Công dụng thuốc Uptaflam

Thuốc Uptaflam dạng viên nén với tác dụng giảm đau nhanh chóng được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị dài ngày bệnh viêm khớp mạn tính, thoái hóa khớp. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng Uptaflam, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc Uptaflam trong bài viết sau đây.

1. Thuốc Uptaflam có tác dụng gì?

Thuốc Uptaflam là biệt dược có chứa hoạt chất diclofenac. Đây là một thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAID) được dùng để giảm đau và kháng viêm.

Thuốc Uptaflam là thuốc ETC được chỉ định trong: Điều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp, Thống kinh nguyên phát, Viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên.

2. Cách sử dụng của Uptaflam

2.1. Cách dùng thuốc Uptaflam

Thuốc Uptaflam được dùng đường uống

2.2. Liều dùng của thuốc Uptaflam

  • Đau cấp hay thống kinh nguyên phát: 2 viên x 3 lần/ ngày.
  • Đau tái phát, thống kinh tái phát: Liều đầu là 4 viên , sau đó 2 viên, 3 lần/ ngày. Liều tối đa 8 viên vào ngày thứ nhất, sau đó. 6 viên/ngày.
  • Thoái hóa (hư) khớp: 6 viên/ ngày, chia làm 2 – 3 lần. Liều trị dài ngày: 4 viên/ ngày; không nên dùng liều cao hơn.
  • Viêm khớp dạng thấp: 6 – 8 viên/ ngày, chia làm 3 – 4 lần. Tổng liều tối đa 8 viên/ngày. Điều trị dài ngày viêm khớp dạng thấp: 4 viên/ngày có thể tăng tới 8 viên/ ngày (nếu cần) , chia hai lần.
  • Đau cấp (viêm sau chấn thương, sưng nề) và đau mạn.
  • Viêm đốt sống cứng khớp: 1 viên x 4 lần/ngày, thêm 1 viên vào lúc đi ngủ nếu cần.
  • Viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên: Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: 1 – 3 mg/kg/ngày, chia làm 2-3 lần.

Xử lý khi quên liều: Tốt nhất vẫn là uống thuốc đúng thời gian bác sĩ kê đơn. Uống thuốc đúng thời gian sẽ bảo đảm tác dụng của thuốc được tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu, không nên uống bù khi thời gian quá xa cho lần uống tiếp theo.

Xử trí khi quá liều: Ngộ độc cấp diclofenac biểu hiện chủ yếu là các tác dụng phụ nặng lên hơn. Biện pháp chung là phải tức khắc gây nôn hoặc rửa dạ dày, có thể dùng than hoạt để giảm hấp thu thuốc ở ống tiêu hóa và ở chu kỳ gan ruột.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Uptaflam

  • Người có tiền sử rối loạn đông máu, loét, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa, bệnh nhân suy thận, suy gan, bị lupus ban đỏ toàn thân, tăng huyết áp hay bệnh tim có ứ nước hoặc phù.
  • Người bị nhiễm khuẩn.
  • Cần khám nhãn khoa cho người bệnh bị rối loạn thị giác khi dùng diclofenac.

Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng diclofenac cho người mang thai khi thật cần thiết và chỉ dùng với liều cần thiết thấp nhất. Không nên dùng thuốc cho người dự định mang thai và trong ba tháng cuối thai kỳ, vì nguy cơ ức chế tử cung co bóp và làm ống động mạch đóng sớm, gây tăng áp lực tiểu tuần hoàn không hồi phục, suy thận ở thai.

Thời kì cho con bú: Diclofenac được tiết vào sữa mẹ rất ít. Chưa có dữ liệu về tác dụng trên trẻ bú mẹ. Người mẹ cho con bú có thể dùng diclofenac nếu cần phải dùng thuốc chống viêm không steroid

4. Tác dụng phụ của thuốc Uptaflam

Thường gặp:

  • Nhức đầu, bồn chén. Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,
    trướng bụng, chán ăn, khó tiêu.
  • Tăng các transaminase. Ù tai.

Ít gặp:

  • Phù, dị ứng, choáng phản vệ kể cả tụt huyết áp, viêm mũi, mày đay.
  • Đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa, làm ổ loét tiến triển, nôn máu, tiêu chảy lẫn máu, kích ứng tại chỗ khi đặt thuốc. Buồn ngủ, ngủ gật, trầm cảm, mất ngủ, lo âu, khó chịu, dễ bị kích thích. Mày đay. Co thắt phế quản. Nhìn mờ, điểm tối thị giác, đau nhức mắt, nhìn đôi.

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5. Tương tác thuốc Uptaflam

Thuốc chống đông theo đường uống và heparin: Nguy cơ gây xuất huyết nặng.

Kháng sinh nhóm quinolon: có thể làm tăng tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương của kháng sinh nhóm quinolon, dẫn đến co giật. Aspirin hoặc glucocorticoid: Làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết tương và làm tăng nguy cơ cũng như làm tăng nghiêm trọng tổn thương dạ dày – ruột.

Diflunisal: làm tăng nồng độ diclofenac trong huyết tương và làm giảm độ thanh lọc diclofenac có thể gây chảy máu rất nặng ở đường tiêu hóa.

Lithi: Diclofenac cũng có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết thanh đến mức gây độc. Nếu buộc phải dùng đồng thời cần phải theo dõi người bệnh thật cẩn thận để phát hiện kịp thời dấu hiệu ngộ độc lithi và phải theo dõi nồng độ lithi trong máu một cách thường xuyên hơn. Phải điều chỉnh liều lithi trong và sau điều trị bằng diclofenac.

Digoxin: Diclofenac có thể làm tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh và kéo dài nửa đời của digoxin. Cần định lượng nồng độ digoxin trong máu và cần giảm liều digoxin nếu dùng đồng thời cả 2 thuốc. Ticlopidin: làm tăng nguy cơ chảy máu.

Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Uptaflam sẽ giúp quá trình sử dụng được an toàn và đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

70 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Bicapain 15
    Công dụng thuốc Bicapain 15

    Bicapain chứa hoạt chất chính là Meloxicam, thuộc nhóm giảm đau - kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc Bicapain được chỉ định trong điều trị viêm đau xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • ripaingesic
    Công dụng thuốc Ripaingesic

    Thuốc Ripaingesic được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Paracetamol 500mg và Diclofenac natri 50mg. Vậy thuốc Ripaingesic là thuốc gì, thuốc Ripaingesic có tác dụng gì và cách ...

    Đọc thêm
  • pipanzin
    Công dụng thuốc Pipanzin

    Thuốc Pipanzin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng viên bao tan trong ruột. Thuốc Pipanzin có thành phần chính là Pamtoprazol được chỉ định trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét ...

    Đọc thêm
  • fusamix
    Công dụng thuốc Fusamix

    Thuốc Fusamix được bào chế dưới dạng viên đạn đặt trực tràng, có thành phần chính là Piroxicam. Thuốc được sử dụng điều trị chống viêm, giảm đau cho các bệnh viêm khớp dạng thấp, gút, viêm cột sống dính ...

    Đọc thêm
  • Xedulas
    Công dụng thuốc Xedulas

    Xedulas chứa thành phần Etodolac, là một thuốc kháng viêm không steroid, thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Thuốc dùng để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, giảm đau sau phẫu thuật, giảm đau ở ...

    Đọc thêm