxopin
    Công dụng thuốc Amlaxopin

    Amlaxopin thuộc nhóm thuốc tim mạch, có tác dụng chính dùng để điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý về tim mạch. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Amlaxopin sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • Lusazym
    Công dụng thuốc Lusazym

    Thuốc Lusazym có thành phần hoạt chất chính là Trimetazidine Dihydrochloride với hàm lượng tương ứng là 20mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc có công dụng trong dự phòng cơn đau ...

    Đọc thêm
  • Sdabex
    Công dụng thuốc Sdabex

    Thuốc Sdabex có thành phần chính là Rosuvastatin hàm lượng 10mg thuộc nhóm thuốc chống tăng Lipid. Sdabex được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp rối loạn mỡ máu và phòng ngừa biến cố tim mạch... ...

    Đọc thêm