Tác dụng về thuốc SoluMEDROL

Solumedrol thuộc nhóm thuốc kháng viêm, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng bất thường ở vỏ thượng thận, viêm màng ngoài tim, viêm khớp, tăng calci máu, rối loạn dị ứng,.... Tuy nhiên, vì thành phần Corticoid nên thuốc có thể đem lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

1. Thuốc Solumedrol có tác dụng gì?

Thuốc Solumedrol có thành phần chính là Methylprednisolon mang tính chất của glucocorticoid có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm và tăng cường miễn dịch dẫn tới ức chế thực bào, giảm số lượng tế bào viêm, giảm sự giãn mạch. Ngoài ra, methyl prednisolon còn có tác dụng thuỷ phân các chất béo, protein và đường carbohydrate dẫn tới tái phân bố dự trữ mỡ trong cơ thể. Thuốc Solumedrol thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Rối loạn nội tiết tố gây dị ứng, tăng calci máu;
  • Điều trị viêm màng ngoài tim;
  • Viêm khớp do vẩy nến;
  • Viêm đốt sống;
  • Viêm khớp sau chấn thương;
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống;
  • Các bệnh về da như viêm da tấy;
  • Điều trị rối loạn tiêu hoá;
  • Giảm phù;
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp;
  • Điều trị thiếu máu;
  • Điều trị suy vỏ thượng thận, tăng bẩm sinh sản thượng thận,...

Solumedrol chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2. Liều sử dụng của thuốc Solumedrol

Thuốc kháng viêm Solumedrol được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường tiêm là bắt buộc. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Solumedrol sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

  • Viêm khớp: Tiêm tại chỗ 4-80mg tuỳ lâm sàng;
  • Viêm da: Tiêm tại chỗ 20-60 mg tuỳ vào lâm sàng;
  • Viêm gân: Tiêm tại chỗ 4-40mg;
  • Rối loạn vỏ thượng thận: Tiêm tĩnh mạch 40 mg mỗi 2 tuần;
  • Thấp khớp: Tiêm tĩnh mạch 40-120 mg/ tuần;
  • Viêm da: Tiêm 40-120 mg mỗi 1-4 tuần;
  • Bệnh hen: Tiêm 80-120 mg mỗi tuần.

3. Tác dụng phụ của thuốc Solumedrol

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Solumedrol có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Trên tiêu hoá: Loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm tuỵ,...
  • Động kinh, chóng mặt, trầm cảm.
  • Chậm lành vết thương, xuất huyết.

Khi gặp phải các triệu chứng giống như mô tả, bệnh nhân cần ngừng dùng thuốc ngay và báo cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh biến chứng

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Solumedrol

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Solumedrol gồm có:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Solumedrol với bệnh nhân nhiễm herpes mắt, suy giảm chức năng gan và suy thận nặng.
  • Solumedrol có tác dụng phụ gây chóng mặt, động kinh có thể ảnh hưởng đến người lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Sử dụng đúng liều thuốc, tuyệt đối không dùng quá liều vì sẽ dẫn tới hiện tượng tích tụ thuốc trong cơ thể.
  • Không tự ý dùng thuốc trong quá trình điều trị vì có thể gây nặng thêm tình trạng bệnh đang mắc phải.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần sự tư vấn và giám sát của bác sĩ khi sử dụng Solumedrol.
  • Solumedrol có thể có tương tác thuốc với các thuốc điều trị nấm da (fluconazol, ketoconazol) hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin, thuốc chống đông máu heparin).

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Solumedrol, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Solumedrol là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Nguồn tham khảo: drugs.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan