Công dụng thuốc Klomeprax

Thuốc Klomeprax được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm, có thành phần chính là Omeprazol. Thuốc được sử dụng để điều trị chống tiết acid dạ dày.

1. Thuốc Klomeprax có tác dụng gì?

Mỗi lọ thuốc Klomeprax có chứa hoạt chất Omeprazol Natri tương đương với 40mg Omeprazol và tá dược Manitol. Mỗi ống dung môi có chứa các tá dược gồm Polyethylen glycol 400, acid citric monohydrat và nước pha tiêm.

Omeprazol làm giảm tiết acid dạ dày theo cơ chế tác dụng đặc biệt. Cụ thể, Omeprazol là loại thuốc ức chế đặc hiệu bơm proton ở các tế bào thành dạ dày. Thuốc có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát quá trình tiết acid dạ dày có hồi phục với liều 1 lần/ngày.

Sử dụng Omeprazol đường tiêm truyền tĩnh mạch giúp lập tức làm giảm độ acid ở dạ dày, mức giảm trung bình trong 24 giờ là khoảng 90% ở những bệnh nhân loét tá tràng. Liều đơn 40mg tiêm truyền tĩnh mạch sẽ cho tác dụng kiểm soát tiết acid dạ dày trong vòng 24 giờ tương đương liều uống 20mg, nhắc lại 1 lần/ngày. Với liều cao hơn là 60mg tiêm truyền tĩnh mạch x 2 lần/ngày được sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger - Ellison.

Chỉ định sử dụng thuốc Klomeprax:

  • Điều trị chống tiết acid dạ dày ở những bệnh nhân không thể dùng thuốc đường uống.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Klomeprax:

  • Người bệnh quá mẫn với thành phần hoạt chất hoặc tá dược của thuốc.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Klomeprax

Cách dùng:

  • Tiêm tĩnh mạch Omeprazol 40mg sau khi pha thuốc cùng với dung môi được đóng gói kèm theo;
  • Chỉ nên pha thuốc với dung môi đi kèm, không được pha với loại dung môi khác;
  • Dung dịch pha xong nên dùng ngay.

Liều dùng:

  • Người lớn: Dùng liều Omeprazol 40mg tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 phút với tốc độ không quá 4ml/phút x 1 lần/ngày;
  • Hội chứng Zollinger - Ellison: Liều dùng được điều chỉnh theo từng bệnh nhân, trong khoảng 20 - 60mg/ngày;
  • Người cao tuổi: Không cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc.

Quá liều: Khi sử dụng Omeprazol tới liều 320 - 900mg (gấp 16 - 45 lần liều khuyến cáo cho người lớn) thì người bệnh có thể bị lú lẫn, nhìn mờ, ngủ gà, nhịp nhanh tim, nôn ói, đỏ bừng da, toát mồ hôi, khô miệngnhức đầu. Các triệu chứng thoáng qua, hầu như không có hậu quả lâm sàng nghiêm trọng. Hiện không có thuốc giải độc chuyên biệt cho Omeprazol. Khi dùng thuốc quá liều, người bệnh nên được đưa đi cấp cứu ngay để được điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Klomeprax

Nhìn chung, Omeprazol được dung nạp tốt. Khi sử dụng thuốc Klomeprax, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, đau người, chướng bụng, khó chịu;
  • Tim mạch: Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, đau ngực hoặc đau thắt ngực, tăng huyết áp, phù ngoại biên, hồi hộp;
  • Tiêu hóa: Viêm tụy (một vài trường hợp tử vong), đầy hơi, chán ăn, đại tràng kích thích, phân bạc màu, teo niêm mạc lưỡi, khô miệng, nhiễm nấm thực quản,... Trong thời gian dùng thuốc Omeprazol, đã có trường hợp hiếm bị polyp dạng tuyến ở đáy dạ dày. Những polyp này lành tính, có thể phục hồi khi ngưng dùng thuốc. Ngoài ra, cũng có trường hợp bị carcinoid dạ dày - tá tràng ở những bệnh nhân bị hội chứng Zollinger - Ellison được điều trị lâu dài với Omeprazol;
  • Gan: Tăng nhẹ và đáng kể các xét nghiệm chức năng gan như ALT, AST, glutamyl transpeptidase, bilirubin và alkaline phosphatase. Trong trường hợp hiếm, bệnh gan có thể xảy ra, bao gồm bệnh tế bào gan, hoại tử gan (một vài trường hợp tử vong), bệnh gan ứ mật hoặc hỗn hợp, suy gan (một vài trường hợp tử vong), bệnh não do gan;
  • Chuyển hóa, dinh dưỡng: Hạ đường huyết, tăng cân, hạ natri máu;
  • Cơ - xương: Đau cơ, yếu cơ, chuột rút, đau khớp, đau chân;
  • Thần kinh trung ương/tâm thần: Các rối loạn tâm thần gồm ảo giác, kích động, trầm cảm, lú lẫn, bồn chồn, mất ngủ, thờ ơ, run, lo âu, bất thường về giấc mơ, dị cảm, chóng mặt, loạn cảm 1 bên mặt;
  • Hô hấp: Đau họng, chảy máu cam;
  • Da: Phát ban, trường hợp hiếm gặp phản ứng da toàn thân nghiêm trọng như hoại tử biểu bì nhiễm độc (một vài trường hợp tử vong), hồng ban đa dạng (một vài trường hợp nghiêm trọng), hội chứng Stevens - Johnson, viêm da, ngứa da, phù mạch, khô da, rụng tóc, tăng tiết mồ hôi;
  • Giác quan: Rối loạn vị giác, ù tai;
  • Tiết niệu: Viêm thận mô kẽ, tiểu mủ vi thể, nhiễm khuẩn đường niệu, thay đổi tần suất đi tiểu, protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, tiểu đường, tiểu máu, vú to ở nam, đau tinh hoàn;
  • Huyết học: Trong trường hợp hiếm, người bệnh có thể bị mất bạch cầu hạt (một vài trường hợp tử vong), giảm toàn dòng tế bào máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu, thiếu máu, thiếu máu tán huyết;
  • Điều trị phối hợp với Clarithromycin: Không có phản ứng bất lợi khác biệt khi dùng phối hợp so với khi dùng riêng từng loại thuốc. Các phản ứng khác với phản ứng khi dùng đơn độc Omeprazol là rối loạn vị giác (thường gặp hơn), mất màu lưỡi, viêm họng, viêm mũi và cúm.

Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ về các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Klomeprax để được tư vấn về cách xử trí sớm, hiệu quả.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Klomeprax

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Klomeprax:

  • Ở bệnh nhân loét dạ dày, nên xác định sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Với người bị dương tính với xét nghiệm tìm HP thì cần áp dụng các biện pháp diệt trừ vi khuẩn nếu có thể;
  • Khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào như nôn tái phát, giảm cân mạnh không rõ lý do, khó nuốt, nôn ra máu, đại tiện phân đen và nghi ngờ bị loét dạ dày, nên loại trừ khả năng người bệnh mắc 1 bệnh nghiêm trọng trước khi bắt đầu điều trị với Omeprazol do thuốc này có thể làm giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm chẩn đoán;
  • Cần chẩn đoán khẳng định viêm thực quản trào ngược bằng phương pháp nội soi;
  • Tình trạng giảm độ acid dạ dày do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả sử dụng thuốc ức chế bơm proton đều sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn ở đường tiêu hóa trong dạ dày. Việc sử dụng các thuốc giảm tiết acid sẽ làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Campylobacter và Salmonella;
  • Ở người bệnh điều trị dài ngày với Omeprazol, nguy cơ teo dạ dày đã được quan sát thấy khi thực hiện sinh thiết dạ dày;
  • Độ an toàn và hiệu quả của thuốc Klomeprax chưa được chứng minh ở trẻ em;
  • Nghiên cứu trên động vật cho thấy Omeprazol có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai. Hiện chưa có đủ nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc ở phụ nữ mang thai. Đã có một số báo cáo về bất thường bẩm sinh ở trẻ em được sinh ra bởi bà mẹ dùng thuốc Omeprazol trong giai đoạn mang thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc này trong thai kỳ khi thực sự cần thiết, lợi ích lớn hơn so với nguy cơ;
  • Hiện chưa rõ Omeprazol có tiết qua sữa mẹ hay không. Vì nguy cơ trên trẻ sơ sinh đã được xác định ở động vật nên tốt nhất ngưng dùng thuốc hoặc ngưng cho con bú khi dùng thuốc (tùy mức độ quan trọng của thuốc này đối với người mẹ);
  • Omeprazol có thể gây suy giảm thị lực, ngủ gà hoặc chóng mặt ở một số bệnh nhân. Nếu gặp các triệu chứng trên, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc Klomeprax

Một số tương tác thuốc của Klomeprax gồm:

  • Omeprazol có thể gây kéo dài thời gian thải trừ phenytoin, warfarin và diazepam - các thuốc được chuyển hóa bằng cách oxy hóa ở gan. Đã có báo cáo lâm sàng về tương tác giữa Omeprazol và các thuốc được chuyển hóa qua cytochrom P450 (disulfiram, cyclosporin, benzodiazepin). Do đó, nếu sử dụng đồng thời Omeprazol với các thuốc này, người bệnh cần được theo dõi trong quá trình điều trị bệnh;
  • Có thể hiệu chỉnh liều dùng thuốc Omeprazol khi dùng đồng thời với các thuốc khác nếu cần thiết. Do tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh và kéo dài nên Omeprazol có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu của các loại thuốc có sinh khả dụng phụ thuộc nhiều vào độ pH dạ dày như ampicillin dạng ester, các muối sắt, ketoconazol;
  • Sử dụng phối hợp Omeprazol với clarithromycin có thể làm tăng nồng độ của Omeprazol, clarithromycin và dạng chuyển hóa của thuốc clarithromycin trong huyết tương;
  • Omeprazol có thể làm tăng nồng độ của cyclosporin trong máu,

Khi dùng thuốc Klomeprax, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả trị liệu tốt và hạn chế tối đa các tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

21 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Stomex
    Công dụng thuốc Stomex

    Thuốc Stomex được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản. Vậy cách sử dụng thuốc Stomex như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc này? Hãy cùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Esomeptab 20mg
    Công dụng thuốc Esomeptab 20mg

    Thuốc Esomeptab 20mg có thành phần chính là Esomeprazol sử dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng thuốc Esomeptab 20mg qua bài viết dưới đây

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Mepantop
    Công dụng thuốc Mepantop

    Mepantop thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa có thành phần chính là Pantoprazole. Thuốc được sử dụng để điều trị trong những trường hợp loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản. ...

    Đọc thêm
  • Santapanto
    Công dụng thuốc Santapanto

    Santapanto có chứa hoạt chất chính là Pantoprazole ( dưới dạng Pantoprazol Natri), bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Santapanto sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày ...

    Đọc thêm
  • medinpacol
    Công dụng thuốc Medinpacol

    Medinpacol thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được chỉ định điều trị trong các trường hợp viêm loét dạ dày và thực quản. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Medinpacol có công dụng gì trong vài viết dưới đây.

    Đọc thêm