Công dụng thuốc Olangim 10mg

Thuốc Olangim 10mg có tác dụng gì đối với hệ thần kinh? Thực tế, thuốc Olangim 10mg có tác dụng điều trị bệnh loạn thần, cụ thể là tâm thần phân liệt và hưng cảm mức độ vừa và nặng ở bệnh nhân có liên quan đến chứng rối loạn lưỡng cực.

1. Thuốc Olangim 10mg có tác dụng gì?

Olangim 10mg thuộc nhóm thuốc chống loạn thần, có thành phần chính là Olanzapine hàm lượng 10mg. Olanzapine, tác dụng điều trị bệnh loạn thần bằng cách kết hợp đối kháng trên các thụ thể của thuốc với dopamine và serotonin SHT2.

Olangim 10mg được bào chế dưới dạng viên nén, chỉ định dùng trong điều trị tâm thần phân liệt và hội chứng hưng cảm từ mức độ vừa đến nặng có liên quan với chứng rối loạn lưỡng cực.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Olangim 10mg

Olangim 10mg được dùng theo đường uống, uống thuốc với nước và có thể uống thuốc trong hoặc ngoài bữa ăn đều được. Liều dùng Olangim ở người trưởng thành (trên 18 tuổi) đối với từng mục đích điều trị cụ thể như sau:

  • Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu được khuyến cáo là 5 - 10mg/lần/ngày, có thể tăng lên 10mg/lần/ngày sau vài ngày dùng thuốc. Liều dùng Olangim 10mg chỉ được tăng lên khi mỗi đợt điều trị cách nhau tối thiểu 1 tuần. Liều 10mg chỉ được dùng sau khi đã đánh giá người bệnh trên lâm sàng. Liều dùng tối đa không vượt quá 20mg/ngày và liều duy trì được khuyến cáo là từ 10 - 20mg/lần/ngày.
  • Hưng cảm: Đơn trị liệu với liều dùng Olangim 10mg, khởi đầu được khuyến cáo là từ 10 - 15mg/lần/ngày, có thể tăng lên 5mg mỗi ngày. Liều dùng duy trì là từ 5 - 20mg/lần/ngày và tối đa là 20mg/ngày. Liều dùng khởi đầu khi kết hợp với lithi valproat được khuyến cáo là 10mg/lần/ngày và có thể dao động trong khoảng 5 - 20mg/ngày. Điều trị phòng ngừa hưng cảm tái phát với liều khởi đầu được khuyến cáo là 10mg/ngày.

Liều dùng thuốc Olangim 10mg đối với một số đối tượng khác được lưu ý như sau:

  • Bệnh nhân suy gan, suy thận vừa: Liều khởi đầu 5mg/ngày, khi tăng liều cần thận trọng.
  • Bệnh nhân cao tuổi: Tùy vào đặc điểm lâm sàng chỉ định liều dùng phù hợp, thường không dưới 5mg/ngày.
  • Giới tính, người hút thuốc lá: Không cần điều chỉnh liều dùng. Chỉ xem xét giảm liều khi có yếu tố làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc và cần thận trọng khi tăng liều.

Quá liều Olangim 10mg là tình trạng rất phổ biến với các biểu hiện như mạch đập nhanh, loạn vận ngôn, hung hăng, lo âu, triệu chứng ngoại tháp, giảm mức độ nhận thức, hôn mê. Một số trường hợp quá liều với tỷ lệ thấp hơn có thể gây tăng hoặc giảm huyết áp, rối loạn nhịp tim, co giật, mê sảng hoặc hôn mê, hội chứng an thần ác tính, suy hô hấp, ngừng tim phổi.

Đối với quá liều Olangim 10mg, hiện vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Người bệnh chưa được khuyến cáo gây nôn, thay vào đó, để loại bỏ thuốc khỏi cơ thể cần áp dụng rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính, cách này còn làm giảm sinh khả dụng của thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Olangim 10mg

Olangim 10mg có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất xuất hiện như sau:

  • Thường gặp: Khô miệng, thèm ăn, tăng cân, buồn nôn, nôn, khó tiêu, táo bón. Đau ngực, hạ huyết áp, tim đập nhanh, phù ngoại vi. Mất ngủ, ngủ gà, ác mộng, chóng mặt, hay quên, hưng cảm, sảng khoái, hội chứng ngoại tháp, sốt, rối loạn phát âm. Tăng ALT, bỏng rát trên da, giảm thị lực, run, dễ té ngã, yếu cơ.

Trong trường hợp người bệnh gặp tác dụng phụ của hội chứng an thần kinh ác tính sau khi dùng thuốc Olangim 10mg, cần ngừng thuốc ngay và điều trị hỗ trợ tích cực, đồng thời theo dõi chặt chẽ. Sau đó, nếu muốn dùng thuốc trở lại cần phải thận trọng và nên lựa thuốc ít ảnh hưởng hơn.

Trường hợp người bệnh gặp tác dụng phụ loạn động muộn khi dùng thuốc Olangim 10mg, cần giảm liều và ngừng thuốc. Đối với trường hợp tác dụng phụ là buồn ngủ, cần giảm liều dùng hoặc chỉ dùng thuốc 1 lần mỗi ngày.

Nếu người bệnh có biểu hiện rối loạn lipid máu sau khi dùng thuốc, cần cân nhắc việc dùng thuốc an thần khác để tránh ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid trong cơ thể hơn.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Olangim 10mg

  • Không dùng Olangim 10mg ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú, bệnh nhân có nguy cơ Glaucom góc hẹp.
  • Theo dõi bệnh nhân sau khi dùng thuốc Olangim 10mg khoảng vài ngày đến vài tuần, vì đây là thời gian cải thiện triệu chứng trên lâm sàng.
  • Người bị rối loạn tâm thần liên quan đến rối loạn hành vi hoặc sa sút trí tuệ không được dùng thuốc Olangim 10mg, vì nguy cơ tai biến mạch máu não và tử vong tăng lên.
  • Người bị bệnh Parkinson không được dùng thuốc Olangim 10mg để điều trị rối loạn tâm thần, vì bệnh có thể tiến triển xấu hơn và tăng nguy cơ bị ảo giác, thuốc cũng không đạt hiệu quả bằng các loại thuốc khác.
  • Ngừng dùng Olangim 10mg ngay khi có biểu hiện của hội chứng an thần kinh ác tính như thay đổi huyết áp và nhịp tim, đổ mồ hôi, sốt cao, co cứng cơ, tâm thần thay đổi, suy thận cấp, tăng creatinin phosphokinase.
  • Theo dõi người bệnh tiểu đường khi dùng thuốc Olangim 10mg, vì bệnh có khả năng tiến triển xấu hơn, thậm chí có thể gây hôn mê và tử vong. Cần theo dõi cân nặng và chỉ số đường huyết thường xuyên.
  • Kiểm soát rối loạn lipid máu ở người bệnh dùng thuốc Olangim 10mg nói riêng và thuốc chống loạn thần nói chung, vì bệnh có thể tiến triển nặng hơn.
  • Người bệnh bị suy giảm bạch cầu trung tính hay có tiền sử ức chế tủy xương do hóa trị hoặc xạ trị, người bị tăng bạch cầu axit hoặc tăng sản tủy xương cần sử dụng Olangim 10mg thận trọng
  • Người cao tuổi, người mắc bệnh hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh hoặc các bệnh tim mạch khác như phì đại tim, suy tim sung huyết, hạ kali và magie huyết cần thận trọng khi dùng thuốc Olangim 10mg.
  • Cần đánh giá dự phòng và xác định nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân tâm thần phân liệt kèm theo các yếu tố nguy cơ khác khi dùng thuốc Olangim 10mg.
  • Sử dụng Olangim 10mg trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ loạn vận động muộn. Khi thấy có dấu hiệu, cần xem xét giảm liều dùng hoặc ngừng thuốc.
  • Người có tiền sử co giật cần thận trọng khi dùng thuốc Olangim 10mg.
  • Trong một số trường hợp, Olangim 10mg có thể gây nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế đứng, chóng mặt, bất tỉnh, nhất là trong giai đoạn đầu dùng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng đối mặt với nguy cơ đột tử nếu mắc bệnh tim mạch kèm theo khi dùng thuốc.
  • Người bị suy gan hoặc tiền sử suy giảm chức năng gan, gan bị nhiễm độc do thuốc cần thận trọng khi dùng Olangim 10mg và cần được đánh giá men gan định kỳ.
  • Người bệnh đang bị mất nước, dùng thuốc kháng cholinergic, hoặc tập luyện gắng sức, tiếp xúc nguồn nhiệt mạnh cần thận trọng khi dùng Olangim 10mg vì thuốc làm mất khả năng điều hòa thân nhiệt.
  • Người có nguy cơ bị viêm phổi hít cần thận trọng khi sử dụng Olangim 10mg, vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ giảm cử động thực quản, khó nuốt, đặc biệt là ở bệnh nhân Alzheimer.
  • Giám sát chặt chẽ người bệnh rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt trong quá trình dùng thuốc Olangim 10mg để tránh nguy cơ tự tử.
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt (lành tính), glôcôm góc hẹp hoặc người có tiền sử liệt ruột do thuốc kháng cholinergic cần thận trọng khi dùng Olangim 10mg.
  • Trong quá trình dùng Olangim 10mg, cần tránh uống thuốc cùng với rượu hoặc các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương khác.
  • Người bệnh không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt lactose không được dùng thuốc Olangim 10mg.
  • Thận trọng khi lái xe hoặc điều khiển, vận hành máy móc khi dùng Olangim 10mg vì thuốc có thể gây chóng mặt, ngủ gà, giảm kỹ năng vận động, suy nghĩ hoặc phán đoán.
  • Phụ nữ đang mang thai không được dùng thuốc Olangim 10mg, vì dữ liệu nghiên cứu trên nhóm đối tượng này còn hạn chế. Phụ nữ đang nuôi con cho bú nếu muốn dùng thuốc cần ngừng cho con bú.
  • Nếu dùng kèm Olangim 10mg với valproat có thể làm giảm bạch cầu trung tính; với các thuốc khác làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT; với các thuốc ức chế làm ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc bị ảnh hưởng; với thuốc lá làm tăng chuyển hóa planzapin.

Công dụng của thuốc Olangim 10mg là điều trị hội chứng tâm thần phân liệt và hội chứng hưng cảm vừa và nặng ở người bệnh có liên quan với hội chứng rối loạn lưỡng cực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Desvenlafaxine
    Tác dụng của thuốc Desvenlafaxine

    Thuốc Desvenlafaxine được kê đơn sử dụng để điều trị cho những trường hợp mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng ở người lớn. Việc sử dụng thuốc Desvenlafaxine đều đặn và đúng liều lượng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • thuốc Brexpiprazole
    Tác dụng của thuốc Brexpiprazole

    Brexpiprazol còn được biết đến với tên gọi khác như Rexulti, là một loại thuốc chống loạn thần không điển hình. Thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Olanzapro
    Công dụng thuốc Olanzapro

    Olanzapro là 1 loại thuốc dạng viên nén bao phim được sử dụng trong điều trị chứng tâm thần phân liệt và các loạn thần khác có các biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính và dấu ...

    Đọc thêm
  • thuốc Aumirid 400
    Công dụng thuốc Aumirid 400

    Aumirid 400 thuộc nhóm thuốc chống loạn thần, có thành phần chính Amisulprid. Thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh tâm thần, đặc biệt là rối loạn tâm thần phân liệt cấp tính và mạn tính, có biểu ...

    Đọc thêm
  • thuốc Depacon
    Tác dụng của thuốc Depacon

    Depacon là thuốc kê đơn, dùng chống động kinh điều trị các loại co giật khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Claminat 1,2 g, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên ...

    Đọc thêm