Công dụng thuốc Pleamod

Pleamod là thuốc tim mạch, chứa thành phần chính amlodipine, hàm lượng 5mg và được bào chế dưới dạng viên nén. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc cũng như các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng pleamod, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Pleamod là thuốc gì?

Pleamod là thuốc gì? Pleamod là thuốc tim mạch. Thành phần chính của thuốc pleamod bao gồm Amlodipine: 5mg và các tá dược bào chế vừa đủ khác

Thuốc pleamod được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói dạng hộp 10 vỉ x 10 viên.

Dược lực của pleamod: Hoạt chất chính Amlodipin trong thuốc Pleamod có tác dụng chống đau thắt ngực, chống tăng huyết áp và là chất đối kháng kênh calci.

Dược động học của pleamod:

  • Sau khi uống Pleamod, thuốc được hấp thu chậm và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương là 6-12 giờ sau khi uống.
  • Sinh khả dụng từ 64-80%.
  • Chuyển hóa: Trong gan thuốc được chuyển hóa chủ yếu thành những chất chuyển hóa bất hoạt, có khoảng 10% thuốc chưa chuyển hóa và 60% chất chuyển hóa bất hoạt được bài tiết theo nước tiểu.
  • Khả năng thải trừ của thuốc: Sự thải trừ thuốc Pleamod theo hai pha, thời gian bán thải cuối cùng trung bình là 35-50 giờ. Hàm lượng thuốc Pleamod trong huyết tương ở trạng thái ổn định đạt được sau 7-8 ngày dùng thuốc liên tục.

Tác dụng của thuốc Pleamod:

  • Hoạt chất amlodipin của thuốc này là một chất đối kháng kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin.
  • Thuốc pleamod ức chế dòng calci đi qua màng vào tế bào cơ tim và cơ trơn của thành mạch máu bằng cách ngăn chặn những kênh calci chậm của màng tế bào. Nhờ tác dụng của thuốc pleamod mà trương lực cơ trơn của các mạch máu giảm, từ đó làm giảm sức kháng ngoại biên kéo theo hạ huyết áp.
  • Thuốc pleamod có tác dụng chống đau thắt ngực bằng cơ chế: giãn các tiểu động mạch ngoại biên và giảm hậu tải tim. Sự tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxy của cơ tim giảm vì thuốc Pleamod không gây phản xạ nhịp tim nhanh.

2. Chỉ định dùng thuốc Pleamod

Chỉ định dùng thuốc Pleamod trong những trường hợp sau đây:

  • Thuốc pleamod được dùng để kiểm soát bệnh lý cao huyết áp vô căn.
  • Thuốc dược chỉ định trong cơn đau thắt ngực ổn định
  • Pleamod cũng được điều trị tình trạng đau thắt ngực do co mạch.

Thuốc Pleamod có thể dùng đơn độc một mình điều trị hoặc phối hợp với những thuốc chống đau thắt ngực khác, hoặc dùng trong các trường hợp kháng với nitrat và/hoặc thuốc chẹn bêta.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Pleamod

Cách dùng: Thuốc Pleamod nên dùng đường uống và uống vào cùng một thời điểm trong ngày, tốt nhất nên uống vào buổi sáng và uống với một cốc nước lọc đầy.

Liều dùng cho người lớn:

  • Điều trị bệnh lý đau thắt ngựctăng huyết áp liều khởi đầu thông thường là: uống 5mg/lần/ngày. Có thể tăng cho đến liều tối đa là 10mg/lần/ngày, tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân suy gan nên dùng liều thấp hơn.
  • Không cần điều chỉnh liều pleamod khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu thiazid hoặc thuốc ức chế men chuyển.

Lưu ý: Liều dùng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và khả năng đáp ứng khi dùng thuốc pleamod. Người bệnh hãy tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc pleamod

  • Chống chỉ định dùng pleamod ở các bệnh nhân dị ứng hay có phản ứng quá mẫn với amlodipine hoặc các dẫn xuất dihydropyridine hay với bất cứ thành phần nào của thuốc pleamod.
  • Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.

5. Tương tác thuốc pleamod với thuốc khác

Trong quá trình sử dụng thuốc pleamod, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa các thuốc với nhau hoặc giữa thuốc với thức ăn hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc, vì thế để tránh những tương tác bất lợi, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn trước khi dùng pleamod. Cần lưu ý với các tương tác thuốc sau:

  • Thuốc kháng viêm không steroid NSAID: qua các nghiên cứu cho thấy hoạt chất amlodipin được dùng an toàn với thuốc kháng viêm không steroid nhưng có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc do ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận và/hoặc gây hiện tượng giữ Na+ và nước.
  • Thuốc nội tiết: Estrogen: estrogen gây giữ nước nên có khuynh hướng tăng áp lực máu.
  • Thuốc kích thích thần kinh giao cảm: làm giảm tác dụng hạ huyết áp của pleamod.

6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc pleamod

Trong quá trình dùng thuốc pleamod không tránh khỏi khi gặp phải các tác dụng phụ khác nhau. Mặc dù trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát trên các bệnh nhân bị đau thắt ngực hay cao huyết áp thì tác dụng phụ thường gặp ở mức độ nhẹ và vừa như: nhức đầu, phù, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đánh trống ngực. Rất hiếm gặp tác dụng phụ như: ngứa, suy nhược, sốc. Vì vậy, người bệnh hãy báo ngay cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường khi dùng pleamod.

7. Quá liều khi dùng Pleamod

Kinh nghiệm khi dùng quá liều Pleamod còn hạn chế. Vì sự hấp thu chậm, nên việc rửa dạ dày khi quá liều có lợi trong vài trường hợp. Khi dùng liều cao có thể làm giãn mạch ngoại biên quá thừa dẫn tới hạ huyết áp toàn thân kéo dài và nặng.

Xử trí:

  • Khi đó bệnh nhân cần phải được hỗ trợ tim mạch một cách tích cực bao gồm kiểm tra thường xuyên chức năng tim mạch và hô hấp.
  • Đặt cao tứ chi, chú trọng đến thể tích dịch tuần hoàn và lượng nước tiểu bài tiết.
  • Nếu người bệnh không chống chỉ định với thuốc co mạch thì có thể dùng thuốc này để phục hồi trương lực mạch và huyết áp.
  • Tiêm tĩnh mạch calci gluconat có thể có lợi trong việc phục hồi tác dụng phong bế kênh calci. Vì hoạt chất amlodipin liên kết mạnh với protein nên thẩm phân không có kết quả.

Thuốc Pleamod là một loại thuốc thường được chỉ định ở bệnh nhân bị huyết áp cao. Để tránh các biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp gây ra: như đột quỵ, suy tim, suy thận hay các biến chứng nghiêm trọng khác thì bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan