Giun kim có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm giun hơn cả. Khi cơ thể bị nhiễm giun kim, chúng thường gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người bệnh. Để tìm hiểu trứng giun kim có đặc điểm gì, giúp phòng ngừa lây nhiễm bệnh hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Trứng giun kim có đặc điểm gì?
Trứng giun kim có hình bầu dục, thường vẹt một đầu như hình hạt gạo, phần vỏ bên ngoài nhẵn. Tùy thuộc vào trứng có tiếp xúc với phần phân trong cơ thể hay không mà màu của trứng sẽ có những sự khác biệt nhất định. Thông thường, trứng giun kim có thể bám vào tay và thức ăn chuyển vào miệng. Vào ban đêm, giun cái sẽ tìm đến hậu môn để đẻ trứng khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy.
2. Ở người giun kim ký sinh ở đâu?
Nguyên nhân gây giun kim chủ yếu là do trứng giun bám vào thức ăn, nước uống hoặc các vật dụng trong nhà. Đối với trẻ nhỏ, do bé thường không có thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và thường cho tay lên miệng nên rất dễ bị nhiễm giun kim. Một số trường hợp cũng có thể nhiễm bệnh do nuốt phải trứng giun bay trong không khí.
Sau khi nuốt phải trứng giun, chúng sẽ nở trong tá tràng và thành ấu trùng giun. Lúc này, ấu trùng di chuyển xuống manh tràng và phát triển thành giun trưởng thành.
Thông thường giun kim bám lỏng lẻo và niêm mạc manh tràng và các đoạn ruột lân cận. Đây là vị trí mà giun đực thực hiện giao phối với con cái và đẻ trứng. Sau khi giao phối, giun đực sẽ chết trong khi giun cái di chuyển ra vùng hậu môn trẻ trứng, mỗi lần từ 4000 đến 200.000 trứng và sau đó nó sẽ chết đi.
Sau vài giờ, nếu môi trường thuận lợi, ấu trùng giun dễ hình thành và phát triển tại nếp nhăn của hậu môn. Ấu trùng giun có thể đi ngược dòng trở lại đường ruột và phát triển thành giun trưởng thành và gây bệnh. Do đó những người có giun kim đang đẻ trứng ở hậu môn thường có nguy cơ bị nhiễm lại.
Trong một số trường hợp, ký sinh trùng còn có thể di chuyển từ hậu môn nên âm đạo và đến tử cung, ống dẫn chứng và các cơ quan ở vùng chậu. Điều này khiến người bệnh mắc phải các vấn đề như viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung.
3. Làm thế nào để ngăn ngừa giun kim tốt nhất?
Sau khi tìm hiểu về trứng giun kim cũng như ở người giun kim ký sinh ở đâu, chúng ta cần việc áp dụng một số giải pháp giúp phòng ngừa con giun kim ở người hiệu quả.
- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách cắt móng tay, rửa tay trước khi ăn và sau đi vệ sinh, trẻ nhỏ cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Không cho trẻ mút tay hoặc dùng tay gãi quanh hậu môn.
- Vệ sinh nhà ở, lớp học, đồ dùng đồ chơi của trẻ đảm bảo sạch sẽ.
- Tẩy giun định kỳ từ sáu tháng đến một năm/ một lần. Trong trường hợp nhiễm giun cần phải có giải pháp điều trị triệt để.
Trên đây là một số thông tin giúp các bạn biết được trứng giun kim có đặc điểm gì cũng như vị trí giun kim thường ký sinh trong cơ thể. Về cơ bản, bạn cần có giải pháp phòng ngừa giun hiệu quả để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.