Công dụng thuốc Citopam

Thuốc Citopam được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Sun Pharmaceutical Industries Ltd., thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Vậy thuốc Citopam có công dụng gì và được sử dụng trong trường hợp nào?

1. Thuốc Citopam là thuốc gì?

Thuốc Citopam có thành phần chính chứa hoạt chất Citalopram (dưới dạng Citalopram hydrobromid) với hàm lượng 10 mg hoặc 20 mg (Citopam 10Citopam 20), được bào chế dưới dạng viên nén, trình bày dạng hộp 3 vỉ, trong đó 1 vỉ gồm 10 viên nén.

2. Tác dụng của thuốc Citopam

Hoạt chất Citalopram hydrobromid có trong Citopam thuộc nhóm chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotimin (hay còn gọi là SSRI), là một chất có tác dụng giúp ngăn chặn các tế bào thần kinh trong việc hấp thu serotonin.

Thuốc Citopam 10 hoặc Citopam 20 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Citopam

3.1. Cách dùng của thuốc Citopam

Thuốc Citopam được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng bằng đường uống, uống một liều duy nhất với nước lọc, không nhai, cắn hay nghiền viên thuốc, thời gian sử dụng thuốc không phụ thuộc vào thời gian bữa ăn.

Trong 2 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị cho bệnh nhân sẽ chưa thấy có tác dụng trong chống trầm cảm. Việc điều trị phải tiếp tục được thực hiện cho đến khi người bệnh không còn các triệu chứng kéo dài trong 4 đến 6 tháng. Không được ngưng sử dụng Citopam một cách đột ngột, phải dừng từ từ với việc giảm dầu liều dùng trong vòng 1 đến 2 tuần.

3.2. Liều dùng của thuốc Citopam

Không dùng thuốc Citopam cho đối tượng là trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi.

  • Người lớn: Liều khuyên dùng với liều đơn trị là 20 mg/ ngày (tương đương với 1 viên Citopam 20). Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân mà có thể tăng liều đến liều tối đa là 40 mg/ ngày (tương đương với 2 viên Citopam 20).
  • Ở người già (trên 65 tuổi): Liều dùng cho người già chỉ nên bằng một nửa so với liều khuyến cáo là 10 – 20 mg/ ngày.
  • Ở bệnh nhân suy thận: Ở bệnh nhân suy thận ở mức nhẹ hoặc vừa thì không cần thiết phải tiến hành điều chỉnh liều, với bệnh nhân ở mức suy thận nặng chống chỉ định sử dụng Citopam.
  • Ở bệnh nhân suy gan: Ở bệnh nhân suy gan ở mức nhẹ hoặc vừa, khuyến cáo trong 2 tuần đầu điều trị với liều khởi đầu 10 mg/ ngày (1 viên Citopam 10). Dựa vào sự đáp ứng của người bệnh mà có thể tăng liều lên tối đa 20 mg/ ngày (1 viên Citopam 20). Cần thận trọng khi dùng trên bệnh nhân suy gan mức độ nặng.
  • Ở người bệnh chuyển hóa kém qua CYP2C19: Liều khởi đầu nên là 10 mg/ ngày (1 viên Citopam 10) trong 2 tuần đầu tiên. Dựa vào mức độ đáp ứng của bệnh nhân mà có thể tăng liều đến 20 mg/ ngày (1 viên Citopam 20).

3.3. Quá liều và xử trí quá liều thuốc Citopam

Các triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng Citopam quá liều như: buồn ngủ, co giật, kéo dài khoảng QT, nhịp tim nhanh hoặc chậm, hôn mê, run, nôn, ngừng tim, tăng hoặc hạ huyết áp, hội chứng Serotonin, chóng mặt, kích động, xoắn đỉnh, giãn đồng tử, tím tái, đổ mồ hôi, tăng oxy máu, giảm thông khí, loạn nhịp nhĩ, loạn nhịp thất.

Xử trí: Hiện tại không có thuốc có chức năng giải độc đặc hiệu khi quá liều Citopam. Bệnh nhân cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị hỗ trợ, triệu chứng, theo dõi cho đến khi bệnh nhân ổn định trở lại hoặc xử lý cấp cứu nếu bệnh nhân có triệu chứng nặng nề hơn.

4. Tác dụng không mong muốn của Citopam

Trong quá trình sử dụng thuốc Citopam, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn như sau:

  • Các tác dụng phụ thường gặp: giảm cân, giảm cảm giác thèm ăn, kích động, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, giảm ham muốn tình dục, hồi hộp, mất ngủ, buồn ngủ, dị cảm, run, chóng mặt, chứng hay quên, đau nửa đầu, ù tai, đánh trống ngực, viêm mũi, ngáp, buồn nôn, khô miệng, tăng tiết nước bọt, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, ngứa, tăng tiết mồ hôi, đau khớp, đau cơ, rối loạn xuất tinh.
  • Các tác dụng phụ ít gặp hơn như: tăng cân, tăng cảm giác thèm ăn, ảo giác, mất nhân cách, tăng ham muốn tình dục, hưng cảm, ngất, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh hoặc chậm, phát ban, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc, phù nề.
  • Các tác dụng phụ hiếm gặp như: hạ natri huyết, rối loạn vị giác, rối loạn vận động, viêm gan, ho.
  • Các tác dụng phụ không xác định tần suất như: giảm tiểu cầu, phản ứng phản vệ, quá mẫn, tiết ADH không thích hợp, hành vi tự tử hoặc ý định tự tử, hạ kali huyết, rối loạn thị giác, rối loạn ngoại tháp, co giật, hội chứng Serotonin, hội chứng Akathisia, xuất huyết tiêu hóa.
  • Khuyến cáo bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng thuốc Citopam, nếu gặp phải bất cứ triệu chứng bất thường nào cần ngưng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.

5. Tương tác thuốc Citopam

Khi sử dụng chung với các thuốc sau với thuốc Citopam có thể xảy ra các tương tác:

  • Nồng độ của Citopam trong huyết tương tăng lên khi dùng chung với các thuốc ức chế CYP2C19 hoặc Cimetidine.
  • Hội chứng Serotonin có thể xảy ra khi dùng chung Citopam với các chất ức chế Monoamin oxidase, vì vậy không nên sử dụng đồng thời các loại thuốc này.
  • Khi dùng chung Citopam với các thuốc kích thích giải phóng Serotonin gây ra hội chứng cường Serotonin.
  • Tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ác tính khi dùng đồng thời với các thuốc hạ Magnesi, hạ Kali máu.
  • Tryptophan hoặc Lithi khi dùng đồng thời với Citopam làm tăng nồng độ của thuốc trong máu.
  • Tất cả các thuốc SSRI, kể cả thuốc Citopam đều không nên sử dụng với các thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế MAO như: tranylcypromin, isocarboxazid, phenelzin và procarbazin. Việc phối hợp này có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, lú lẫn, hiếu động và run. Dạng tương tác thuốc này cũng có thể xảy ra với fenfluramin, selegilin, dexfenfluramin, tryptophan gây ra đau đầu, ra mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Citopam

6.1. Chống chỉ định của thuốc Citopam

Không chỉ định sử dụng thuốc Citopam trên các đối tượng sau:

  • Không chỉ định trên người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Citalopram, Escitalopram hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong Citopam.
  • Không dùng cho bệnh nhân suy thận ở mức nặng.
  • Không dùng cho phụ nữ đang mang thai và đang nuôi con bú, trẻ em < 15 tuổi.

6.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Citopam

  • Thận trọng khi chỉ định Citopam trên đối tượng là người già, người có tiền sử suy thận nặng hoặc suy gan.
  • Thận trọng trên bệnh nhân tăng nhãn áp, tiền sử hưng cảm nhẹ, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, chậm nhịp tim, suy tim mất bù.
  • Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân khi được điều trị sớm và có sự thay đổi liều sau đó, xem xét khi tiến hành điều trị các bệnh nhân có rối loạn trầm cảm nặng bị các rối loạn tâm thần khác.
  • Có thể gây ra tình trạng hạ natri máu do bài tiết hormone chống bài niệu không thích hợp (SIADH), thường hồi phục khi ngưng dùng thuốc, nguy cơ này gặp ở bệnh nhân nữ lớn tuổi.
  • Việc điều trị bằng thuốc Citopam có thể làm thay đổi khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Cần cân nhắc điều chỉnh liều insulin, thuốc hạ đường huyết.
  • Dùng Citopam có thể làm ảnh hưởng đến kích thước của đồng tử, gây ra tình trạng giãn đồng tử, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử tăng nhãn áp hoặc tăng nhãn áp góc đóng.

7. Bảo quản thuốc Citopam

Bảo quản thuốc Citopam ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao, vì có thể làm biến đổi một số hoặc tất cả các thành phần có trong Citopam, nhiệt độ thích hợp dưới 30 độ C. Để thuốc ở vị trí cao, tránh tầm với của trẻ nhỏ.

Thuốc Citopam có thành phần chính chứa hoạt chất Citalopram được chỉ định điều trị một số bệnh lý thần kinh. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cetecologita
    Công dụng thuốc Cetecologita 400

    Cetecologita thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được chỉ định điều trị triệu chứng của các hội chứng tâm thần thực thể và bệnh lý thần kinh. Vậy công dụng của thuốc là gì và cần lưu ý gì khi ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Rewisca
    Công dụng thuốc Rewisca

    Thuốc Rewisca thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần được bào chế ở dạng viên nang cứng. Thành phần của thuốc là pregabalin, chỉ định trong điều trị đau thần kinh nguồn gốc trung ương, ngoại vi, rối loạn lo âu ...

    Đọc thêm
  • Heragaba
    Công dụng thuốc Heragaba

    Heragaba thuộc nhóm thuốc hướng thần, thường dùng trong điều trị động kinh, đau thần kinh,... Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Heragaba thông qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Omaride
    Công dụng thuốc Omaride

    Thuốc Omaride có thành phần chính là Sulpirid thuộc nhóm thuốc hướng thần. Thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh lý thần kinh. Để đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, người bệnh cần đọc kỹ ...

    Đọc thêm
  • Sunlevira 750
    Công dụng thuốc Sunlevira 750

    Thuốc Sunlevira 750 là thuốc thuộc nhóm hướng tâm thần. Sau đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Sunlevira 750mg.

    Đọc thêm