Công dụng thuốc Opebutal 750

Opebutal 750 là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thuốc Opebutal 750 được điều chế ở dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Nabumeton hàm lượng 750mg. Không sử dụng thuốc Opebutal 750 cho bệnh nhân hen suyễn nặng và suy gan mức độ nặng.

1. Opebutal 750 là thuốc gì?

Thuốc có thành phần chính là Nabumeton với hàm lượng 750g. Quy cách đóng gói gồm 1 hộp 1 vỉ (mỗi vỉ 10 viên) hoặc hộp 3 vỉ (mỗi vỉ 10 viên). Thuốc Opebutal 750 có hạn sử dụng trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Khi thấy có dấu hiệu bất thường ở thuốc như thay đổi màu sắc, nấm mốc,...thì người bệnh tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng.

2. Thuốc Opebutal 750 có tác dụng gì?

Hoạt chất Nabumeton là 1 thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID). Hoạt chất này có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Cơ chế hoạt động của thuốc cho đến hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ, tuy nhiên tác dụng kháng viêm có liên quan đến khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin. Thuốc Opebutal 750 có tác dụng điều trị các vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Thuốc Opebutal 750 được hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống, thuốc sẽ nhanh chóng được chuyển hóa ở gan và tạo thành chất hoạt hóa chính là acid 6-methoxy-2-naphthyl acetic (6-MNA) và VS al (chất chuyển hóa không có hoạt tính). Phần lớn thuốc Opebutal 750 sẽ được đào thải qua đường nước tiểu.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Opebutal 750

Thuốc Opebutal 750 được điều chế ở dạng viên nén bao phim. Người bệnh nên sử dụng thuốc qua đường uống, cùng với 1 cốc nước đầy. Các trường hợp thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp thì liều khởi đầu là 1.000mg (uống trong hoặc ngoài bữa ăn). Trường hợp bệnh nhân ở mức độ nặng nên tăng liều từ 1.500 đến 2.000mg/ ngày để thuốc có tác dụng rõ hơn. Lưu ý với những bệnh nhân mãn tính chỉ nên sử dụng liều thấp nhất.

Trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp kèm theo suy thận:

  • Suy thận ở mức độ trung bình: Không được dùng quá 750mg thuốc trong liều khởi đầu. Sau đó có thể tăng liều một cách từ từ và bệnh nhân cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên.
  • Suy thận ở mức độ nặng: Không được dùng quá 500mg thuốc trong liều khởi đầu. Sau đó có thể tăng liều một cách từ từ. Kết hợp với sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên.

Liều lượng sử dụng thuốc Opebutal 750 có thể thay đổi tùy thuộc vào cân nặng, thể trạng cũng như sự đáp ứng của người bệnh.

4. Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Opebutal 750

Chống chỉ định dùng thuốc Opebutal 750 trong trường hợp:

  • Những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần có trong thuốc (Nabumeton).
  • Người mắc chứng hen suyễn, dị ứng với Aspirin nổi mày đay hay các thuốc chống viêm không chứa steroid khác.
  • Bệnh nhân suy thận ở mức độ nặng

5. Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Opebutal 750

  • Cần thận trọng khi sử dụng loại Opebutal 750 cho những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, bệnh về tim mạch và các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Đối với người đang mang thai chỉ sử dụng thuốc Opebutal 750 khi thật cần thiết trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Nếu sản phụ sử dụng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây ra hậu quả sảy thai hoặc gây hại cho thai nhi. Không dùng thuốc Opebutal 750 cho người đang trong thời kỳ cho con bú do chưa có nghiên cứu nào chứng minh về mức độ an toàn của thuốc dành cho người bình thường này.
  • Thuốc Opebutal 750 có thể gây ra các tác dụng phụ như mất tỉnh táo, chóng mặt và buồn ngủ. Vì vậy, bạn không nên làm những công việc đòi hỏi sự tập trung cao sau khi sử dụng thuốc Opebutal 750.
  • Trong quá trình sử dụng, Opebutal 750 có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và thường gặp nhất là rối loạn đường tiêu hóa, khó chịu, buồn nôn, nôn, loét dạ dày tá tràng, hoa mắt, tiêu chảy, nhức đầu, căng thẳng, trầm cảm, chóng mặt, mất ngủ, phù mạch, sốt, co thắt phế quản và phát ban. Các tác dụng của rượu được hơn có thể kể đến như giảm tiểu cầu, tăng số lượng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu trung tính, không thấy bạch cầu hạt trong máu ngoại vi, viêm thận mô kẽ, rối loạn thị giác, viêm tụy, nhiễm độc gan, viêm màng não, hội chứng Stevens-Johnson. Nếu người bệnh xuất hiện một trong các triệu chứng trên cần liên lạc ngay cho các bác sĩ điều trị để có biện pháp can thiệp kịp thời.

6. Trường hợp quá liều thuốc Opebutal 750 và cách xử trí khi quá liều

  • Quá liều là tình trạng bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc mà bác sĩ quy định gây ra các tác dụng không mong muốn. Khi bệnh nhân sử dụng một lượng lớn thuốc Opebutal 750 sẽ gây ra các triệu chứng của quá liều như: Buồn nôn, nôn, nhức đầu, chảy máu dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, mất định hướng, hôn mê, chóng mặt, ù tai, đôi khi xuất hiện các cơn co giật... Các trường hợp ngộ độc nặng có thể gây ra suy gan, suy thận cấp.

Biện pháp xử trí:

  • Đầu tiên bệnh nhân sẽ được điều trị để làm giảm các triệu chứng. Với người lớn trong vòng 1 giờ sau khi sử dụng lượng thuốc gây ngộ độc nên thực hiện rửa dạ dày, xem xét để sử dụng biện pháp than hoạt tính. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ chức năng của thận và gan, cần đảm bảo lượng nước tiểu được bài tiết ra đầy đủ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Opebutal 750, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Opebutal 750 là thuốc kê đơn, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

59 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Các vấn đề về chân thường gặp khi bạn già đi
    Các vấn đề về chân thường gặp khi bạn già đi

    Cùng với sự tăng lên về độ tuổi, các vấn đề về lão của cơ thể cũng xảy ra nhiều hơn. Trong đó, sự lão hóa dẫn đến các tình trạng bệnh lý về bàn chân xảy ra một cách ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • thuốc deltasone
    Tác dụng của thuốc Deltasone

    Thuốc Deltasone 5mg thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp, có tác dụng điều trị một số loại bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban ...

    Đọc thêm
  • katrapa
    Công dụng thuốc Katrapa

    Thuốc Katrapa là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không có chứa steroid. Thuốc Katrapa thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh gút. Tuy nhiên, ...

    Đọc thêm
  • Dolanol
    Công dụng thuốc Dolanol

    Với thành phần chính là Paracetamol 325 mg; Ibuprofen 200 mg, thuốc Dolanol có công dụng rất tốt trong việc giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Vậy thuốc Dolanol nên dành cho những đối tượng nào và liều lượng ...

    Đọc thêm
  • Nemipam
    Công dụng thuốc Nemipam

    Thuốc Nemipam là thuốc kê đơn, với tác dụng giảm đau mạnh thuốc được chỉ định trong những trường hợp giảm đau sau mổ, đau do ung thư.... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Nemipam, người bệnh cũng ...

    Đọc thêm