Thuốc Agilosart 50 là thuốc gì? Các tác dụng phụ của thuốc Agilosart

Thuốc Agilosart-H 50/12,5 mg bao gồm các thành phần là Losartan và Hydroclorothiazide. Đây là thuốc có tác dụng trong điều trị tăng huyết áp. Thuốc Agilosart-H 50 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói gồm hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim.

1. Thuốc Agilosart 50 là thuốc gì?

Các dạng bào chế của thuốc Agilosart:

  • Thuốc Agilosart 12.5, mỗi viên chứa Losartan kali 12,5mg. Thuốc có dạng viên nén tròn, bao phim màu vàng, hai mặt trơn, đường kính 6,0 mm.
  • Thuốc Agilosart 25 hay Agilosart 50, mỗi viên chứa Losartan kali 25mg hoặc 50mg.
  • Agilosart 100, mỗi viên chứa Losartan kali 100mg. Thuốc có dạng viên nén hình oval, bao phim màu hồng, một mặt trơn, một mặt có 1 vạch ngang, kích thước 6,5 mm x 12,5 mm.

Thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh lý tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình, sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc có công dụng làm hạ áp khác.

2. Tác dụng không mong muốn của thuốc Agilosart 50

Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc Agilosart 50, ADR > 1/100

  • Về hệ tim mạch như hạ huyết áp, đau tức vùng ngực.
  • Về hệ thần kinh trung ương bao gồm rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, choáng váng, mệt mỏi.
  • Về nội tiết-chuyển hóa như tăng kali huyết, hạ glucose máu.
  • Về hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, khó tiêu.
  • Về huyết học như hạ nhẹ hemoglobin và hematocrit.
  • Về thần kinh cơ-xương bao gồm đau lưng, đau chân, đau mỏi cơ.
  • Về thận như hạ acid uric huyết (khi sử dụng thuốc liều cao), nhiễm trùng đường niệu.
  • Về hệ hô hấp như ho (ít hơn khi dùng các chất ức chế ACE), sung huyết mũi hay viêm xoang.

Tác dụng không mong muốn ít gặp khi sử dụng thuốc Agilosart 50, ADR < 1/100

  • Về hệ tim mạch như hạ huyết áp thế đứng, đau tức vùng ngực, block A-V độ II, trống ngực, nhịp chậm xoang, nhịp tim nhanh, phù vùng mặt, đỏ mặt.
  • Về hệ thần kinh trung ương như rối loạn lo âu, mất điều hoà, lú lẫn, trầm cảm, đau nửa đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt.
  • Về da liễu như rụng tóc, viêm da, da khô, ban đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, mẩn ngứa, mày đay, vết bầm trên da.
  • Về nội tiết-chuyển hóa như bệnh gout.
  • Về hệ tiêu hóa như xuất hiện cảm giác chán ăn, táo bón, đầy hơi, nôn, mất vị giác, viêm dạ dày.
  • Về hệ sinh dục và tiết niệu như bất lực, suy giảm tình dục, tiểu nhiều, tiểu về đêm.
  • Gan: Tăng nhẹ các chỉ số về chức năng gan và tăng nhẹ bilirubin.
  • Thần kinh cơ xương như dị cảm, run, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau mỏi cơ bắp, đau xơ cơ.
  • Mắt như cảm giác nhìn mờ, viêm kết mạc, giảm thị lực, nóng rát và đau nhức mắt.
  • Tai như xuất hiện ù tai.
  • Thận như nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ creatinin hoặc urê.
  • Về chức năng hô hấp: Khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng.

Các tác dụng không mong muốn khác có thể gặp như toát mồ hôi.

Thận trọng: Cần phải giám sát đặc biệt và/hoặc giảm liều ở những người:

  • Người bị mất nước, điều trị bằng thuốc lợi tiểu và những người có những yếu tố khác dễ dẫn đến hạ huyết áp.
  • Người bị bệnh hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên, người chỉ còn một thận cũng có nguy cơ cao mắc tác dụng ngoại ý, cụ thể là tăng chỉ số creatinin và urê huyết.
  • Người mắc bệnh suy gan phải dùng liều điều trị thấp hơn.

3. Tương tác của thuốc Agilosart 50

  • Các thuốc chống tăng huyết áp khác: Tác động hạ huyết áp của thuốc Agilosart 50 có thể tăng thêm khi dùng kèm với các thuốc có tác dụng chống tăng huyết áp khác.
  • Các thuốc gây ảnh hưởng đến kali: Tác động mất kali của Hydroclorothiazid được giảm thiểu do tác động giữ kali của losartan. Tuy nhiên, tác động này của Hydroclorothiazid trên kali huyết thanh có khả năng xảy ra khi sử dụng phối hợp các thuốc khác gây mất kali và hạ kali trong máu. Ngược lại, khi dùng chung với các thuốc lợi tiểu có tác dụng giữ kali, bổ sung kali, các chất thay thế muối có chứa kali hoặc các thuốc gây tăng kali trong máu khác có thể làm tăng kali huyết thanh.
  • Lithi: Hoạt chất Losartan làm tăng nồng độ lithi huyết thanh, ngoài ra độ thanh thải thận của Lithi bị giảm bớt bởi Thiazid.
  • Losartan không ảnh hưởng đến dược động học của Digoxin đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Cimetidin khi được sử dụng kết hợp với thuốc Agilosart 50 làm tăng diện tích dưới đường cong (AUC) của losartan khoảng 18%, nhưng không ảnh hưởng đến dược động học của chất chuyển hóa có mang hoạt tính của Losartan.
  • Phenobarbital uống cùng với thuốc Agilosart 50 làm giảm khoảng 20% AUC của losartan và của chất chuyển hóa có hoạt tính.
  • Rifampicin, Aminoglutethimid, Carbamazepin, Nafcillin, Nevirapin, Phenytoin, làm giảm nồng độ Losartan và chất chuyển hóa trong huyết tương khi sử dụng đồng thời.
  • Thuốc Agilosart 50 làm tăng tác dụng các thuốc: Amifostin, thuốc hạ huyết áp, carvedilol, thuốc hạ đường huyết, lithi, thuốc lợi tiểu giữ kali, rituximab.
  • Các thuốc chống viêm nhóm phi steroid (NSAID) nhất là COX-2 dùng kết hợp với thuốc Agilosart 50 có thể gây suy thận, nên bác sĩ thường chỉ định theo dõi chức năng thận.
  • Rượu, barbiturat hay các loại thuốc ngủ gây nghiện: Tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.
  • Thuốc điều trị bệnh lý đái tháo đường (thuốc uống và insulin): Cần phải điều chỉnh liều do tăng glucose huyết.
  • Corticosteroid, ACTH: Làm tăng mất các loại điện giải, đặc biệt là giảm kali trong máu.
  • Amin tăng huyết áp ví dụ Norepinephrine: Có thể làm giảm đáp ứng với amin tăng huyết áp.
  • Thuốc giãn cơ như Tubocurarine: Có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ.
  • Thuốc chống viêm phi steroid: Có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu, natri niệu và tác dụng hạ huyết áp của thiazid ở một số người sử dụng thuốc.
  • Quinidin: Dễ gây xoắn đỉnh gây ra rung thất.
  • Làm giảm tác dụng của các thuốc có tác dụng chống đông máu, thuốc điều trị bệnh gout.
  • Làm tăng tác dụng của các loại thuốc gây mê, glycosid, vitamin D.
  • Nhựa cholestyramin hoặc colestipol: Có nguy cơ gắn thuốc lợi tiểu thiazid, làm giảm sự hấp thu những thuốc này qua đường tiêu hóa.
  • Làm tăng độc tính của digitalis và tăng nguy cơ loạn nhịp với những thuốc kéo dài khoảng QT như astemizol, terfenadin, halofantrin, pimozide và sotalol.
  • Allopurinol, Tetracyclin: Tăng độc tính khi dùng kết hợp với thiazid.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Agilosart 50

Trước khi điều trị bệnh với thuốc bạn cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

4.1. Chống chỉ định của thuốc Agilosart 50

Thuốc Agilosart-H được chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thành phần Losartan, với các Thiazid và các dẫn chất Sulphonamid hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hay bà mẹ đang trong thời gian cho con bú.
  • Hạ kali máu, tăng calci huyết.
  • Người bị bệnh suy gan nặng.
  • Người suy thận có creatinin máu > 250 mmol/lít hoặc kali huyết 25 mmol/lít hoặc hệ số thanh thải creatinin < 30 mmol/lít/phút.
  • Người bị vô niệu.

4.2. Lưu ý khác khi sử dụng thuốc Agilosart 50

  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Cũng như đối với các thuốc chống tăng huyết áp khác, nên thận trọng nếu dùng thuốc Agilosart 50 khi đang lái xe hay đang vận hành máy móc do thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đặc biệt khi bắt đầu điều trị hoặc khi tăng liều.
  • Thời kỳ mang thai: Chống chỉ định dùng thuốc Agilosart 50 cho phụ nữ đang mang thai. Dùng các thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống Renin-angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ có thể gây ra ít nước ối, hạ huyết áp, vô niệu, thiểu niệu, biến dạng sọ mặt và gây ra tử vong ở trẻ sơ sinh. Mặc dù, việc chỉ sử dụng thuốc ở ba tháng đầu của thai kỳ chưa thấy có liên quan đến nguy cơ cho thai nhi, nhưng khi phát hiện có thai, bạn cần phải ngừng thuốc càng sớm càng tốt.
  • Thời kỳ cho con bú: Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh hoạt chất Losartan có tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng thiazide qua được sữa mẹ. Do tác dụng có hại đối với trẻ em đang bú mẹ, nên cần quyết định hoặc ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, tùy theo tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đối với người mẹ.

Thuốc Agilosart-H 50/12,5 mg bao gồm các thành phần là Losartan và Hydroclorothiazide. Đây là thuốc có tác dụng trong điều trị tăng huyết áp. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Huyết áp hạ thấp nên làm thế nào?
    Huyết áp hạ thấp nên làm thế nào?

    Em có bệnh tăng huyết áp, đã uống thuốc điều trị 10 năm. Khi uống thuốc, huyết áp bình thường 120/80. Nhiều lần em bị hạ huyết áp còn 100/ 60 hoặc 110/ 70 và bị đau đầu nhiều. Vậy ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • biviminal
    Công dụng thuốc Synartan

    Thuốc Synartan có thành phần chính là Candesartan Cilexetil với công dụng điều trị tăng huyết áp và suy tim sung huyết mãn tính. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cleviprex
    Công dụng thuốc Cleviprex

    Thuốc Cleviprex có hoạt chất chính là Clevidipine, có công dụng làm giãn cơ trơn mạch máu. Thuốc được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp. Vậy liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Cleviprex là ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Adostan
    Công dụng thuốc Adostan

    Thuốc Adostan thuộc nhóm thuốc tim mạch, có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp từ mức nhẹ đến trung bình. Vậy cụ thể thuốc Adostan có tác dụng gì và được chỉ định dùng cho những trường hợp ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Sartanim
    Công dụng thuốc Sartanim

    Thuốc Sartanim là thuốc nhóm tim mạch, được dùng để điều trị bệnh lý tăng huyết áp. Thuốc có chứa thành phần chính là Losartan, bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói dạng vỉ, 10 viên nén. ...

    Đọc thêm