Tác dụng của thuốc Strattera

Thuốc Strattera thuốc nhóm thuốc chống trầm cảm có thành phần chính atomoxetine thường được dùng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em trên 6 tuổi, thanh thiếu niên và người lớn. Vậy thuốc Strattera công dụng như thế nào?

1. Thuốc Strattera công dụng như thế nào?

Thuốc Strattera có thành phần chính Atomoxetine là chất ức chế chọn lọc mạnh đối với chất vận chuyển noradrenaline ở vị trí tiền synap, từ đó làm tăng đặc biệt norepinephrine và dopamine giúp cải thiện các triệu chứng ADHD. Thuốc cũng có tác động lên hệ tim mạch như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh. Atomoxetine có hai chất chuyển hoá với tác dụng khác nhau gồm:

  • 4- hydroxy atomoxetine: tương tự atomoxetine nhưng đồng thời thực hiện một số hoạt động ức chế chất vận chuyển serotonin
  • N- Desmethyl Atomoxetine: có hoạt tính dược lý kém hơn so với atomoxetine

Lưu ý Atomoxetine không phải là chất kích thích tâm thần và không phải là một dẫn xuất amphetamine. Thuốc Strattera thường được chỉ định trong các trường hợp rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên, thanh thiếu niên và người lớn. Các chống chỉ định của Strattera gồm có:

  • Bệnh nhân quá mẫn với Atomoxetine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân đang trong 2 tuần sau khi ngừng điều trị với thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO), cũng không nên bắt đầu điều trị bằng MAOI trong vòng 2 tuần sau khi ngưng dùng atomoxetine
  • Bệnh nhân bị glaucom góc hẹp, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh mạch máu não nặng (phình mạch não, đột quỵ), bệnh nhân đang hoặc có tiền căn mắc bệnh u tuỷ thượng thận

2. Liều sử dụng của thuốc Strattera

Cách dùng thuốc Strattera như sau:

  • Dùng liều hàng ngày duy nhất vào buổi sáng, nếu không đạt hiệu quả lâm sàng có thể chia làm 2 lần mỗi ngày đều vào buổi sáng và chiều muộn nhưng vẫn giữ nguyên liều lượng
  • Xem xét tình trạng tim mạch và tiền sử bệnh tim của bệnh nhân bao gồm huyết áp và nhịp tim
  • Theo dõi tình trạng tim mạch của bệnh nhân sau mỗi lần chỉnh liều và sau đó ít nhất 6 tháng/ lần. Nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng đối với bệnh nhi
  • Dừng Strattera ngay khi xảy ra các tác dụng phụ
  • Lưu ý không cần điều trị liên tục kéo dài bằng Strattera, có thể ngừng Strattera sau 1 năm nếu đánh giá bệnh nhân đã ổn định, không có nhu cầu điều trị tiếp tục
  • Thuốc Strattera có thể dùng chung với thức ăn hoặc không

Liều dùng thuốc:

  • Liều khởi đầu: 40 mg/ ngày được duy trì tối thiểu 7 ngày trước khi cân nhắc chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng và mức độ dung nạp của người bệnh
  • Liều duy trì khuyến cáo: 80 mg/ngày, có thể tăng lên tối đa 100 mg/ngày nếu chưa đáp ứng điều trị

Đối với trẻ em dưới 70kg:

  • Liều khởi đầu: 0,5 mg/kg/ngày được duy trì liều tối thiểu 7 ngày trước khi cân nhắc chỉnh liều
  • Liều duy trì tối đa: 1,2 mg/kg/ngày

Đối với trẻ em trên 70kg: Sử dụng liều như người lớn. Liều sử dụng đối với các đối tượng bệnh nhân đặc biệt như sau:

  • Bệnh nhân suy gan Child-Pugh B: liều khởi đầu và liều đích nên giảm 50% so với liều thông thường
  • Đối với bệnh nhân suy gan nặng Child-Pugh C: liều khởi đầu và liều đích nên giảm xuống 25% so với liều thông thường
  • Bệnh nhân suy thận đồng thời mắc ADHD có thể dùng liều thông thường của Strattera
  • Chưa có đánh giá về hiệu quả điều trị đối với người bệnh cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi

Sử dụng quá liều Strattera có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, buồn ngủ, chóng mặt, run, kích động, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, co giật hoặc kéo dài khoảng QT. Xử trí chủ yếu trong trường hợp này là thông thoáng đường thở, dùng than hoạt nếu triệu chứng xuất hiện 1 giờ sau khi uống, theo dõi sinh hiệu và điều trị hỗ trợ đi kèm.

3. Tác dụng phụ của thuốc Strattera

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Strattera có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu
  • Nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu
  • Tâm trạng thay đổi, kích động, lo lắng, trầm cảm
  • Chóng mặt, mệt mỏi, đau ngực, tăng huyết áp, nhịp tim tăng
  • Viêm da, ngứa, phát ban, giãn đồng tử
  • Ngất, run, đau nửa đầu, loạn cảm, co giật
  • Đánh trống ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, kéo dài khoảng QT
  • Bilirubin máu tăng, hội chứng tăng tiết mồ hôi
  • Hiếm gặp: Hội chứng Raynaud, vàng da, viêm gan, tổn thương gan, suy gan

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Strattera

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Strattera gồm có:

  • Theo dõi các hành vi của người bệnh khi sử dụng thuốc, vì có thể xảy ra các hành vi liên quan đến tự tử nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên
  • Sử dụng thận trọng Strattera trên các bệnh nhân tim mạch vì thuốc Strattera có thể gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim gây hậu quả như phì đại cơ tim
  • Dùng Strattera có thể khiến bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế đứng hoặc các trạng thái liên quan đến thay đổi nhịp tim, hạ huyết áp đột ngột
  • Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ trên mạch máu não nên được đánh giá các triệu chứng, dấu hiệu ảnh hưởng lên não sau mỗi lần thăm khám
  • Trẻ em và thanh thiếu niên điều trị lâu dài nên được theo dõi và cân nhắc giảm liều
  • Chỉ sử dụng Strattera trên phụ nữ mang thai nếu lợi ích đem lại cao hơn so với tác dụng không mong muốn, tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trên đối tượng ngày

Thuốc Strattera thuốc nhóm thuốc chống trầm cảm có thành phần chính atomoxetine thường được dùng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em trên 6 tuổi, thanh thiếu niên và người lớn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

382 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan