Điều trị bệnh Crohn ở trẻ em như thế nào?

Bài được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Theo Tổ chức Crohn’s and Colitis của Hoa Kỳ, bệnh Crohn ảnh hưởng đến hơn nửa triệu người Mỹ. Hầu hết được chẩn đoán mắc bệnh trong độ tuổi 20 và 30, nhưng một số bắt đầu xuất hiện các triệu chứng trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Khoảng 20% các trường hợp bệnh Crohn xảy ra ở trẻ em. Vậy, làm thế nào để điều trị bệnh Crohn ở trẻ em?

1. Bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột . Theo Quỹ Crohn's & Colitis (CCF), có khoảng 780.000 người Mỹ mắc chứng bệnh này.

Bệnh Crohn thường xảy ra ở ruột nonruột kết. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Mức độ nghiêm trọng của Crohn là từ nhẹ đến suy nhược. Các triệu chứng khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến bùng phát và biến chứng đe dọa tính mạng.

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột gây sưng tấy niêm mạc đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn đúng cách. Tình trạng viêm có thể dẫn đến các triệu chứng, bao gồm:

Nhiều trẻ em vẫn đang trải qua tuổi dậy thì khi chúng được chẩn đoán. Căn bệnh này có thể khiến trẻ chậm phát triển và làm xương yếu đi.

Cố gắng kết hợp các công việc ở trường và sinh hoạt hàng ngày với những cơn bùng phát bất ngờ của Crohn có thể là một thách thức đối với trẻ em. Tuy vậy, có những phương pháp điều trị có thể giúp con bạn kiểm soát các triệu chứng và đối phó với những ảnh hưởng của bệnh.

2. Bệnh Crohn ở trẻ em

Hầu hết những người mắc bệnh Crohn được chẩn đoán ở độ tuổi 20 và 30, nhưng IBD cũng có thể phát triển ở trẻ em. Xấp xỉ 1 trong 4 người bị IBD cho thấy các triệu chứng trước 20 tuổi (theo một đánh giá năm 2016).

Bệnh Crohn chỉ liên quan đến ruột kết thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Điều này đồng nghĩa với việc rất khó phân biệt giữa Crohn và viêm loét đại tràng cho đến khi trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác.

Điều trị đúng cách đối với bệnh Crohn ở trẻ em là rất quan trọng vì bệnh Crohn không được điều trị có thể dẫn đến chậm phát triển và yếu xương. Nó cũng có thể gây ra vấn đề về tâm lý đáng kể trong giai đoạn này của cuộc đời. Việc điều trị Crohn bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh.
  • Aminosalicylate.
  • Sinh học.
  • Điều hòa miễn dịch.
  • Steroid.
  • Thay đổi chế độ ăn uống.

Thuốc Crohn có thể có một số tác dụng phụ đáng kể đối với trẻ em. Vậy nên bạn phải trao đổi kỹ với bác sĩ của con bạn để tìm ra phương án điều trị phù hợp.

Trẻ đau bụng
Bệnh Crohn chỉ liên quan đến ruột kết thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên

3. Điều trị bệnh Crohn ở trẻ em

Đối với những người trẻ đang đối phó với bệnh Crohn, điều quan trọng là phải tìm ra phương pháp điều trị làm giảm các triệu chứng mà không gây ra các tác dụng phụ có hại. Một số loại thuốc có thể nguy hiểm hơn đối với trẻ em. Ví dụ như infliximab (Remicade), thường được sử dụng để điều trị bệnh Crohn ở người lớn.

Infliximab có thể có hiệu quả trong việc điều trị cho người lớn, nhưng nó đã được phát hiện là gây ung thư tế bào T tế bào gan ở một số trẻ em, đặc biệt là ở những trẻ đang dùng một số loại thuốc Crohn khác. Đây là một loại ung thư hiếm gặp, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, Remicade gần đây đã được FDA chấp thuận để điều trị cho trẻ em mắc bệnh Crohn từ trung bình đến nặng không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ giúp bạn cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của phương pháp này hoặc bất kỳ phương pháp điều trị nào khác.

Hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng của con. Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể giúp con bạn mà không gây ra tác động tiêu cực nghiêm trọng. Đôi khi, khi các phương pháp điều trị y tế không kiểm soát được các triệu chứng của con bạn thì sẽ cần cân nhắc đến phương án phẫu thuật.

3.1. Các phương pháp điều trị y tế thông thường

Aminosalicylate:

Loại thuốc được ưu tiên để điều trị bệnh Crohn ở trẻ em là aminosalicylate (5-ASAs). Đây là một nhóm thuốc có thể làm giảm viêm nhiễm ở đường tiêu hóa. Vì tình trạng viêm thường làm khởi phát các triệu chứng bệnh Crohn nên 5-ASA có thể giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát.

Tuy nhiên, những loại thuốc này có những tác dụng phụ tiềm ẩn; bao gồm đau đầu, đau quặn bụng và đầy hơi. Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ em dùng 5-ASAs có thể bị rụng tóc và phát ban trên da. Thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ sưng tấy quanh tim, phổi và tuyến tụy.

Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh cũng là một loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh Crohn cho trẻ em. Thuốc kháng sinh thông thường cho Crohn bao gồm metronidazole và ciprofloxacin (Cipro), cả hai đều được kê đơn với liều lượng nhẹ hơn cho trẻ em. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tình trạng viêm trong đường tiêu hóa, giúp giảm sự tái phát của các triệu chứng.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh cũng là một loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh Crohn cho trẻ em

Mỗi loại thuốc kháng sinh đều có các tác dụng phụ có thể xảy ra. Metronidazole có thể gây buồn nôn, nôn và chán ăn. Khi sử dụng trong thời gian dài, thuốc cũng có thể gây ra cảm giác ngứa ran ở bàn tay và bàn chân. Ciprofloxacin có thể gây nhức đầu, phát ban và tiêu chảy, trong một số trường hợp hiếm hoi có thể gây viêm gân và đứt gân.

Steroid:

Thuốc steroid ở dạng corticosteroid cũng có thể được kê đơn cho một số trẻ bị bệnh Crohn.

Những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu, vì vậy, chúng hiếm khi là lựa chọn ưu tiên để điều trị lâu dài. Corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây ở trẻ em:

  • Mụn.
  • Sưng mặt.
  • Tăng cân.
  • Mọc tóc, lông ở vị trí không mong muốn.
  • Tâm trạng lâng lâng.
  • Thay đổi tính cách.
  • Huyết áp cao.

Những tác dụng phụ này thường biến mất khi bác sĩ giảm liều lượng hoặc cho trẻ ngừng sử dụng corticosteroid.

Thuốc ức chế miễn dịch:

Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (chẳng hạn như azathioprine hoặc 6-mercaptopurine), có thể được sử dụng để giúp cai sữa hoặc giảm việc sử dụng corticosteroid.

Những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn.
  • Cơn sốt.
  • Phát ban.
  • Viêm gan hoặc tuyến tụy.
  • Giảm bạch cầu và tiểu cầu trong máu.

Thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư hạch.

3.2. Điều trị Crohn ở trẻ em thông qua dinh dưỡng

Chế độ ăn:

Nếu bạn cảnh giác về các tác dụng phụ tiềm ẩn của các loại thuốc kể trên, xử lý các triệu chứng của con bạn thông qua chế độ ăn uống và dinh dưỡng có thể là lựa chọn tốt nhất. Để giúp ngăn ngừa cơn bùng phát, bạn nên tránh cho trẻ ăn một số loại thực phẩm có thể làm các triệu chứng thêm trầm trọng như thức ăn cay, đậu và có thể là các sản phẩm từ sữa.

Mặc dù nhiều trường hợp bệnh Crohn quá nặng không thể xử lý chỉ bằng chế độ ăn uống nhưng đảm bảo rằng con bạn có một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giảm các triệu chứng. Hãy chắc chắn rằng chúng ăn đủ protein nạc, trái cây và rau. Bên cạnh đó, bạn nên cho con ăn thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan; chẳng hạn như nước sốt táo, quả việt quất và bột yến mạch. Chúng cũng có thể cần bổ sung canxi nếu như bị yếu xương do bệnh Crohn. Các chất bổ sung vitamin và khoáng chất khác cũng thường được khuyến khích.

Sản phẩm từ sữa
Bạn nên tránh cho trẻ ăn các sản phẩm từ sữa

Chế độ dinh dưỡng đường ruột chọn lọc:

Một số gia đình đã thử thành công chế độ dinh dưỡng đường ruột chọn lọc (EEN), bao gồm việc sử dụng chọn lọc các công thức dạng lỏng đặc biệt giúp kháng viêm. Nhiều trẻ cảm thấy thấy sữa công thức không ngon nên thường phải cho trẻ uống qua ống dẫn thức ăn được đưa qua mũi, dạ dày hoặc đôi khi là qua tĩnh mạch.

Mặc dù đây là một phương pháp an toàn để chống lại các tác động của bệnh Crohn nhưng nó có thể mất một khoảng thời gian đáng kể, gây bất tiện cho nhiều gia đình. Hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn để xem liệu EEN có thể là một lựa chọn tốt cho gia đình bạn hay không.

4. Triển vọng cho trẻ em bị bệnh Crohn

Vì bệnh Crohn là một bệnh mãn tính nên điều quan trọng là phải duy trì sự theo dõi của bác sĩ trong suốt cuộc đời của con bạn. Con bạn có thể sẽ có những giai đoạn thuyên giảm và bùng phát, thường không thể đoán trước được. Tuy nhiên, bằng cách làm việc với bác sĩ, bạn có thể tìm ra kế hoạch điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng của con và hạn chế các tác động tiêu cực. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xem xét các phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn, an toàn hơn và có thể tạo ra các đợt thuyên giảm lâu dài hoặc thậm chí vĩnh viễn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

212 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan