Bệnh vảy nến: Triệu chứng, Nguyên nhân và Điều trị

Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn, hay một rối loạn da gây tăng sinh tế bào da quá mức, dẫn đến các mảng da đỏ, dày có vảy, xuất hiện ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối hoặc lưng. Bệnh không lây nhưng có tính di truyền.

Triệu chứng của bệnh vảy nến

Các triệu chứng khác nhau tùy loại vảy nến. Một số triệu chứng phổ biến của vảy nến thể mảng (loại thường gặp nhất) bao gồm:

  • Mảng vảy đỏ (hoặc nâu, tím trên da tối màu), ngứa, có thể nứt và chảy máu.
  • Biến đổi móng tay (dễ bị vụn, xuất hiện các đốm nhỏ, rỗ, đổi màu).
  • Tổn thương da đầu:  Các mảng vảy, lớp vảy hoặc lớp vảy dày có thể xuất hiện trên da đầu.

Khoảng 10%-30% người bị vảy nến cũng mắc viêm khớp vảy nến, gây đau và sưng ở các khớp.

Vị trí vảy nến thường xuất hiện

Vảy nến thường xuất hiện ở:

  • Khuỷu tay và đầu gối
  • Da đầu
  • Móng tay và móng chân
  • Khuôn mặt và bên trong miệng
  • Vùng sinh dục
  • Lưng dưới
  • Bàn tay và bàn chân

Mức độ nghiêm trọng của bệnh được xác định dựa trên tỷ lệ diện tích cơ thể bị ảnh hưởng. Có thể phân loại thành:

  • Nhẹ: Dưới 5% diện tích cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Trung bình: 5-10% diện tích cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Nặng: Hơn 10% diện tích cơ thể bị ảnh hưởng.

Khoảng 80% các trường hợp bị vảy nến là nhẹ đến trung bình.

Có nhiều loại vảy nến khác nhau, bao gồm:

  • Vẩy nến thể mảng: Đây là loại phổ biến nhất, gây ra các mảng da khô, ngứa.
  • Vảy nến ở móng: Khi ảnh hưởng đến móng, móng có thể bị rỗ và đổi màu, thậm chí bị lỏng hoặc tách khỏi nền móng.
  • Vảy nến da đầu: xuất hiện dưới dạng các lớp vảy mỏng hoặc dày bao phủ toàn bộ da đầu.
  • Vảy nến thể mủ: Làm da xuất hiện vảy kèm theo các mụn nhỏ chứa mủ, thông thường ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Vảy nến thể giọt: Thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên, xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ màu hồng, đỏ, nâu hoặc tím, chủ yếu ở thân và tứ chi.
  • Vảy nến đảo ngược: Phát ban vẩy nến nhẵn bóng ở các nếp gấp da, như nách, bẹn và dưới ngực.
  • Vảy nến đỏ da: Gây đỏ da toàn thân và bong tróc từng lớp, cần được điều trị ngay do có thể gây bệnh nghiêm trọng.
Bệnh vảy nến gây ra các mảng da đỏ, dày có vảy, xuất hiện ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối hoặc lưng.
Bệnh vảy nến gây ra các mảng da đỏ, dày có vảy, xuất hiện ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối hoặc lưng.

Nguyên nhân của bệnh vảy nến

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng các chuyên gia cho rằng đây là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó hệ miễn dịch bị kích thích và gây viêm nhiễm, khiến tế bào da mới phát triển quá nhanh (từ 3-4 ngày thay vì 10-30 ngày). Bệnh có xu hướng di truyền.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh vẩy nến

  • Gen di truyền: Khi mắc bệnh vẩy nến, các gen kiểm soát tín hiệu của hệ miễn dịch có sự trục trặc. Thay vì bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập, hệ miễn dịch lại thúc đẩy viêm và khiến tế bào da tăng sinh nhanh chóng. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 80 gen khác biệt ở người mắc bệnh vẩy nến, và cho rằng cần nhiều hơn một gen để gây ra bệnh và đang tìm kiếm các gen chính. Khoảng 10/100 người mang gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến, nhưng chỉ có khoảng hai hoặc ba người thực sự mắc bệnh.
  • Rượu: Người uống nhiều rượu, đặc biệt là nam giới trẻ, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Rượu cũng làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Hút thuốc cũng làm giảm hiệu quả trong việc loại bỏ triệu chứng và có liên hệ mật thiết với dạng vẩy nến mủ khó điều trị, ảnh hưởng đến lòng bàn tay và bàn chân.

Các tình trạng bệnh khác liên quan đến bệnh vẩy nến bao gồm:

Điều trị bệnh vẩy nến

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Một số phương pháp làm chậm sự tăng sinh của tế bào da mới, số khác làm giảm ngứa và khô da. Bác sĩ sẽ chọn kế hoạch điều trị phù hợp dựa trên kích thước và vị trí của phát ban, độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể, và các yếu tố khác. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Thuốc điều trị vẩy nến
    • Kem steroid
    • Kem bôi đặc trị roflumilast
    • Kem dưỡng ẩm cho da khô
    • Axit salicylic
    • Nhựa than đá (điều trị phổ biến cho vẩy nến da đầu, có trong các loại lotion, kem, bọt, dầu gội, và dung dịch tắm)
    • Kem hoặc thuốc mỡ chứa vitamin D (loại mạnh do bác sĩ kê đơn - vitamin D từ thực phẩm và viên uống không có tác dụng)
    • Kem retinoid
    • Chất ức chế calcineurin
    • Anthralin
  • Điều trị cho trường hợp vẩy nến trung bình đến nặng bao gồm:
    • Methotrexate
    • Retinoid
    • Cyclosporine
  • Điều trị sinh học: Các phương pháp này hoạt động bằng cách chặn một phần của hệ miễn dịch đang hoạt động quá mức trong bệnh vẩy nến.
  • Điều trị không sinh học
  • Chất ức chế enzyme
  • Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) 

Biện pháp điều trị tại nhà cho bệnh vẩy nến

Có một số liệu pháp tự nhiên bạn có thể áp dụng để giúp giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến. 

  • Kem bôi chiết xuất nho Oregon
  • Các loại kem dưỡng tăng cường độ ẩm, có thể ủ kem trong màng bọc trên da
  • Kem bôi chứa capsaicin
  • Axit béo omega-3
  • Nha đam
  • Tắm bột yến mạch

Các giai đoạn của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến không có giai đoạn xác định, nhưng có thể tiến triển và các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. Nên thảo luận với bác sĩ để tránh biến chứng nặng hơn.

Biến chứng của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể gây ra các biến chứng như:

Chung sống với bệnh vảy nến

Chế độ ăn cho người bệnh vẩy nến: hạn chế một số thực phẩm có thể làm nặng thêm triệu chứng như rượu, sữa, thịt đỏ và thực phẩm chứa gluten.

Quản lý bệnh vảy nến

  • Tắm nước ấm, không lau khô mạnh, không chà xát.
  • Dưỡng ẩm bằng kem dày.
  • Tắm nắng tự nhiên
  • Tập thể dục, ngủ đủ giấc, và thực hành thư giãn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe