Công dụng thuốc Corosan

Thuốc Corosan là nhóm thuốc đối kháng thụ thể AngII nhằm điều trị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và suy tim ở các bệnh nhân có rối loạn về tim mạch. Vậy thuốc Corosan có tác dụng và liều dùng như nào? Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin về tác dụng và cách dùng của Corosan.

1. Thuốc Corosan là thuốc gì?

Thuốc Corosan là thuốc kê đơn, được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Thuốc Corosan có dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói theo vỉ, mỗi vỉ 7 viên, một hộp bao gồm 4 vỉ.

Trong một viên Corosan có chứa Valsartan 80 mg; dược chất này giúp chẹn thụ thể Angotensin II, đây là một dạng thụ thể có trong các mô tại cơ thể, nhưng khi liên kết với mạch máu sẽ gây co mạch, làm máu lưu thông kém và có thể xảy ra cao huyết áp.

2. Thuốc Corosan có tác dụng gì?

Thuốc Corosan có được tạo thành từ hoạt chất chính là Valsartan 80 mg và các tá dược khác vừa đủ một viên. Đây là thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II đặc hiệu, giúp kiểm soát hoạt động của thụ thể này và ngăn không cho thụ thể Ang II dính với mạch máu gây co mạch.

Tác dụng của thuốc Corosan bao gồm:

  • Giảm huyết áp cho bệnh nhân bị cao huyết áp ở người trưởng thành, trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 tới 18 tuổi
  • Điều trị cho người trưởng thành có triệu chứng suy tim hay rối loạn chức năng tâm thất trái, di chứng của nhồi máu cơ tim
  • Điều trị triệu chứng cho người bị suy tim, không dùng được các nhóm thuốc ức chế men.
  • Là thuốc dùng cùng khi sử dụng thuốc chẹn beta, đóng vai trò như thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc Corosan được chỉ định chi các trường hợp cao huyết áp và mắc rối loạn về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó giúp điều trị triệu chứng và di chứng sau một cơn nhồi máu cơ tim.

3. Cách sử dụng của thuốc Corosan

3.1. Cách sử dụng Corosan

Bệnh nhân sử dụng thuốc qua đường uống. Hãy nuốt nguyên viên nén Corosan với một lượng chất lỏng thích hợp, chẳng hạn như nước sôi để nguội. Bệnh nhân không được làm sai tình trạng của thuốc như bẻ, nhai, hay nghiền nát thuốc bởi các hành vi này có thể làm mất dược lực học của sản phẩm.

Bệnh nhân hãy tuân thủ theo liều dùng được khuyến cáo và chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự điều chỉnh liều thuốc uống.

3.2. Liều dùng thuốc Corosan

  • Điều trị tăng huyết áp đối với người lớn: Sử dụng từ 1 cho tới 2 viên một lần như liều khuyến cáo quy định. Liều tối đa được dùng một ngày đối với đối tượng này là 320 mg, tức 4 viên một ngày; hoặc cân nhắc sử dụng thêm thuốc lợi tiểu.
  • Phòng ngừa và tăng thời gian sống cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim: Liều dùng được khuyến cáo cho nhóm đối tượng này là từ 40 mg tới tối đa 160 mg một ngày, mỗi ngày sử dụng hai lần. Có thể giảm liều khi tình trạng hạ huyết áp hay suy thận xảy ra.
  • Tăng thời gian sống và giảm co mạch ở suy tim: Sử dụng từ liều nhỏ nhất 40 mg rồi tăng dần liều dùng lên tối đa 160 mg mỗi ngày, chia làm nhiều lần mỗi ngày.

3.3. Xử lý khi quên, quá liều

Quên liều:

Bệnh nhân hãy dùng ngay Corosan khi nhớ ra. Trong trường hợp thời gian nhớ ra đã gần tới lần dùng thuốc tiếp theo hãy bỏ quá liều đã quên, sử dụng thuốc như thường lệ. Không uống gấp đôi thuốc Corosan để bù vào liều đã quên.

Quá liều:

Triệu chứng gây quá liều Corosan được ghi nhận là hạ huyết áp, giảm sự tỉnh táo, trụy tuần hoàn và sốc. Có thể điều trị triệu chứng do không thể lọc Valsartan hay loại bỏ dược chất này nhờ cách lọc máu.

Trường hợp xảy ra tình trạng hạ huyết áp do quá liều, hãy để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, truyền nước muối vào tĩnh mạch.

3.4. Chống chỉ định thuốc Corosan

Tuyệt đối không được sử dụng với các bệnh nhân

  • Quá mẫn cảm hoặc kích ứng với Valsartan hay bất kì dược chất, thành phần nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định cho bệnh nhân suy gan nặng, xơ gan do gan mật hoặc ứ mật.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi
  • Bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hay suy thận nặng không nên sử dụng Corosan
  • Bệnh nhân không dung nạp galactose hoặc kém hấp thu glucose - galactose không nên sử dụng thuốc này
  • Các bệnh nhân có tiền sử phù mạch không dùng thuốc này
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ sắp mang thai.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Corosan

4.1 Tác dụng phụ của Corosan

Corosan sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn lên các hệ cơ quan trong cơ thể. Có thể kể đến các rối loạn như:

  • Rối loạn hệ máu và bạch huyết: giảm hồng cầu toàn phần, giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: gây ra các phản ứng dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay,...
  • Rối loạn hô hấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn gan mật,...

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc Corosan, hãy báo cho bác sĩ điều trị biết để có phương án điều trị thay thế.

4.2 Tương tác thuốc Corosan

Không khuyến cáo dùng chung thuốc Corosan với thuốc chống loạn thần

Không sử dụng chung Valsartan với các loại thuốc chứa Kali do có thể làm tăng Kali trong huyết thanh.

Thận trọng khi dùng thuốc chống viêm không steroid cùng với Corosan.

Bệnh nhân hãy kể tiền sử bệnh và các triệu chứng dị ứng của mình cho bác sĩ để có cơ sở quyết định liệu có nên dùng Corosan với thuốc khác hay không.

4.3 Bảo quản thuốc Corosan

Bảo quản thuốc Corosan tại nơi khô ráo, giữ nguyên trong bao bì của nhà sản xuất, tránh ánh sáng

Nhiệt độ bảo quản thuốc Corosan thích hợp trong khoảng từ 15 tới dưới 30 độ C

Không được dùng Corosan khi đã hết hạn sử dụng in trên bao bì.

Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết thêm về công dụng và liều dùng của Corosan. Đây là thuốc kê đơn đặc trị tăng huyết áp và điều trị cho các biến chứng tim mạch. Hãy nghe theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong tờ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan