Đột quỵ có thể phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội tim mạch - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đột quỵ xảy ra khi bị vỡ hoặc tắc nghẽn một mạch máu ở não. Nếu không chữa trị, những tế bào não sẽ nhanh chóng chết đi. Kết quả là người bệnh sẽ bị thương tật nặng hay tử vong.

1. Tăng cường tập thể dục

Tập thể dục đóng góp vào việc giảm cân, giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, nhưng phải duy trì thường xuyên mới có hiệu quả. Mục tiêu của bạn: Tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần.

Không nhất thiết phải có chế độ và bài tập gì cao siêu. Hãy thực hiện đi bộ quanh khu nhà mỗi sáng; tập thể dục với bạn bè, theo nhóm. Đi cầu thang bộ thay vì thang máy khi bạn có thể.

Khi tập thể dục bạn chỉ nên gắng sức ở mức độ nhất định. Ở người lớn khỏe mạnh cần tập thể dục thể thao tăng cường nhịp hô hấp, nhịp tim cường độ trung bình đến mạnh ít nhất 40 phút/ngày, 3 - 4 ngày/ tuần. Nếu không có 30 phút liên tục để tập thể dục, hãy chia thành các buổi 10-15 phút một vài lần trong ngày.

2. Hạ huyết áp

Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu không kiểm soát được. Vì thế kiểm soát huyết áp vô cùng quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ.

Hạn chế muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao, cần giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế sử dụng các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao. Lượng muối < 2.300mg/ngày cho người bình thường và < 1.500mg/ngày cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mãn và ≥ 51 tuổi.

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả cung cấp nhiều kali có lợi và có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Những thức ăn giàu kali như: chuối, khoai lang, khoai tây, cà chua, các loại đậu...

Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và sản phẩm làm từ sữa ít chất béo, giảm mỡ bão hòa được khuyến cáo để hạ huyết áp.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega - 3 là một axit béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ. Mỗi tuần vài 3 lần thu nhận axit béo hệ omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, các loại quả và hạt như quả óc chó... sẽ có tác dụng rất tốt để bảo vệ mạch máu.


Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega - 3 là một axit béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega - 3 là một axit béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ

Nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ có trong các nguồn thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu...

Bên cạnh đó, những người có tiền sử cao huyết áp cần chú ý dùng thuốc giảm huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc đều đặn hàng ngày để kiểm soát huyết áp phòng ngừa đột quỵ.

3. Kiểm soát đồ uống có cồn

Sự liên quan giữa rượu và não rất phức tạp. Rượu được báo cáo hiệu quả chống xơ vữa động mạch, kháng viêm và liên quan cải thiện cholesterol, chức năng tiểu cầu và đông máu, nhạy cảm insulin và giảm thấp nguy cơ cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết.

Tuy nhiên cần phải biết tiết chế: Nam có thể uống ≤ 2 ly/ ngày và phụ nữ không có thai ≤ 1 ly /ngày có thể hợp lý. Ngược lại nếu uống rượu nhiều thì sẽ gia tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết và làm nặng hơn thiếu máu não dẫn đến đột quỵ. Bên cạnh đó, việc lạm dụng nhiều loại ma túy sau đó là rượu có liên quan đến cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết

Một khi bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ tăng lên. Do đó đừng uống rượu hoặc nếu có uống thì phải uống có kiểm soát. Hãy lựa chọn rượu vang đỏ thay vì rượu nặng.

4. Điều trị rung nhĩ

Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp và dẫn tới nguy cơ đột quỵ cao. Nếu có các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, nhịp tim rối loạn lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, hãy tới bác sĩ để khám và được điều trị.

5. Điều trị đái tháo đường

Bạn nên giữ đường huyết trong mức kiểm soát. Đường huyết cao sẽ hủy hoại mạch máu và dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch gây đột quỵ. Theo dõi đường huyết thường xuyên. Tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc để giữ mức đường huyết trong mức cho phép là cách để phòng ngừa đột quỵ.


Theo dõi đường huyết thường xuyên
Theo dõi đường huyết thường xuyên

6. Tránh xa thuốc lá

Hút thuốc làm tăng sự hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, việc dừng hút thuốc lá là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.

Tránh hút thuốc với người chưa hút và ngưng hút thuốc với người đang hút. Nên cấm hút thuốc ở nơi công cộng, để phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, tuy nhiên cần thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.

Nói tóm lại, bên cạnh các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi gây đột quỵ như tuổi, giới, chủng tộc, sinh thiếu cân (<2.500g), tiền sử gia đình đột quỵ/ thiếu máu não thoáng qua (cả cha hay mẹ), tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ phòng ngừa đột quỵ.

Bài viết tham khảo nguồn: Yersinclinic.com

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

NATTOSPES - Hỗ trợ tan cục máu đông, phục hồi tai biến mạch não

  • Giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu não;
  • Hỗ trợ phục hồi sau tai biến cho những người bị di chứng liệt, méo miệng, nói ngọng

Hiệu quả của Nattospes được nghiên cứu, chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện TW QĐ 108, BV Quân y 103, BV Bạch Mai. Kết quả cho thấy: 84% người dùng cải thiện khả năng vận động, méo miệng, rối loạn ý thức sau tai biến; 98% giảm nguy cơ tái phát tai biến mà không gặp tác dụng phụ.(*)

Nattospes

Thành phần: Nattokinase 300FU

Đối tượng sử dụng:

- Người sau tai biến mạch máu não có các di chứng liệt, méo miệng, nói ngọng.

- Người có nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch

Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Số GPQC: 01400/2019/ATTP-XNQC

(*) Kết quả nghiên cứu được công bố tại:

  • Bài viết của nhóm Bác sĩ Bệnh viện TW Quân đội 108 đăng trên Tạp chí Y dược lâm sàng 108 - Tập 3, Số đặc biệt tháng 11/2008
  • Bài viết của nhóm Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đăng trên Tạp chí Y học Thực hành (670) - số 8/2009
  • Luận văn thạc sĩ Y học của tác giả Nguyễn Chí Tuệ, Học viện Quân Y năm 2009
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe