Duy trì mê bằng Propofol

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Tô Văn Thái - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Propofol được áp dụng hiệu quả để duy trì mê trong quá trình phẫu thuật, thủ thuật hoặc cho bệnh nhân nằm phòng hồi sức (ICU). Loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng lên hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp nhưng ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

1. Propofol sử dụng trong duy trì mê

Thuốc propofol được sử dụng để khởi mê, duy trì mê và an thần. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng nhũ tương dầu tan trong nước đẳng trương. Thành phần chứa lecithin của trứng, glycerol, dầu đậu tương, dinatri edetat với natri hydroxyd để điều chỉnh pH.

Thuốc propofol được sản xuất dưới dạng ống tiêm 20ml và dung dịch tiêm truyền 50ml hoặc 100ml, với 10mg/ml propofol trong bơm tiêm 50ml.

Propofol
Thuốc propofol có chứa lecithin của trứng, glycerol, dầu đậu tương, dinatri edetat với natri hydroxyd để điều chỉnh pH

2. Liều lượng để duy trì mê bằng propofol

2.1 Duy trì mê, truyền tĩnh mạch

  • Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: 100 - 200 microgam/kg/phút (6 - 12 mg/kg/giờ).
  • Người bệnh phẫu thuật thần kinh: 100 - 200 microgam/kg/phút (6 - 12 mg/kg/giờ).
  • Trẻ em khỏe mạnh, từ 3 tuổi trở lên: 125 - 300 microgam/kg/phút (7,5 - 18 mg/kg/giờ).
  • Người bệnh cao tuổi: 50 - 100 microgam/kg/phút (3 - 6 mg/kg/giờ).
  • Gây mê người mắc bệnh tim mạch:
    • Nếu dùng dung dịch tiêm propofol là thuốc chủ yếu, opioid là thứ yếu, thì tốc độ truyền propofol là 100 - 105 microgam/kg/phút.
    • Nếu dùng opioid là thuốc chủ yếu, thì dùng liều thấp propofol 50 - 100 microgam/kg/phút.

2.2 Duy trì mê - tiêm tĩnh mạch cách quãng

  • Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: Áp dụng kỹ thuật tiêm truyền chậm để tránh ngừng thở hoặc hạ huyết áp. Phần lớn người bệnh cần tiêm truyền tĩnh mạch từ 100 - 150 microgam/kg/phút (6 - 9 mg/kg/giờ) trong 3 - 5 phút; hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 0,5 mg/kg trong 3 - 5 phút, và ngay sau đó sử dụng liều thấp để duy trì mê.
  • Người bệnh cao tuổi, suy yếu hoặc mắc bệnh lý tâm thần: Phần lớn người bệnh cần liều lượng tương tự như người lớn khỏe mạnh và lưu ý cần tiêm truyền tĩnh mạch chậm.
Vị trí tiêm tĩnh mạch
Trường hợp bệnh nhân cao tuổi cần tiêm truyền tĩnh mạch chậm

2.3 Duy trì an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor

  • Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: Ưu tiên sử dụng kỹ thuật tiêm truyền với tốc độ thay đổi. Đa số áp dụng hàm lượng 25 - 75 microgam/kg/phút (1,5 - 4,5 mg/kg/giờ) hoặc tiêm tĩnh mạch với các liều tăng thêm 10 mg hoặc 20 mg.
  • Người cao tuổi, suy yếu hoặc phẫu thuật thần kinh: Người bệnh cần được cung cấp liều lượng thuốc bằng 80% liều thường dùng cho người lớn. Lưu ý cần tránh tiêm tĩnh mạch nhanh.
  • Người lớn có đặt ống nội khí quản, thông khí bằng máy: Phần lớn bắt đầu với liều 5 microgam/kg/phút (0,3 mg/kg/giờ) trong ít nhất 5 phút. Tiếp đó, có thể tăng liều tiêm truyền lên từ 5 - 10 microgam/kg/phút (0,3 đến 0,6 mg/kg/giờ) trong 5 - 10 phút cho tới khi đạt được mức độ an thần mong muốn. Liều lượng duy trì mê nằm trong khoảng từ 5 - 50 microgam/kg/phút (từ 0,3 đến 3 mg/kg/giờ) hoặc cao hơn.

Trong quá trình tiêm truyền, nhân viên y tế cần đánh giá mức độ an thần và chức năng hệ thần kinh trung ương hàng ngày trong giai đoạn duy trì mê để xác định liều tối thiểu propofol cần thiết. Nồng độ lipid cần được giám sát nếu thời gian gây an thần vượt quá 3 ngày.

3. Tác động của thuốc propofol

3.1 Hệ thần kinh trung ương

Thuốc propofol có tác dụng khởi mê nhanh chóng (30 - 45 giây). Liều thấp có tác dụng an thần, nồng độ thấp hơn nữa có tác dụng gây ngủ. Ở hàm lượng 3.3 mcg/ml làm mất ý thức và >12 mcg/ml thì gây ức chế vận động, gặp ở 50% đối tượng.

Propofol làm tăng ngưỡng co giật hơn methohexital, giảm áp lực nội sọ (ICP) và giảm áp lực tưới máu não. Liều cao gây điện não đường đẳng điện.

Propofol
Thuốc propofol có tác dụng an thần và tác dụng gây ngủ

3.2 Hệ tim mạch

Thuốc propofol có tác dụng giảm tiền, hậu gánh và ức chế co bóp cơ tim dẫn đến giảm huyết áp động mạch, thay đổi ít hoặc không thay đổi tần số tim và giảm không đáng kể cung lượng tim. Nếu thông khí hỗ trợ hoặc điều khiển (thông khí áp lực dương) thì mức độ và tỷ lệ giảm cung lượng tim sẽ tăng hơn.

3.3 Hệ hô hấp

Tùy thuộc vào liều lượng mà thuốc propofol có thể gây giảm tần số thở và thể tích khí lưu thông. Trong duy trì mê, propofol gây giảm thông khí, thường kết hợp với tăng áp suất carbon dioxide, tùy thuộc tốc độ cho thuốc và những thuốc khác dùng đồng thời ( thuốc opioid, thuốc an thần v.v.).

Propofol
Thuốc propofol có thể gây giảm tần số thở và thể tích khí lưu thông

4. Tác dụng phụ

4.1 Tác dụng phụ thường gặp

Sốt cao, nhiệt kế, thân nhiệt
Sốt là một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng propofol

4.2 Tác dụng phụ ít gặp

  • Tăng/loạn trương lực, kích động
  • Ngoại tâm thu nhĩ
  • Ngất
  • Thở khò khè
  • Tăng tiết nước bọt
  • Ðau mỏi cơ
  • Ðỏ, ngứa
  • Giảm thị lực
  • Nước tiểu có vẩn đục hoặc màu xanh lá cây

4.3 Xử trí tác dụng phụ

Nếu xảy ra hạ huyết áp và/hoặc giảm nhịp tim thì cần tăng tốc độ truyền dịch tĩnh mạch, nâng cao chi dưới, dùng các thuốc nâng huyết áp, hoặc dùng atropin.

Có thể giảm tối thiểu đau cục bộ nhất thời ở nơi tiêm propofol nếu tiêm tĩnh mạch lớn ở cẳng tay. Cũng có thể giảm đau khi tiêm propofol bằng cách tiêm tĩnh mạch lidocain trước đó (1ml dung dịch 1%). Tuy nhiên, không được ngừng đột ngột tiêm tĩnh mạch propofol.

truyền dịch
Khi dùng propofol gây ra hạ huyết áp cần tăng tốc độ truyền dịch tĩnh mạch

5. Quá liều và xử trí

Nếu xảy ra quá liều, nhân viên y tế cần phải ngay lập tức ngừng tiêm propofol vì quá liều có thể gây ức chế tim - hô hấp và điều trị bằng thông khí nhân tạo với oxy.

Xử trí người bệnh bằng cách đặt ở tư thế chân nâng cao, tăng tốc độ truyền tĩnh mạch, dùng thuốc nâng huyết áp và/hoặc những thuốc chống tiết cholin.

Thuốc Propofol được áp dụng trong quá trình gây mê phẫu thuật, chúng có tác dụng nhanh chóng lên hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp nhưng ít gây ra tác dụng phụ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Bác sĩ Thái đã có hơn 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gây mê - hồi sức cấp cứu và hiện đang là bác sĩ tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan