Tìm hiểu thuốc mê đường tĩnh mạch

Gây mê là dùng các thuốc mê để đưa vào cơ thể người bệnh, có thể qua đường hô hấp hoặc đường tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng mê có phục hồi. Bệnh nhân có thể tự thở hoặc thở có kiểm soát chủ động trong quá trình gây mê.

1. Thuốc mê đường tĩnh mạch

Trong gây tê tại chỗ và gây tê vùng, thuốc tê tĩnh mạch thường được dùng để khởi mê, duy trì mê và an thần. Sự dịch chuyển vật lý vào và ra khỏi não tác động vào thời gian khởi phát và kết thúc nhanh của thuốc mê.

Một số loại thuốc mê đường tĩnh mạch như propofol, etomidat, thiopental..sau khi được tiêm một liều bolus, các loại thuốc này sẽ phân bố nhanh vào các mô được tưới máu nhiều, chẳng hạn như tim, não....gây tác dụng rất nhanh. Vì thuốc tiếp tục phân bố vào cơ và mô mỡ, nồng độ huyết tương giảm nhanh.

Các loại thuốc này sẽ tái phân bổ nhanh ra khỏi não và kết thúc tác dụng khi nồng độ huyết tương giảm đến một mức nhất định. Vì sự thanh lọc trong cơ thể vẫn cần phải xảy ra, chẳng hạn như quá trình chuyển hóa ở gan, đào thải ở thận, nên phần thuốc còn hoạt tính vẫn ở trong cơ thể.

Thuốc mê đường tĩnh mạch gồm một số đặc điểm sau:

  • Thuốc được đưa vào bằng tĩnh mạch
  • Quá trình khởi mê được gây ra một cách dễ chịu
  • Thuốc không có tác dụng giảm đau
  • Thuốc có tác dụng gây ngủ nhanh, tỉnh tốt với ít tác dụng phụ
  • Có thể giải phóng hoặc không giải phóng Histamin
  • Đa số các loại thuốc có tác dụng giảm áp lực nội sọ
  • Được phân thành hai nhóm chính: không phải Barbituric và Barbiturat
Thiopental
Thuốc mê Thiopental

Một số thuốc mê đường tĩnh mạch thường được sử dụng:

  • Propofol: do giãn cả động mạch và tĩnh mạch nên thuốc thường gây hạ huyết áp rất nhanh trong lúc khởi mê. Tác dụng giảm đau của thuốc yếu với nồng độ gây ngủ. Tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, thuốc có gây giảm tần số và thể tích khí lưu thông. Vì vậy trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu khối lượng tuần hoàn, rất khó để bù trừ.
  • Ketamin: đây là loại thuốc mê đường tĩnh mạch thuộc nhóm barbituric, có thể được dùng bằng nhiều đường, chẳng hạn như tiêm, tĩnh mạch, uống, đặt hậu môn....Thuốc thường được sử dụng cho những bệnh nhân nhạy cảm với tác động lên hệ thần kinh trung ương gây mê phân ly, tăng áp lực nội sọ và lưu lượng máu, đáp ứng vận mạch não với CO2 không thay đổi.
  • Thiopental: thuốc có tác dụng rất nhanh đến các vị trí và phân bổ ban đầu nhanh gây tác động gần như ngay lập tức khi sử dụng liều duy nhất. Không nên sử dụng thuốc nhiều để gây mê bởi thuốc tích lũy nhiều nếu tiêm nhắc lại hoặc truyền liên tục. Thuốc có thể gây đau chỗ tiêm vì kích thích tĩnh mạch. Nếu tiêm Thiopental ra ngoài mạch máu, có thể dẫn tới tình trạng hoại tử mô.
  • Etomidat: thuốc có thể gây thay đổi tối thiểu ở nhịp tim, huyết áp và cung lượng tim. Tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, thuốc có thể gây giảm tần số và thể tích khí lưu thông, có thể xảy ra ngưng thở thoáng qua.
Thuốc Propofol
Thuốc Propofol

2. Chỉ định thuốc mê đường tĩnh mạch

Thuốc mê đường tĩnh mạch được chỉ định trong một số trường hợp sau đây:

  • Thực hiện phẫu thuật trong thời gian ngắn
  • Quá trình phẫu thuật không đòi hỏi giãn cơ
  • Thực hiện phẫu thuật ngoài ổ bụng, ngực
  • Gây mê cho bệnh nhân ngoại trú
  • Thực hiện gây mê tĩnh mạch toàn bộ liên tục
  • An thần trong quá trình hồi sức
  • Có đầy đủ phương tiện hô hấp và truyền dịch
  • Bệnh nhân có tình trạng hô hấp và tuần hoàn tương đối ổn định
Truyền dịch
Thuốc mê được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch

3. Chống chỉ định thuốc mê đường tĩnh mạch

Thuốc mê đường tĩnh mạch không được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với thuốc đang dùng
  • Phương tiện để cấp cứu hô hấp tuần hoàn không đầy đủ
  • Không có đường truyền tĩnh mạch chắc chắn
  • Kỹ thuật viên gây mê còn thiếu kinh nghiệm
  • Không nên dùng thuốc mê đường tĩnh mạch trong các cuộc phẫu thuật lớn và kéo dài
  • Tình trạng hô hấp và tuần hoàn của người bệnh không ổn định
  • Bệnh nhân bị suy thận, suy gan
Bệnh nhân suy gan cấp hay gan mãn tính đều cần lọc gan nhân tạo
Bệnh nhân bị sơ gan không nên sử dụng thuốc gây mê đường tĩnh mạch

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc mê đường tĩnh mạch


Thuốc mê đường tĩnh mạch có thể gây ra một số tác dụng ngoài mong muốn, chủ yếu là do sử dụng không đúng liều lượng, bao gồm:

  • Tình trạng hô hấp, tuần hoàn bị suy nhược
  • Do sự nhạy cảm của bệnh nhân, có thể gây quá liều tuyệt đối
  • Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc với biểu hiện như sốt ác tính, nổi mẩn đỏ, hen suyễn, sốc...
  • Có thể gây suy gan
  • Bệnh nhân chậm tỉnh do thuốc tích lũy lâu
  • Xuất hiện cơn động kinh
  • Nếu tiêm ra ngoài mạch máu có thể dẫn tới tình trạng hoại tử mô
  • Có thể dẫn tới co thắt mạch rất mạnh và thiếu máu hạ lưu nếu tiêm vào động mạch
  • Đau tại vị trí tiêm

Thuốc mê tĩnh mạch là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do tính tiện lợi, thời gian gây mê nhanh và khá an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng ngoài mong muốn do thuốc gây ra, nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan