Công dụng thuốc Parcamol

Thuốc Parcamol có thành phần chính là Methocarbamol, Paracetamol và các thành phần tá dược khác. Parcamol được sử dụng trong điều trị các vấn đề viêm đau do bong gân căng cơ, giảm đau cấp tính và mãn tính.

1. Parcamol là thuốc gì?

Parcamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Parcamol có thành phần chính là Methocarbamol hàm lượng 380mg; Paracetamol hàm lượng 300mg và các thành phần tá dược khác.

Thuốc Parcamol được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói theo hộp 3 vỉ x10 viên hoặc hộp 10 vỉ x 10 viên.

2. Thuốc Parcamol chữa bệnh gì?

Thuốc Parcamol được chỉ định sử dụng để điều trị giảm đau trong các trường hợp:

  • Giảm đau cấp tính và mãn tính do căng cơ, bong gân, chấn thương, viêm cơ và hội chứng whiplash.
  • Đau và co thắt liên quan đến viêm khớp, căng và bong gân khớp, vẹo cổ, viêm túi chất nhờn bursa hoặc đau lưng dưới có nguyên nhân rõ ràng.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Parcamol

3.1. Cách dùng

  • Người bệnh uống thuốc Parcamol với nước hoặc các nước giải khát không chứa cồn.
  • Không cắn vỡ, nhai, nghiền nát mà uống nguyên cả viên thuốc Parcamol.
  • Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc Parcamol.

3.2. Liều dùng

  • Thuốc Parcamol được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ với liều thông thường 2 viên/ lần x 4-6 lần/ ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Người bệnh cao tuổi nên dùng liều Parcamol thấp hơn cũng để giảm đau và dãn cơ.
  • Người bệnh có bệnh gan và thận: Những trường hợp này nên tăng khoảng cách thời gian giữa 2 lần dùng thuốc Parcamol .
  • Không dùng quá liều Parcamol khuyến cáo. Thời gian điều trị được xác định là khi vẫn còn đau và những triệu chứng co cơ. Khi hết những triệu chứng này nên ngừng điều trị với thuốc Parcamol.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Parcamol

Thuốc Parcamol không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Methocarbamol, Paracetamol hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người bệnh mắc các bệnh lý về gan hoặc thận..
  • Tiền sử bị tổn thương não.
  • Người tiền hôn mê hoặc bị hôn mê.
  • Người bệnh yếu cơ hoặc nhược cơ nặng.
  • Đang có thai và nuôi con bú

5. Tương tác thuốc Parcamol

Một số tương tác giữa Parcamol với thuốc khác đã được báo cáo gồm:

  • Thuốc Barbiturat điều trị động kinh hoặc gây ngủ.
  • Thuốc gây chán ăn để giảm cân.
  • Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa hoặc thuốc chống say.
  • Thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu.
  • Thuốc kháng cholinesterase điều trị nhược cơ nặng.
  • Thuốc chống đông máu dùng đường uống điều trị huyết khối.
  • Thuốc chống động kinh điều trị cơn động kinh.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc lợi tiểu để tăng đào thải nước tiểu.
  • Thuốc Isoniazid điều trị lao.
  • Metoclopramide và Domperidone chống nôn.
  • Probenecid.
  • Propanolol điều trị cao huyết áp và loạn nhịp tim.
  • Rifampicin điều trị lao.
  • Thuốc kháng Cholinergic giảm co thắt ruột và bàng quang.
  • Zidovudin điều trị HIV.
  • Cholestyramin điều trị giảm cholesterol máu.
  • Các thuốc giảm đau khác.
  • Nước ép hoa quả.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người bệnh hãy nói với bác sĩ danh sách các thuốc đang sử dụng, để có hướng điều trị phù hợp với Parcamol.

6. Thuốc Parcamol gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Parcamol, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Rối loạn chung: Mệt mỏi, yếu, ngứa nhưng hiếm khi gặp.
  • Rối loạn miễn dịch: Phù mạch thần kinh và sốc phản vệ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, rối loạn vị giác, khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa.
  • Rối loạn chức năng gan: Nhiễm độc gan (gan bị nhiễm độc) và vàng da nhưng khá hiếm gặp
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết (giảm lượng glucose trong máu) rất hiếm gặp.
  • Rối loạn máu và bạch huyết: Giảm tiểu cầu (giảm số lượng tiểu cầu), giảm bạch cầu trung tính (giảm bạch cầu có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét đường tiêu hóa), giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt và thiếu máu tan huyết (giảm số lượng hồng cầu).
  • Rối loạn hệ thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ (khó ngủ), lo âu, lẫn lộn, choáng váng, mất trí nhớ, giật nhãn cầu , run, co giật và đau đầu.
  • Rối loạn mắt: Đỏ mắt.
  • Rối loạn mạch: Hạ huyết áp, chóng mặt và choáng.
  • Rối loạn tim: Chậm nhịp tim (tim đập chậm).
  • Rối loạn thận và đường tiết niệu: Đái ra mủ (nước tiểu sậm màu) và các phản ứng có hại cho thận.
  • Rối loạn da và tổ chức dưới da: Phản ứng viêm da (dị ứng, ngứa da và mày đay (sưng đỏ da kèm ngứa).
  • Các phản ứng khác: Tăng men gan (tăng transaminase)

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Parcamol và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Parcamol

Một số thận trọng sau trước khi sử dụng thuốc Parcamol gồm:

  • Thận trọng sử dụng thuốc Parcamol cho phụ nữ có thai hoặc dự định có thai.
  • Thận trọng dùng thuốc Parcamol cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Không dùng quá 2g Paracetamol/ ngày ở người nghiện rượu. Việc dùng Paracetamol ở những người bệnh thường xuyên uống rượu có thể gây tổn thương gan.
  • Ở những người bệnh suy gan hoặc suy thận, thiếu máu và mắc bệnh tim hoặc phổi thì tránh dùng thuốc Parcamol kéo dài.
  • Những người bệnh bị hen, dị ứng với acid acetylsalicylic (aspirin).
  • Người bệnh phải làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu: Vì thuốc Parcamol làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Thuốc Parcamol gây buồn ngủ. Do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc cho tới khi chắc chắn là thuốc Parcamol không còn ảnh hưởng tới cơ thể.
  • Thuốc Parcamol có chứa glycerol có thể gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
  • Trong quá trình dùng thuốc có thể xảy ra những phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell. Đôi khi xảy ra ban dát sẩn ngứa và mày đay. Các phản ứng phù thanh quản, phù mạch, sốc phản vệ có thể ít khi xảy ra.
  • Thận trọng sử dụng Parcamol ở người bệnh có thiếu máu từ trước vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ.
  • Sử dụng thuốc Parcamol điều trị có thể hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ thể, cơ địa của từng người.
  • Không sử dụng thuốc Parcamol quá hạn, không sử dụng nếu như chế phẩm đã đổi màu bất thường hay quá hạn sử dụng.
  • Thuốc Parcamol được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
  • Người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng và chỉ dẫn của chuyên viên y tế về việc điều trị với thuốc Parcamol.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị với thuốc Parcamol để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan