Công dụng thuốc Glaritus

Glaritus là thuốc tiêm dùng cho các đối tượng bị tiểu đường, rối loạn chuyển hoá đường. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Glaritus có tác dụng gì? Liều dùng và lưu ý khi sử dụng như thế nào trong bài viết sau đây.

1. Glaritus là thuốc gì?

Glaritus được bào chế dạng tiêm thuộc danh mục thuốc trị bệnh tiểu đường dùng theo đơn kê. Thuốc Glaritus được sản xuất bởi hãng dược phẩm Wockhardt., Ltd - ẤN ĐỘ, theo số đăng ký trong nước là VN – 10629 – 10.

Thành phần chính có trong Glaritus là hoạt chất Insulin glargine hàm lượng 100UI. Thuốc Glaritus bào chế dạng dung dịch tiêm. Đóng gói 1 hộp Glaritus có 3 ống 3ml. Vỏ hộp thuốc màu trắng, tím, hàm lượng in màu đỏ, tên thuốc Glaritus in màu đen.

2. Thuốc Glaritus có tác dụng gì?

Glaritus có tác dụng làm giảm lượng đường cao trong máu ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi theo hướng dẫn. Glaritus hấp thụ qua đường tiêm, chuyển hoá ở gan qua phản ứng thuỷ phân, thải trừ qua nước tiểu.

3. Chỉ định dùng thuốc Glaritus

Thuốc Glaritus được chỉ định cho các đối tượng:

  • Tiểu đường type 1 – phụ thuộc insulin;
  • Tiểu đường type 2 khi dùng thuốc điều trị đường uống không có kết quả;
  • Trẻ em gầy yếu, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hoá đường;
  • Gây cơn shock insulin trong điều trị tâm thần.

4. Cách sử dụng, liều dùng thuốc Glaritus

Cách dùng thuốc Glaritu:

  • Glaritus bào chế dưới dạng dung dịch tiêm được thực hiện bởi cán bộ y tế. Khi tiêm thuốc Glaritus cần tiêm vào một thời điểm và lặp lại tương tự. Cần dùng bút tiêm đúng cách, nắm được các sự cố có thể xảy ra và cách xử trí khi tiêm Glaritus.
  • Chọn vùng tiêm nhất định, mỗi lần nên tiêm ở các vị trí khác nhau. Vì có tác dụng kéo dài lệ thuộc việc tiêm dưới da nên Glaritus không sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch vì có nguy cơ gây ra tình trạng hạ đường huyết nặng. Tiêm thuốc Glaritus trực tiếp theo hướng dẫn, không trộn với các thuốc khác hay phải pha trước khi tiêm.

Liều dùng thuốc Glaritus:

Thuốc Glaritus có hiệu quả kéo dài, do đó bác sĩ điều chỉnh liều dùng tuỳ thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Trước khi dùng Glaritus bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn có cần xét nghiệm đường huyết, nước tiểu hay không, sau đó kê đơn cho phù hợp.

Dùng Glaritus có thể kết hợp với một loại insulin khác có tác dụng ngắn hơn. Nếu bạn đang dùng insulin có tác động trung bình hoặc ngắn thì khi chuyển sang dùng Glaritus có thể cần điều chỉnh liều cơ bản và các thuốc chống tiểu đường đi kèm.

Khi dùng insulin trung gian liều dùng 2 lần/ ngày chuyển sang dùng Glaritus mỗi ngày 1 liều thì liều khởi phát cần điều chỉnh giảm từ 20 – 30%. Sau đó, việc điều chỉnh liều dùng cần tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng trên từng bệnh nhân. Giảm liều cần được bù vào bằng cách tăng lượng insulin vào bữa ăn. Điều chỉnh thêm tuỳ thuộc vào mỗi người bệnh.

Ngoài ra, ở các đối tượng do tạo ra kháng thể khi điều trị bằng insulin liều cao có thể đáp ứng tốt với cải thiện insulin tương tự như insulin người, bao gồm cả Glaritus. Cũng cần phải kiểm soát về mặt chuyển hoá bằng cách theo dõi quá trình chuyển đổi ở các đối tượng này.

Việc cải thiện về kiểm soát chuyển hoá, kết quả là tăng độ nhạy cảm với insulin có thể cần phải điều chỉnh tăng liều với Glaritus và các insulin khác hoặc thuốc chống tiểu đường theo phác đồ - có thể cần phải tăng liều.

Việc điều chỉnh liều dùng cũng cần thiết với các đối tượng có thay đổi về cân nặng, lối sống, giờ tiêm hoặc tăng tính cảm nhiễm với hạ/ tăng đường huyết hay các bệnh lý đi kèm. Thay đổi liều dùng insulin cần có sự giám sát của bác sĩ/ dược sĩ.

5. Chống chỉ định dùng thuốc Glaritus

Glaritus không dùng cho các đối tượng có tiền sử dị ứng/ quá mẫn với các thành phần có trong thuốc.

6. Lưu ý khi dùng bút tiêm Glaritus

Để sử dụng Glaritus an toàn, nhà sản xuất cũng đưa ra cảnh báo về an toàn, chú ý khi dùng bút tiêm như sau:

  • Gắn kim tiêm mới, tương thích với bút tiêm trước mỗi lần tiêm;
  • Test an toàn trước mỗi lần tiêm Glaritus;
  • Mỗi bút tiêm chỉ dành cho 1 người bệnh;
  • Đảm bảo insulin không bị nhiễm cồn/ thuốc sát khuẩn hay các tạp chất khác;
  • Không nạp thêm thuốc vào bút tiêm rỗng mà phải huỷ đúng cách;
  • Nếu bút tiêm bị hỏng thì không nên dùng;
  • Có thể vệ sinh bên ngoài bút tiêm bằng khăn ướt;
  • Không nhúng bút tiêm xuống nước vì sẽ làm hư hỏng bút;
  • Tuân thủ nghiêm ngặt về cách dùng, liều dùng, chế độ ăn, kỹ thuật tiêm;
  • Hỏi bác sĩ ngay khi thấy bút tiêm có vấn đề.

7. Tác dụng phụ của thuốc Glaritus

Khi dùng Glaritus có thể gây ra các tác dụng phụ gôm:

  • Hạ đường huyết;
  • Nổi mẩn ngứa;
  • Phù mạch;
  • Khó thở;
  • Tụt huyết áp;
  • Tim đập nhanh;
  • Rối loạn thị giác;
  • Xuất hiện kháng thể kháng insulin;
  • Giữ nước tạm thời;
  • Rối loạn vị giác;
  • Đau cơ.

Cần thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi dùng Glaritus để được theo dõi, xử trí.

8. Tương tác Glaritus

Khi dùng Glaritus có một số tương tác thuốc bạn nên biết:

  • Angiotensin;
  • Disopyramid;
  • Fluoxetin;
  • Fibrat;
  • Ức chế monoamine oxidase (MAO;
  • Pentoxifyllin;
  • Ropoxyphen;
  • Salicylat;
  • Kháng sinh sulfonamid;
  • Corticoid;
  • Danazol;
  • Diazoxid;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Glucagon;
  • Isoniazid;
  • Thuốc tránh thai;
  • Dẫn chất phenothiazin;
  • Salbutamol;
  • Terbutalin;
  • Thuốc chẹn beta;
  • Clonidin;
  • Muối Lithium;
  • Pantamidin.

Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đã và đang dùng trước khi được kê đơn Glaritus.

Glaritus có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi theo hướng dẫn. Glaritus là thuốc kê đơn, được dùng theo chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc Glaritus hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan