Tìm hiểu về thuốc Secukinumab

Thuốc Secukinumab là thuốc kê đơn, dùng điều trị bệnh nhân bị vảy nến mức độ trung bình đến nặng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Secukinumab, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Thuốc Secukinumab là thuốc gì?

Thuốc Secukinumab thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Thuốc Secukinumab có thành phần chính là Secukinumab.

Thuốc Secukinumab được sản xuất công ty dược phẩm Norvatis Pharm – Thụy Sĩ. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha dung dịch tiêm dưới da, đóng gói dạng dung dịch đóng trong bút tiêm chứa 150mg, 300mg Secukinumab.

2. Thuốc Secukinumab có tác dụng gì?

Secukinumab là một loại kháng thể đơn dòng của người nhắm vào cytokine IL-17A để điều chỉnh giảm viêm trong bệnh vảy nến và bệnh da liễu tự miễn dịch.

Chỉ định sử dụng của thuốc Secukinumab:

  • Bệnh vảy nến thể mảng ở mức độ trung bình đến nặng ở những người bệnh người lớn có chỉ định điều trị đường toàn thân hay hoặc quang liệu pháp.
  • Bệnh viêm khớp vảy nến: đơn vị hoặc là kết hợp với Methotrexate được chỉ định với người bệnh người lớn bị viêm khớp vảy nến giai đoạn hoạt động khi đáp ứng không đầy đủ với trị liệu những thuốc chống thấp khớp làm thay đổi diễn biến của bệnh(DMARD).
  • Bệnh viêm cột sống dính khớp giai đoạn hoạt động đáp ứng không đầy đủ với cách trị liệu thông thường

Thuốc Secukinumab chống chỉ định dùng cho trường hợp phản ứng quá mẫn nặng với thành phần thuốc. Nhiễm trùng nặng, có biểu hiện trên lâm sàng (như lao giai đoạn hoạt động).

Cơ chế hoạt động:

Secukinumab là loại kháng thể đơn dòng IgG1. Secukinumab hoạt động nhắm vào IL-17A và ức chế tác động của IL-17A so với receptor IL-17 (receptor bộc lộ ở một vài loại tế bào khác nhau trong đó có tế bào sừng). Từ đó, Secukinumab sẽ ức chế sự giải phóng các cytokine tiền viêm, và chemokine, những chất trung gian của những mô bị tổn thương, làm giảm sự tham gia qua trung gian IL-17A trong những bệnh tự miễn và viêm. Một lượng Secukinumab phù hợp sẽ về lâm sàng đi đến da và làm giảm những marker viêm tại chỗ. Secukinumab làm giảm những dát đỏ, và giảm thâm nhiễm hay bong vảy ở những tổn thương vẩy nến mảng là kết quả trực tiếp của việc điều trị.

IL-17A là một cytokine tự nhiên có tác động lên đáp ứng viêm và miễn dịch bình thường. IL-17A đóng một vai trò chủ chốt trong sinh bệnh học của vảy nến thể mảng, và được điều chỉnh tăng lên trên da và có thương tổn so với vùng da thường.

Tác động về dược lực học: Ở những người bệnh điều trị bằng Secukinumab, nồng độ IL-17A toàn phần ở trong huyết thanh (IL-17A tự do và IL-17A gắn Secukinumab) ban đầu sẽ tăng. Sau đó sẽ giảm chậm do giảm sự thanh thải IL-17A gắn Secukinumab, điều này sẽ cho thấy Secukinumab bắt giữ có chọn lọc những IL-17A tự do và đóng vai trò chủ chốt trong sinh bệnh học của bệnh vảy nến thể mảng.

Trong một vài nghiên cứu về Secukinumab, có hiện tượng tăng sự xâm nhập vào thượng bì những bạch cầu đa nhân trung tính và một số những marker liên quan bạch cầu đa nhân trung tính ở tổn thương da của người bệnh vảy nến thể mảng, nhưng sau đó một đến hai tuần điều trị thì sẽ giảm rõ rệt.

3. Cách sử dụng của thuốc Secukinumab

3.1. Cách dùng thuốc Secukinumab

  • Hiện nay, thì thuốc sinh học Secukinumab hay được sử dụng chủ yếu với dạng tiêm. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào cánh tay, và đùi hoặc là bụng của người bệnh, và trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, thì người bệnh cần được theo dõi thận trọng bởi khả năng sẽ gặp tác dụng phụ sau tiêm là khá cao.
  • Người bệnh cần phải thăm khám định kỳ để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe. Liều dùng sẽ được các bác sĩ kê đơn tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe thực tế của mỗi người. Mặc dù sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng người bệnh cũng cần phải chuẩn bị tinh thần tốt để đối phó với những tác dụng phụ không mong muốn.

3.2. Liều dùng của thuốc Secukinumab

  • Bệnh vảy nến thể mảng: liều dùng khuyến cáo là 300mg secukinumab tiêm dưới da khởi đầu những tuần 0,1,2 và 3 sau đó duy trì liều hằng tháng từ tuần thứ 4, và mỗi liều 300mg được chia làm 2 lần 150mg tiêm ở dưới da
  • Bệnh viêm khớp vảy nến: đối với người bệnh đồng thời vảy nến thể mảng mức độ từ trung bình đến nặng thì liều khuyến cáo 300mg tiêm dưới da khởi đầu ở tuần thứ 0,1,2,3 sau đó sẽ dùng liều duy trì hàng tháng tính từ tuần thứ 4. Liều 300mg được chia làm 2 mũi tiêm 150mg ở dưới da. Đối với những người bệnh khác liều khuyến cáo là 150mg tiêm dưới da khởi đầu ở tuần 0,1,2, và 3 và sau đó duy trì tiếp hàng tháng ở tuần thứ 4.
  • Bệnh viêm cột sống dính khớp liều khuyến cáo là 150 mg và tiêm dưới da ở tuần 0,1,2 và 3, sau đó duy trì liều hằng tháng tính ở tuần thứ 4.
  • Dữ liệu lâm sàng cho thấy rằng đáp ứng điều trị thường sẽ sau 16 tuần. Cần cân nhắc ngừng điều trị những người bệnh không đáp ứng điều trị sau 16 tuần.
  • Cân nhắc ngừng điều trị ở người bệnh không đáp ứng sau hơn 16 tuần.

Xử lý khi quên liều:

  • Đây là loại thuốc được dùng theo đường tiêm và được thực hiện nhờ những chuyên gia y tế (bác sĩ và dược sĩ). Do vậy, tình trạng quên liều trong trường hợp này thường rất hiếm khi xảy ra, vì thường sẽ tuân thủ theo lịch trình mà bác sĩ đã chỉ định.

Xử trí khi quá liều:

  • Trong những nghiên cứu lâm sàng, đến hiện tại thì vẫn chưa có báo cáo trường hợp quá liều thuốc nào. Trong những trường hợp quá liều, cần phải theo dõi bệnh nhân thật cẩn thận để khi phát hiện bất kỳ một dấu hiệu, hay triệu chứng nào bất thường sẽ có những biện pháp điều trị toàn thân kịp thời nhất.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Secukinumab

  • Nhiễm khuẩn: sẽ có khả năng làm tăng các nguy cơ nhiễm trùng. Hầu hết là những nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ở mức độ từ nhẹ đến trung bình như viêm mũi họng và không cẩn phải ngừng việc điều trị. Nhiễm nấm Candidaniêm mạc ở mức độ không nặng thường sẽ gặp hơn ở nhóm người bệnh dùng Secukinumab so với nhóm dùng giả dược nên thận trọng khi cân nhắc việc sử dụng ở những người bệnh có nhiễm trùng mạn tính hoặc là tiền sử nhiễm trùng tái phát.
  • Bệnh Crohn’s: Cẩn thật lưu ý khi dùng cho những người bệnh mắc bệnh Crohn’s. Trong thử nghiệm lâm sàng, đã quan sát thấy một vài trường hợp bệnh nặng lên ở cả 2 nhóm dùng Secukinumab và giả dược. Những người bệnh đang điều trị bằng Secukinumab, và có bệnh Crohn’s cẩn phải được theo dõi chặt chẽ.
  • Các phản ứng quá mẫn: Nếu như phản ứng phản vệ hoặc là phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra, cần phải ngưng sử dụng Secukinumab ngay và tiến hành điều trị thích hợp.
  • Tiêm phòng: Không được tiêm vắc-xin sống đồng thời với dùng Secukinumab. Những người bệnh dùng Secukinumab có thể sẽ tiêm đồng thời vắc-xin bất hoạt hoặc là vắc-xin chết.
  • Thuốc ức chế miễn dịch đi kèm: tính an toàn và hiệu quả của Secukinumab khi phối hợp với những chất ức chế miễn dịch khác, bao gồm những chất sinh học hay quang trị liệu chưa vẫn được đánh giá.
  • Thời kỳ mang thai: Hiện không có đủ dữ liệu về việc sử dụng Secukinumab ở trên phụ nữ mang thai. Để thận trọng thì tốt nhất là nên tránh dùng cho những phụ nữ mang thai. Nên sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong suốt quá trình điều trị và ít nhất là 20 tuần sau khi điều trị.
  • Thời kỳ cho con bú: Vì các phản ứng bất lợi có thể sẽ có từ Secukinumab trong việc cho con bú sữa mẹ, quyết định nên dừng việc cho con bú khi trong và 20 tuần sau quá trình điều trị, hãy dừng điều trị bằng Secukinumab và cần được cân nhắc giữa lợi ích của việc cho con bú, và việc điều trị bằng Secukinumab cho bà mẹ.

5. Tác dụng phụ của thuốc Secukinumab

Như đã đề cập đến thì thuốc sinh học Secukinumab có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ sau khi tiêm vào cơ thể. Dưới đây sẽ là một số trường hợp thường gặp:

  • Người bệnh sau khi sử dụng thuốc có những triệu chứng cảm lạnh. Theo thống kê thì có đến 11% người bệnh sẽ gặp phải tác dụng phụ này.
  • Khoảng 4% người bệnh vảy nến sau khi tiêm Secukinumab sẽ bị tiêu chảy.
  • 2,5% người bệnh mắc chứng nhiễm trùng đường hô hấp khi mà được điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học Secukinumab.
  • Ngoài ra, nếu như người bệnh có tiền sử về viêm ruột, hay hiện tượng viêm sẽ có nguy cơ trở nên nặng nề hơn.
  • Sau khi sử dụng thuốc, thì cơ thể nhiều người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, huyết áp thấp, đầu choáng váng, mặt hoặc miệng và sưng cổ...
  • Một số đối tượng người bệnh có dấu hiệu khó chịu ở đường hô hấp, nóng, sốt, tức ngực và phát ban.
  • Sử dụng thuốc sinh học Secukinumab sẽ có khả năng ảnh hưởng cho gan và thận, hay tăng nguy cơ loãng xương,... Trường hợp ngưng sử dụng thuốc, người bệnh có khả năng sẽ bị tái phát vảy nến, thậm chí là bùng phát ở thể nặng hơn.

Bên cạnh các tác dụng phụ điển hình như trên, thì việc điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học thông thường có chi phí khá là đắt đỏ. Bên cạnh đó, thì người bệnh cũng có nguy cơ tái phát bệnh và hoàn toàn sẽ có khả năng phải sử dụng thuốc cho tới cuối đời. Chính vì vậy, trước khi chấp nhận điều trị, thì người bệnh cần cân nhắc và trao đổi thắc mắc với các bác sĩ chuyên khoa.

6. Tương tác thuốc Secukinumab

Ngoài những tác dụng phụ không mong muốn, ngược đọc nên lưu ý đến khả năng tương tác thuốc dưới đây:

  • Recombinant, Aldesleukin, Etanercept, Interferon alfa-n1, Peginnterferon alfa-2a, Peginterferon alfa-2b, Anakinra, Interferon alfa-n3, Interferon gamma-1b, Interferon alfa-2a, adalimumab.

Cần thông báo với các bác sĩ các thuốc đang sử dụng trước khi điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc Secukinumab, để có thể tránh tương tác thuốc nguy hại cho sức khỏe của mình.

Tiêm thuốc sinh học Secukinumab điều trị bệnh vảy nến mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên thì việc sử dụng thuốc có thể sẽ làm ức chế hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, những người bệnh cũng có nhiều nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn điều trị, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của những bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan