Công dụng thuốc Sibutra

Thuốc Sibutra có thành phần chính là Sulfasalazin hàm lượng 500 mg, được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp... Tìm hiểu các thông tin chung về thành phần, công dụng, chống chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Sibutra sẽ giúp cho bệnh nhân và người thân nâng cao kết quả điều trị.

1. Sibutra là thuốc gì?

Thuốc Sibutra được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột, có thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất : Sulfasalazin hàm lượng 500 mg.
  • Tá dược : Vừa đủ 1 viên nén 500 mg.

Sulfasalazin là hợp chất của Acid 5-aminosalicylic và Sulfapyridin. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, các liên kết diazo của Sulfasalazin bị phân cắt bởi hệ vi khuẩn đường ruột để tạo thành Sulfapyridin và Acid 5-aminosalicylic hay Mesalamin là các chất có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Hiệu quả điều trị ở ruột của Sulfasalazin trong thuốc Sibutra là do các chất chuyển hóa tạo ra ở đại tràng.

Ngoài ra, Sulfasalazin cũng có thể làm thay đổi vi khuẩn chí đường ruột, làm giảm E. coli và Clostridium trong phân, đồng thời ức chế tổng hợp Prostaglandin, chất gây ỉa chảy và ảnh hưởng đến vận chuyển chất nhầy, làm thay đổi bài tiết và hấp thu dịch và chất điện giải ở đường ruột.

Sulfasalazin còn có tác dụng ức chế miễn dịch, từ đó góp phần làm giảm các hoạt tính viêm ở bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, Sulfasalazin (Sibutra) cũng được sử dụng như một thuốc làm thay đổi bệnh (DMARD) để điều trị viêm khớp dạng thấp nặng hay tiến triển. Bên cạnh đó, Sulfasalazin (Sibutra) thường được chỉ định điều trị đơn độc hoặc phối hợp với Corticoid để điều trị bệnh Crohn đang hoạt động, viêm loét đại tràng đang hoạt động.

2. Thuốc Sibutra chữa bệnh gì?

Thuốc Sibutra được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây, thuốc Sibutra không được phép kê đơn:

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Sibutra.
  • Tiền sử dị ứng với các thuốc khác có chứa hoạt chất Sulfasalazin, Salicylat hay Sulfonamid.
  • Rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận nặng.
  • Bệnh tắc ruột hoặc tắc đường tiết niệu.
  • Trẻ em < 2 tuổi.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Sibutra:

3.1. Liều dùng

3.1.1. Người lớn

Viêm khớp dạng thấp

  • Liều khởi đầu (tuần đầu tiên): Uống 1 viên (500 mg)/lần x 1 lần/ngày.
  • Tăng liều mỗi tuần thêm 500 mg/ngày cho đến liều tối đa 2 – 3 g/ngày, chia uống 2 – 4 lần/ngày.

Viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn

  • Liều đợt cấp: Uống 2 – 4 viên (1 – 2 g)/lần x 4 lần/ngày cho đến khi bệnh nhân đáp ứng. Có thể kết hợp với Corticoid nếu cần thiết.
  • Liều duy trì: Uống 1 viên (500 mg)/lần x 4 lần/ngày.

3.1.2. Trẻ em

Điều trị đợt cấp viêm loét đại trực tràng mức độ vừa đến nặng, bệnh Crohn đang hoạt động

  • Trẻ em 2 - 12 tuổi: Uống 10 – 15 mg/kg/lần x 4 – 6 lần/ngày cho đến khi bệnh nhân đáp ứng. Có thể tăng liều tối đa 60 mg/kg hay 1 g trong một ngày.
  • Trẻ em 12 – 18 tuổi: Uống 2 – 4 viên (1 – 2 g)/lần x 4 lần/ngày cho đến khi bệnh nhân đáp ứng.

Điều trị duy trì viêm loét đại trực tràng mức độ từ nhẹ đến nặng

  • Trẻ em 2 - 12 tuổi: Uống 5 – 7,5 mg/kg/lần x 4 – 6 lần/ngày. Có thể tăng liều tối đa 500 mg trong một ngày.
  • Trẻ em 12 – 18 tuổi: Uống 1 viên (500 mg)/lần x 4 lần/ngày.

Điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên (viêm khớp vô căn thiếu niên)

  • Trẻ em ≥ 6 tuổi: Uống 30 – 50 mg/kg/lần x 2 lần/ngày. Có thể tăng liều tối đa 2 g trong một ngày.
  • Khởi đầu liều đầu tiên phải bằng 1⁄4 - 1/3 liều duy trì dự kiến sử dụng.

3.2. Cách dùng thuốc Sibutra

  • Nên dùng thuốc Sibutra sau bữa ăn hoặc cùng thức ăn.
  • Uống thuốc với một cốc nước đầy và sử dụng thêm nhiều nước trong ngày.
  • Tổng liều thuốc Sibutra trong một ngày nên chia thành nhiều liều nhỏ.
  • Không nhai thuốc.

4. Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Sibutra

Việc sử dụng thuốc Sibutra với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Triệu chứng toàn thân như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, sốt. Các bất thường huyết học như thiếu máu tan máu, chứng đại hồng cầu, giảm bạch cầu. Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, đau thượng vị, đau bụng. Phản ứng trên da như hồng ban, ngứa, nổi mày đay. Tăng nhất thời men gan, giảm tinh trùng có hồi phục.
  • Ít gặp: Mệt mỏi, trầm cảm, ù tai, mất bạch cầu hạt.
  • Hiếm gặp: Phản ứng miễn dịch như bệnh huyết thanh, phù mạch. Các bất thường huyết học như mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu nguyên đại hồng cầu. Viêm tụy, viêm gan. Phản ứng trên da như hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell, lupus ban đỏ toàn thân, viêm da tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng. Triệu chứng hô hấp như suy hô hấp, ho, viêm phế nang xơ hóa. Triệu chứng thần kinh như viêm màng não mô khuẩn, bệnh thần kinh ngoại biên. Phản ứng trên đường tiết niệu như protein niệu, hồng cầu niệu, tinh thể niệu, hội chứng thận hư. Các phản ứng khác như đau khớp, thay đổi nhận thức về mùi và vị.

Nên ngừng thuốc khi phát hiện các tác dụng phụ trên hoặc các triệu chứng bất thường khác sau khi uống thuốc Sibutra, đồng thời nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị về việc sử dụng thuốc Sibutra hay đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Lưu ý sử dụng thuốc Sibutra ở các đối tượng

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Sibutra ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị các rối loạn tạo máu như mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, người bị thiếu hụt glucose-6 phosphat dehydrogenase. Thận trọng khi sử dụng Sibutra trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên vì có thể gây ra các phản ứng giống bệnh huyết thanh.
  • Cần kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận khi điều trị bằng thuốc Sibutra.
  • Tránh sử dụng thuốc Sibutra ở trẻ em dưới 2 tuổi vì có thể gây bệnh vàng da nhân.
  • Phụ nữ có thai: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại thuốc Sulfasalazin thuộc nhóm B, là những thuốc không có nguy cơ trên thai nhi tuy nhiên chỉ trên một vài nghiên cứu. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Sibutra trên phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Sulfasalazin có thể đi qua sữa mẹ với nồng độ nhỏ, và có thể gây ra những biến chứng như thiếu máu tan máu nặng. Vì thế, cần hết sức thận trọng khi quyết định sử dụng thuốc Sibutra trên đối tượng này.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc thường gặp phải những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ ... sau khi dùng thuốc Sibutra. Vì thế, tránh sử dụng thuốc trước và trong khi làm việc.

6. Tương tác thuốc Sibutra:

Tương tác với các thuốc khác

  • Thuốc làm giảm sinh khả dụng của digoxin khi dùng chung.
  • Thuốc Sibutra ức chế hấp thu và ngăn cản chuyển hóa của Acid folic nên có thể dẫn đến giảm nồng độ của Acid folic trong huyết thanh.
  • Sibutra làm tăng hoặc kéo dài tác dụng hay độc tính của các thuốc thuốc chống co giật, thuốc chống đông, thuốc điều trị đái tháo đường.
  • Thuốc Sibutra làm tăng khả năng gây độc của các thuốc gây tan máu.
  • Thuốc Sibutra làm tăng hiệu lực của Methotrexat, Sulfinpyrazon, Phenylbutazon khi sử dụng đồng thời.

Trên đây là thông tin cần thiết về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Sibutra. Bệnh nhân và người thân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Sibutra đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hay dược sĩ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

77 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan