Tại sao một số loại thuốc phải được uống cùng hoặc sau thức ăn?

Điều trị nội khoa là một trong những phương pháp điều trị phổ biến với hầu hết những bệnh lý hiện nay. Để đạt được hiệu quả điều trị tối đa thì cách uống thuốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bệnh nhân cần biết rõ từng trường hợp, từng loại thuốc và thời điểm uống thuốc.

1. Cách uống thuốc phù hợp

Cách uống thuốc đúng phương pháp bao gồm rất nhiều yếu tố như không nên tự kê đơn và tự mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ điều trị, bởi điều này sẽ có nhiều nguy cơ uống thuốc không đúng bệnh và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Người bệnh nên uống ở tư thế ngồi hoặc đứng chứ không nên nằm uống hoặc uống xong nằm ngay, vì thuốc chưa được đưa xuống dạ dày sẽ có thể bị dính vào thành thực quản gây kích ứng thực quản đồng thời thuốc không thể phát huy được tác dụng điều trị bệnh.

Không nên nghiền nát hay cắn thuốc ra mà phải uống toàn bộ viên nén thuốc, vì sẽ giải phóng toàn bộ thuốc vào cơ thể cùng một lúc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Uống thuốc đúng liều, đều đặn để đạt hiệu quả tối đa. Bảo quản thuốc đúng cách, tùy vào từng loại thuốc mà sẽ có phương pháp bảo quản phù hợp, nhìn chung cần giữ thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh độ ẩm cao. Trước khi uống thuốc, bệnh nhân nên kiểm tra bao bì bên ngoài, hình dạng và màu sắc của thuốc xem có bất thường hay không. Không uống nhiều loại thuốc cùng lúc vì sẽ gây hại đối với dạ dày người bệnh, bên cạnh đó quá nhiều thuốc được đưa vào cơ thể sẽ làm giảm hiệu quả của từng loại thuốc. Không uống thuốc bù thuốc vì sẽ làm nồng độ thuốc có trong máu tăng lên cao, gây ra nhiều tác dụng không mong muốn... Trong đó, việc uống thuốc đúng thời điểm là rất quan trọng, thuốc có thể được uống khi bụng đói, uống thuốc khi ăn no hay uống thuốc sau bữa ăn tùy vào chỉ định cụ thể của từng loại bệnh lý khác nhau.

Uống thuốc đúng cách
Việc uống thuốc đúng thời điểm là rất quan trọng

2. Uống thuốc sau bữa ăn

Một số loại thuốc cần được uống cùng lúc hoặc sau khi ăn, bởi một số lý do chính như sau:

  • Giảm những tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn: Những loại thuốc như Allopurinol, Bromocriptine hay Madopar là những loại thuốc có thể gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn mà bệnh nhân cần uống thuốc sau bữa ăn.
  • Giảm tác dụng phụ kích ứng dạ dày như khó tiêu, viêm loét dạ dày... : Điển hình là nhóm thuốc Aspirin, thuốc kháng viêm không Steroid NSAID, corticoid... nên được uống cùng với thức ăn như bánh quy, sữa... để giảm những tác dụng phụ về đường tiêu hóa.
  • Điều trị những vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, trào ngược dạ dày, khó tiêu: Một số loại thuốc kháng axid được dùng sau bữa ăn để ngăn ngừa tình trạng ợ nóng, trào ngược... vì sau khi thức ăn vào dạ dày sẽ tiết ra axit, những thuốc này sẽ giúp cải thiện những triệu chứng trên..
  • Đảm bảo thuốc không bị trôi đi quá nhanh: Một số loại dược phẩm như nước súc miệng, Nystatin dạng lỏng, Gel Miconazole điều trị nấm miệng, loét miệng cần được dùng sau bữa ăn, vì thức ăn có thể làm trôi thuốc nếu dùng trước hay trong bữa ăn,
  • Đảm bảo thuốc được hấp thụ vào máu đúng cách: Một số loại thuốc cần được uống khi có thức ăn trong dạ dày và ruột để cơ thể có thể hấp thụ tốt, ví dụ như thuốc điều trị HIV Ritonavir, Saquinavir...
  • Giúp hệ tiêu hóa xử lý những thức ăn được đưa vào: Những loại thuốc điều trị tiểu đường bằng đường uống cần được uống trong bữa ăn để làm giảm đường máu ngay sau khi ăn, tránh được tình trạng hạ đường huyết. Một số chất bổ sung Enzyme điều trị trong bệnh lý viêm tụy mạn tính nên được sử dụng trong bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Uống thuốc
Một số loại thuốc cần được uống khi có thức ăn trong dạ dày và ruột để cơ thể có thể hấp thụ tốt

Để chính xác nhất về cách uống thuốc cũng như thời điểm uống thuốc trong ngày, bệnh nhân cần được tư vấn với bác sĩ điều trị và dược sĩ để nắm được thông tin một cách rõ ràng và cụ thể nhất.

Để hiệu quả điều trị được tối ưu hóa thì cách uống thuốc phù hợp là điều cần thiết, trong đó một số loại thuốc cần được chỉ định uống thuốc sau bữa ăn để giảm những tác động lên hệ tiêu hóa của người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tiêu chảy
    Tiêu chảy khi dùng thuốc Metformin phải làm sao?

    Bệnh nhân bị tiểu đường dùng thuốc Metformin là đi ngoài phân lỏng nhiều lần, khi ngưng thuốc metformin thì hết đi ngoài phân lỏng. Cho em hỏi có loại thuốc nào thay thế để kiểm soát tiểu đường không ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • genprid 2
    Công dụng của thuốc Genprid 2

    Thuốc Genprid 2mg được dùng để điều trị các trường hợp đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân không thể kiểm soát được lượng glucose máu bằng chế độ ăn. Thuốc được điều chế dạng viên nén, đây là loại ...

    Đọc thêm
  • mekoaryl
    Công dụng thuốc Mekoaryl

    Mekoaryl là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị tiểu đường không phụ thuộc insulin ở người lớn khi không thể kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn hay luyện tập thông thường. Việc sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Glimediab
    Công dụng thuốc Glimediab

    Glimediab là thuốc nội tiết có kê đơn dùng trong các trường hợp tiểu đường type 2. Khi dùng thuốc, người bệnh cần thận trọng để đảm bảo an toàn, tránh tương tác. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Glimediab ...

    Đọc thêm
  • Glyclamic
    Công dụng thuốc Glyclamic

    Thuốc Glyclamic thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố, được chỉ định điều trị đái tháo đường type 2 khi người bệnh áp dụng các chế độ ăn kiêng không đạt hiệu quả. Vậy thuốc Glyclamic sử dụng như thế ...

    Đọc thêm