Điều trị tăng Triglyceride máu

Triglyceride là 1 hợp chất có chức năng quan trọng là dự trữ năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên một khi chỉ số này tăng cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên hệ tim mạch, tiêu hóa, thận niệu...Đôi khi là ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và thậm chí là tính mạng. Cùng tìm hiểu những thông tin về tình trạng tăng Triglyceride máu và cách điều trị bệnh lý này để có thể hạn chế được những hậu quả nguy hiểm.

1. Triglyceride máu là gì?

Triglyceride là 1 dạng chất béo mà cơ thể con người tiêu thụ hằng ngày. Triglyceride cũng là 1 thành phần chủ yếu của mỡ động vật và thực vật. Sau khi ăn, Triglyceride sẽ được đưa đến và hấp thu tại phần ruột non, sau đó sẽ phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo ra năng lượng.

Nguồn năng lượng đó sẽ được tích trữ ở các tế bào gan chủ yếu và các tế bào mỡ. Nếu cơ thể một người tích tụ lượng Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ máu hay nồng độ Triglyceride trong máu tăng cao và gây hại cho cơ thể. Các Triglyceride dư thừa khi di chuyển trong mạch máu sẽ bám vào các thành mạch và tạo thành các mảng mỡ bám (mảng xơ vữa) trên mạch máu, làm cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số Triglyceride cao trong huyết thanh cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

2. Tăng Triglyceride máu là gì?

Tăng Triglyceride máu được định nghĩa là khi nồng độ của Triglyceride lúc đói lớn hơn 150 mg/dL. Tình trạng Triglyceride máu được phân loại như sau:

  • Bình thường: Nồng độ Triglyceride < 150 mg/dL.
  • Giới hạn cao: Nồng độ Triglyceride từ 150 - 199 mg/dL.
  • Mức cao: Nồng độ Triglyceride từ 200 - 499 mg/dL.
  • Mức rất cao: Nồng độ Triglyceride > 500 mg/dL. Đây là mức tăng Triglyceride máu nặng và hầu như đã bắt đầu có những biến chứng nguy hiểm.

Về mặt nguyên nhân, tình trạng tăng Triglyceride máu được phân thành hai nhóm nguyên nhân khác nhau là tăng Triglyceride nguyên phát và thứ phát.

Tăng Triglyceride nguyên phát:

Bao gồm các nguyên nhân như tăng chylomicron máu có tính gia đình, nhiễm sắc thể lặn, ở thời thơ ấu, thiếu LPL và/hoặc apo-Cll, các rối loạn chức năng LPL hiếm gặp, tăng Triglyceride máu có tính gia đình hay tăng VLDL, nhiễm sắc thể trội ở người trưởng thành, tăng lipid máu hỗn hợp tính gia đình, tăng nồng độ apo-B, tăng Triglyceride máu hỗn hợp, Tăng VLDL và chylomicron ở người trưởng thành.

Tăng Triglyceride thứ phát:

Tình trạng tăng Triglyceride thứ phát thường là hậu quả của một số nguyên nhân bệnh lý như đái tháo đường kiểm soát kém, lupus ban đỏ, suy giáp, hội chứng Cushing, đa u tủy, béo phì, nhiễm HIV, hội chứng thận hư. Rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ hoặc chế độ ăn nhiều chất béo, lạm dụng rượu bia. Sử dụng một số thuốc làm tăng Triglyceride như Estrogen, Tamoxifen, ức chế protease, Glucocorticoids, ức chế beta không chọn lọc, Isotretinoin, Clozapine, Olanzapine, Propofol, Tacrolimus, Cyclosporine, Sirolimus, All-trans retinoic acid, Bexarotene, L-asparaginase, Interferon-a1.

3. Dấu hiệu của Triglyceride tăng cao

Trong các trường hợp tăng Triglyceride máu nhẹ thường sẽ không biểu hiện thành các triệu chứng có thể phát hiện được. Trong trường hợp tăng Triglyceride máu thể nặng có thể gặp những dấu hiệu dưới đây, lưu ý rằng những dấu hiệu này thường được phát hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa và thông qua xét nghiệm chẩn đoán:

  • U vàng phát ban xuất hiện dưới da khi số lượng lớn Triglyceride dư thừa tập trung trong các mô bào dưới da, dấu hiệu các sần cam vàng nhỏ với đáy màu hồng ban.
  • Nồng độ Natri huyết thanh có thể thấp giả
  • Nồng độ Amylase huyết thanh có thể gần bình thường ở 50% bệnh nhân có biến chứng viêm tụy cấp.
  • Dấu hiệu rõ ràng nhất là nồng độ Triglyceride huyết thanh thực hiện sau khi nhịn ăn 9- 12 giờ cao hơn 150 mg/dL.

4. Điều trị tăng Triglyceride máu

4.1. Phương pháp thay đổi lối sống

  • Giảm cân, để đạt chỉ số cơ thể BMI từ 18,5 - 22,9.
  • Tăng hoạt động thể dục thể thao và duy trì các hoạt động này ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm lượng Carbohydrate trong thực đơn tiêu thụ mỗi ngày.
  • Giảm lượng đường đơn như Glucose, Fructose và đường đôi như Lactose, Sucrose trong đồ ăn và đồ uống.
  • Sử dụng chất béo không bão hòa thay thế cho chất béo không bão hòa. Các chất béo không bão hòa thường có trong dầu thực vật.
  • Không sử dụng hoặc giảm lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày. Tối đa chỉ được dùng 20-30 g rượu mỗi ngày đối với nam và 10-20 g rượu mỗi ngày đối với nữ.
  • Ngưng hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.

4.2. Phương pháp sử dụng thuốc

Dưới đây là một số thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng tăng Glyceride máu:

  • Fenofibrate: Liều lượng 130 - 200 mg/ngày. Có tác dụng giảm khoảng 41 - 53% lượng Triglycerid, giảm khoảng 6 - 20% lượng LDL. Thận trọng hoặc chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân suy thận hoặc suy gan.
  • Gemfibrozil: Liều lượng 600 mg x 2 lần/ngày. Có tác dụng giảm khoảng 35 - 50% lượng Triglycerid, giảm khoảng 10 - 15% lượng LDL. Thận trọng hoặc chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân suy thận hoặc suy gan.
  • Statin: Liều lượng tùy vào mức Triglyceride. Có tác dụng giảm khoảng 10 - 33% lượng Triglycerid, giảm khoảng 20 - 60% lượng LDL. Thận trọng hoặc chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bệnh thân giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.
  • Axit béo Omega 3: Liều lượng 2 g x 2 lần/ngày tương đương 840 mg DHA/EPA mỗi liều). Có tác dụng giảm khoảng 23 - 45% lượng Triglycerid, giảm khoảng 4 - 49% lượng LDL. Thận trọng hoặc chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân dị ứng với cá.
  • Axit nicotinic: Liều lượng 1 - 2 g/ngày. Có tác dụng giảm khoảng 25 - 30% lượng Triglycerid, giảm khoảng 10 - 25% lượng LDL. Thận trọng hoặc chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh gan tiến triển, xuất huyết động mạch, loét dạ dày tiến triển.
  • Một số thuốc khác được sử dụng trong trường hợp biến chứng viêm tụy cấp do tăng Triglyceride mức độ nặng như Insulin, Heparin và thay huyết tương.

4.3. Điều trị theo mức Triglyceride trong máu

  • Khi nồng độ Triglyceride ≥ 500 mg/dl: Dùng thuốc giảm làm Triglyceride phối hợp với các biện pháp thay đổi lối sống được đề cập ở trên với mục đích phòng ngừa biến chứng viêm tụy cấp.
  • Khi nồng độ Triglyceride từ 200 – 499 mg/dL: tính nồng độ LDL-C và non-HDL-C và điều trị theo mục tiêu giảm LDL-C sau đó đến non-HDL-C. Kết hợp với việc tầm soát nguyên nhân thứ phát như đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, hội chứng thận hư, suy thận, suy giáp, nghiện rượu, hút thuốc lá, béo phì.
  • Khi nồng độ Triglyceride từ 150 – 200 mg/dl: Thực hiện phương pháp điều chỉnh lối sống qua qua chế độ ăn kiêng, chế độ luyện tập, giảm cân nặng, bỏ hút thuốc lá...để đạt được mục tiêu giảm nồng độ LDL-C, sau đó là non-HDL-C.

Triglyceride máu tăng cao là 1 tình trạng bệnh lý khó phát hiện thông qua những biểu hiện bên ngoài, trong khi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, mạch máu, thận, tiêu hóa...thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe toàn diện sẽ giúp sớm phát hiện tình trạng tăng Triglyceride máu, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Litapyl 200
    Công dụng thuốc Litapyl 200

    Thuốc Litapyl 200 thuộc nhóm thuốc tim mạch, có thành phần chính là hoạt chất Fenofibrat 200mg. Vậy thuốc Litapyl 200 được chỉ định dùng trong trường hợp nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Litapyl 200? Hãy ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • lopirator
    Công dụng thuốc Lopirator

    Lopirator chứa thành phần chính là Atorvastatin, có tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng cường dị hóa LDL cholesterol. Thuốc được chỉ định trong điều trị tăng tăng cholesterol máu, tăng lipid máu hỗn ...

    Đọc thêm
  • Vacosivas 20
    Công dụng thuốc Vacosivas 20

    Thuốc Vacosivas 20 thuộc nhóm thuốc tim mạch, có thành phần chính là hoạt chất Simvastatin 20mg. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh tăng Cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu hợp đồng tử gia đình.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Basaterol
    Công dụng thuốc Basaterol

    Basaterol chứa thành phần Lovastatin, thuộc nhóm thuốc statin. Thuốc nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới được chỉ định trong việc điều trị nồng độ cholesterol trong máu cao và ...

    Đọc thêm
  • Các tác dụng có thể gặp khi dùng thuốc hạ mỡ máu
    Công dụng thuốc Pahasu

    Thuốc Pahasu là một loại thuốc hạ mỡ máu, được sử dụng cho những bệnh nhân tăng mỡ máu mà không đáp ứng với chế độ ăn uống và tập luyện. Thuốc Pahasu có công dụng giảm hình thành cholesterol ...

    Đọc thêm