Công dụng thuốc Manitol 10%

Manitol 10% thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp phòng ngừa thiểu niệu trong phẫu thuật. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Manitol 10% sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thuốc Manitol 10% có tác dụng gì?

Manitol 10% chứa thành phần chính Manitol hàm lượng 25mg và các tá dược khác vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêm truyền, cách thức đóng gói dạng chai với thể tích 250ml.

Thuốc Manitol 10% có chỉ định dùng trong trường hợp sau:

  • Phòng ngừa nguy cơ hoại tử thận cấp do hạ huyết áp.
  • Thiểu niệu sau phẫu thuật.
  • Tăng đào thải các chất độc qua đường thận bằng cơ chế gây lợi niệu.
  • Làm giảm áp lực nội sọ trong phù não.
  • Làm giảm nhãn áp.
  • Dùng trước và trong quá trình các loại phẫu thuật mắt.
  • Dùng để khảo sát chức năng thận.
  • Dùng làm dịch rửa trong nội soi tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, thuốc Manitol 10% chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bệnh dị ứng với hoạt chất Manitol hoặc các thành phần tá dược khác có trong thuốc.
  • Người bệnh đang trong tình trạng mất nước.
  • Suy tim sung huyết, các bệnh tim nặng.
  • Sau các chấn thương sọ não có tình trạng chảy máu nội sọ.
  • Có triệu chứng phù do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa.
  • Suy thận nặng
  • Thiểu niệu hoặc vô niệu.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Manitol 10%

2.1. Cách dùng

Thuốc Manitol 10% được bào chế ở dạng dung dịch truyền, nên thuốc được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch.

2.2. Liều dùng

  • Làm test: Truyền tĩnh mạch 200mg/kg thể trọng hoặc 12,5g dung dịch Manitol 15% hoặc 25% trong 3 đến 5 phút, sẽ tạo ra lượng nước tiểu tối thiểu từ 30ml đến 50ml mỗi giờ trong thời gian từ 2 - 3 giờ sau đó. Có thể thực hiện lại nếu không đáp ứng tốt. Nếu lưu lượng nước tiểu 2 - 3 giờ sau khi làm test dưới 30 -50ml/giờ thì thận đã tổn thương thực thể (không được dùng Manitol trong trường hợp này).

Người lớn:

  • Phòng ngừa suy thận cấp: Làm test như trên liều thông thường người lớn cho từ 50 đến 100g tiêm truyền tĩnh mạch với dung dịch từ 5 đến 25%. Điều chỉnh tốc độ truyền dung dịch này sao cho gây bài tiết lượng nước tiểu tối thiểu từ 30 đến 50ml/giờ.
  • Để tăng đào thải các độc tố: Làm test như trên thông thường với việc duy trì lượng nước tiểu ít nhất 100ml/giờ, thường duy trì 500ml/giờ.
  • Để giảm độc tính của cisplatin trên thận: Truyền nhanh 12,5g dung dịch Manitol ngay trước khi dùng Cisplatin, sau đó truyền 10g/giờ, trong 6 giờ. Bù dịch bằng dung dịch có natri clorid 0,45%, kali clorid 20 - 30 mEq/lít với tốc độ truyền 250ml/giờ trong thời gian 6 giờ.
  • Làm giảm áp lực nội sọ: Truyền tĩnh mạch nhanh dung dịch Manitol 15% đến 25% theo liều 1 đến 2g/kg thể trọng trong vòng 30 phút đến 60 phút. Nguy cơ tăng áp lực nội sọ nếu hàng rào máu não bị tổn thương.
  • Làm giảm áp lực nhãn cầu: Dùng với liều 1,5 đến 2g/kg, truyền trong 30 -60 phút với dung dịch 15 - 20 %. Hiệu quả có thể thấy rõ sau 15 phút truyền và duy trì từ 3 đến 8 giờ sau khi ngưng truyền.
  • Dùng trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo: Dung dịch Manitol từ 2,5% đến 5% được dùng để tưới rửa bàng quang trong phẫu thuật này.

Trẻ em:

  • Điều trị thiểu niệu hoặc vô niệu: Làm test với liều 200mg/kg như trên, liều điều trị là 2g/kg thể trọng truyền tĩnh mạch dung dịch 15 - 20% trong 2 - 6 giờ.
  • Để làm giảm áp lực nội sọ hoặc áp lực nhãn cầu: Liều dùng với 2g/kg, truyền trong 30 - 60 phút với dung dịch Manitol 15 - 20%.
  • Điều trị ngộ độc: dùng với liều 2g/kg, truyền dung dịch 5 - 10% sao cho duy trì được lượng nước tiểu lớn.

Người cao tuổi: Nên bắt đầu dùng với liều thấp nhất và điều chỉnh liều dùng tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ là tài liệu tham khảo cho bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa đáp ứng của người bệnh để điều chỉnh liều phù hợp, nhằm tăng hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo an toàn cho người bệnh khi dùng thuốc. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của Spiromide 40

Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà Manitol 10% đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp. Tuy nhiên, do mỗi cơ địa đáp ứng điều trị với thuốc của người bệnh là khác nhau, nên có thể gây ra những tác dụng phụ và mức độ khác nhau. Một số tác dụng phụ đã được báo cáo trên các đối tượng dùng thuốc Manitol 10% như sau:

Thường gặp: Tăng thể tích dịch ngoại bào, quá tải tuần (khi dùng liều cao), viêm tắc tĩnh mạch, rét run, sốt, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, khát nước, tiêu chảy, mất cân bằng nước và điện giải, mất cân bằng kiềm toan, đau ngực, mờ mắt.

Hiếm gặp: Thoát mạch gây phù và hoại tử da, nhịp tim nhanh, thận hư do tăng tính thẩm thấu, suy thận cấp (khi dùng với liều cao), nổi mề đay, choáng phản vệ, chóng mặt.

Lưu ý: Ngoài những tác dụng phụ kể trên, thuốc Manitol 10% có thể gây ra cho người bệnh những tác dụng không mong muốn khác chưa được ghi nhận. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ có liên quan đến thuốc này thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

4. Tương tác thuốc Manitol 10%

Một số thuốc xảy ra tương tác với Manitol 10% khi dùng kết hợp như sau:

  • Không nên truyền dung dịch Manitol 10% cùng lúc với truyền máu toàn phần.
  • Trong trường hợp người bệnh đang cần phải điều trị với Lithi cần theo dõi đáp ứng với thuốc khi dùng kết hợp với dung dịch Manitol 10%.

Ngoài ra, có những tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng phối hợp giữa Manitol 10% với các thuốc khác hoặc các thực phẩm khác. Liệt kê các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ biết để có hướng chẩn đoán phù hợp.

5. Các lưu ý khi dùng thuốc Spiromide 40

Nhằm hạn chế các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra cho người bệnh khi dùng thuốc, cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Trước khi bắt đầu truyền dung dịch Manitol 10% cần kiểm tra tình trạng người bệnh chắc chắn không bị mất nước.
  • Trong quá trình truyền dung dịch này, cần theo dõi chặt chẽ cân bằng dịch và điện giải, độ thẩm thấu của huyết tương, chức năng thận, dấu hiệu sinh tồn.
  • Trường hợp thể tích dịch truyền vào nhiều hơn lượng nước tiểu ra mỗi ngày thì có thể gây ngộ độc nước. Tác dụng lợi tiểu kéo dài của thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bù nước không đủ hoặc giảm thể tích tuần hoàn.
  • Dung dịch truyền Manitol 10% là dịch ưu trương, nên chỉ tiêm truyền vào tĩnh mạch, nếu không có thể gây hoại tử mô.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Manitol 10% đối với người cao tuổi và những bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp, suy giảm chức năng gan, thận, đái tháo đường, bệnh gout, phì đại tuyến tiền liệt, xơ gan, bệnh gan đang sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh khác. Trong quá trình dùng thuốc, yêu cầu phải giám sát các chỉ số xét nghiệm gồm nồng độ chất điện giải, chức năng thận.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị đã kê đơn, không tự ý ngưng, bỏ thuốc nửa chừng khi thấy các triệu chứng thuyên giảm.
  • Thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc do làm giảm sự tỉnh táo, chóng mặt, nhức đầu. Vì vậy, nên thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng này, đặc biệt ở giai đoạn đầu điều trị với thuốc.
  • Thuốc đã quá hạn dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên bao bì thì người bệnh không nên dùng thuốc đó, nguy cơ gây ra các tác dụng không mong muốn khá cao khi các thành phần của thuốc đã bị biến chất.

6. Làm gì khi quên liều, quá liều thuốc Manitol 10%?

  • Nếu quên một liều dùng thuốc Manitol 10%, hãy nên uống càng sớm càng tốt. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc trễ hơn 1 - 2 giờ so với thời gian được bác sĩ kê đơn. Nếu đã đến gần thời điểm uống liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên trước đó. Lưu ý, không nên uống liều gấp đôi đã quy định.
  • Trường hợp người bệnh dùng thuốc quá liều và xuất hiện các dấu hiệu như ngủ lịm, lú lẫn tinh thần, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy. Các triệu chứng trên thường mất đi khi ngưng dùng thuốc. Khi phát hiện quá liều nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị, ngưng dùng thuốc ngay sau đó, đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để được can thiệp điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin của bài viết trên đây đã giúp người bệnh trang bị những kiến thức cần thiết về thuốc Manitol 10% để tăng hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo an toàn khi dùng thuốc. Lưu ý, Manitol 10% là thuốc được kê đơn của bác sĩ, người bệnh chỉ được dùng thuốc khi đã được bác sĩ điều trị thăm khám và có chẩn đoán phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

375 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan