Chảy máu trong ổ bụng không do chấn thương: Chẩn đoán và điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm 17 năm trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa gan mật, đồng thời có trên 09 năm kinh nghiệm nội soi can thiệp.

Chảy máu trong ổ bụng không do chấn thương là tình trạng chảy máu tự phát. Đó có thể là chảy máu trong ổ bụng do bệnh lý gây biến chứng. Để chẩn đoán và điều trị chảy máu trong ổ bụng cần phải mở bụng.

1. Chảy máu trong ổ bụng không do chấn thương là gì?

Chảy máu trong ổ bụng không do chấn thương là tình trạng chảy máu tự phát ở các cơ quan tạng như lách, gan, thận, tuyến thượng thận, cơ quan phụ khoa. Nguyên nhân gây chảy máu có thể là do:

2. Biểu hiện chảy máu trong ổ bụng trên lâm sàng

Đau bung
Đau bụng là một trong các biểu hiện của chảy máu trong ổ bụng

Chảy máu trong ổ bụng thường khó phát hiện vì không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng cho đến khi tình trạng xuất huyết nặng cần phải cấp cứu. Khi đó, người bệnh có biểu hiện như:

  • Đau bụng
  • Da tái, niêm mạc nhợt, đổ mồ hôi (do mất máu)
  • Bụng trướng
  • Nôn, bí trung, đại tiện.

3. Chẩn đoán chảy máu trong ổ bụng

Chẩn đoán chảy máu trong ổ bụng sử dụng các kỹ thuật sau:

  • Xét nghiệm máu: Các chỉ số HC, HCT và Hematocrit giảm.
  • Siêu âm, chụp X-quang: Phát hiện có dịch trong ổ bụng, dưới hoành, rãnh đại tràng thành bụng, túi cùng Douglas.
  • Chụp CT scan cản quang: phát hiện vị trí và mức độ lan rộng của dịch trong ổ bụng. Khối xuất huyết có đậm độ cao.
  • Chọc dò ổ bụng: Hút được máu không đông.

4. Điều trị chảy máu trong ổ bụng

Chảy máu ổ bụng
Trường hợp bệnh nhân bị vỡ khối ung thư gan gây ra chảy máu trong ổ bụng cần được khâu vùng tổn thương để cầm máu

Điều trị phẫu thuật đối với chảy máu trong ổ bụng không do chấn thương nói riêng và chảy máu trong ổ bụng nói chung, cụ thể:

  • Hồi sức hô hấp (trường hợp cần thiết có thể đặt nội khí quản).
  • Cầm máu tại vị trí thương tổn.
  • Hút và làm sạch máu trong ổ bụng.
  • Kiểm tra toàn bộ các tạng trong bụng để tìm tổn thương, xác định nguyên nhân gây chảy máu để điều trị.
  • Khôi phục tuần hoàn.

Tùy vào nguyên nhân gây chảy máu trong ổ bụng sẽ có cách điều trị cụ thể như sau:

  • Vỡ do phình động mạch gan: Thắt động mạch gan.
  • Vỡ do phình động mạch lách: Phẫu thuật cắt lách, cắt hoặc khâu đoạn phần phình mạch.
  • Vỡ do phình mạch mạc treo ruột: Phẫu thuật cắt bỏ hoặc khâu đoạn mạch bị phình. Tuy nhiên, cần kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của đoạn ruột ứng với đoạn mạch cắt bỏ, nếu thiếu máu phải cắt đoạn ruột tương ứng.
  • Vỡ khối ung thư gan: Khâu vùng thương tổn gây chảy máu trong ổ bụng để cầm máu và kết hợp thắt động mạch gan.
  • Vỡ thai ngoài tử cung: Tùy vào vị trí thai xuất hiện, có thể phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng bên phía thai vỡ, phẫu thuật lấy thai, làm sạch ổ bụng và đặt dẫn lưu.
  • Vỡ nang Graff: Điều trị cầm máu, cắt bỏ phần chảy máu, sau đó khâu lại buồng trứng tại vùng nang bị vỡ.

Chảy máu trong ổ bụng không do chấn thương thường xuất phát từ các tạng và do bệnh lý ở tạng gây ra. Chụp X-quang hoặc CT scan có cản quang là 2 kỹ thuật chẩn đoán phổ biến. Điều trị chảy máu trong ổ bụng thường phải phẫu thuật để cầm máu và loại bỏ nguyên nhân gây chảy máu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

14K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan