Công dụng thuốc Alectinib

Alectinib là một chất ức chế Multikinase, đặc biệt được sử dụng chủ yếu trong ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen ALK. Vậy thực ra thuốc Alectinib tác dụng gì và người bệnh cần quan tâm vấn đề gì trong suốt quá trình điều trị?

1. Thuốc Alectinib là thuốc gì?

Hoạt chất Alectinib thuốc nhóm ức chế multikinase. Alectinib là một thuốc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) có đột biến gen ALK (Anaplastic Lymphoma Kinase). Loại đột biến gen này chiếm tỷ lệ khoảng 5% trường những ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).

Quá trình đột biến dẫn đến sự khiếm khuyết trong gen ALK, dẫn đến hiện tượng kết hợp với các gen khác và khiến tế bào phát triển mất kiểm soát. Hệ quả cuối cùng là bệnh lý ung thư có xét nghiệm đột biến gen ALK dương tính. Thuốc Alectinib hoạt động bằng cách ức chế các thụ thể của gen ALK đột biến, qua đó ngăn chặn hoặc làm chậm di căn ung thư.

Alectinib đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng vào năm 2015.

2. Alectinib tác dụng như thế nào?

Alectinib là một loại thuốc kê đơn và được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh nhân NSCLC có các đặc điểm kèm theo như sau:

Thuốc Alectinib hiện nay chỉ được sử dụng cho người trưởng thành do mức độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu. Alectinib có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng trong quá trình sử dụng, bao gồm:

  • Rối loạn chức năng gan (hay nhiễm độc gan): Bác sĩ điều trị cần kiểm tra chức năng gan ít nhất 2 tuần một lần trong 3 tháng đầu tiên, sau đó xét nghiệm 1 lần mỗi tháng và khi có nghi ngờ trong suốt quá trình điều trị bằng Alectinib. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ khi các triệu chứng bất thường sau đây như mệt thường xuyên, giảm cảm giác thèm ăn, vàng da hoặc vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, ngứa da, buồn nôn hoặc nôn ói, đau hạ sườn phải, dễ chảy máu hoặc bầm tím...;
  • Rối loạn chức năng phổi/hô hấp: Alectinib có thể gây viêm phổi mức độ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng trong quá trình điều trị. Cần lưu ý là các triệu chứng của tác dụng phụ này có thể tương tự biểu hiện bệnh ung thư phổi. Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn, bao gồm khó thở, nhịp thở tăng, ho hoặc sốt...;
  • Vấn đề liên quan đến thận: Alectinib có thể gây suy chức năng thận nghiêm trọng, có nguy cơ nguy hiểm tính mạng. Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân nhận thấy sự thay đổi về số lượng hoặc màu sắc nước tiểu, dấu hiệu sưng phù mới hoặc nặng hơn ở bàn chân hoặc mắt cá chân;
  • Nhịp tim chậm: Thuốc Alectinib có thể gây nhịp tim rất chậm và đôi khi rất nghiêm trọng. Bác sĩ điều trị sẽ kiểm tra nhịp tim và huyết áp của người bệnh dùng Alectinib trong suốt quá trình điều trị. Thông báo cho bác sĩ khi có biểu hiện bất thường như chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu... Đồng thời người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ nếu bản thân đang sử dụng các thuốc tim mạch hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp;
  • Đau cơ, yếu cơ: Đây là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Alectinib, một số trường hợp đôi khi rất nghiêm trọng. Bác sĩ điều trị sẽ có kế hoạch theo dõi vấn đề này bằng các xét nghiệm máu ít nhất 2 tuần một lần trong tháng đầu tiên và bất cứ thời điểm nào (khi cần thiết) trong suốt quá trình điều trị bằng Alectinib. Người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ khi có các triệu chứng mới hoặc triệu chứng cũ nhưng nghiêm trọng hơn liên quan đến cơ bắp, bao gồm đau cơ không rõ nguyên nhân, đau cơ dai dẳng hoặc yếu cơ;
  • Thiếu máu tán huyết hay tình trạng phá vỡ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh sớm hơn bình thường có thể xảy ra ở một số người dùng thuốc Alectinib, hệ quả là không đủ tế bào hồng cầu để thực hiện chức năng bình thường. Nếu xảy ra tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định tạm thời ngừng thuốc Alectinib, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra vấn đề này. Nếu xác định chính xác tác dụng phụ thiếu máu tán huyết, bác sĩ có thể chỉ định bắt đầu thuốc Alectinib trở lại nhưng liều lượng thấp hơn hoặc đôi khi ngưng điều trị bằng Alectinib vĩnh viễn. Những dấu hiệu gợi ý huyết tán mà người bệnh khi phát hiện cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức, bao gồm vàng da, cơ thể suy nhược, chóng mặt hoặc khó thở.

Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Alectinib, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những tiền sử bệnh lý trước đây, bao gồm:

  • Có các vấn đề về gan;
  • Mắc bệnh lý phổi hoặc chức năng hô hấp bất thường;
  • Nhịp tim chậm.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Alectinib

Người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen ALK hãy sử dụng thuốc Alectinib theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ điều trị có thể quyết định thay đổi liều lượng, tạm thời hoặc ngừng điều trị vĩnh viễn với Alectinib nếu bệnh nhân có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc Alectinib cần sử dụng 2 lần một ngày, uống cùng với thức ăn với viên nang nguyên vẹn, không nhai, nghiền nát hay mở hoặc hòa tan hoạt chất có trong viên nang với dung dịch khác.

Nếu bệnh nhân nôn ói sau khi uống một liều Alectinib, tuyệt đối không uống thêm thuốc để bù trừ. Thay vào đó hãy đợi và dùng liều tiếp theo vào thời gian bình thường của lịch trình uống thuốc hằng ngày.

Người bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong quá trình điều trị và sau ít nhất 7 ngày ngưng thuốc Alectinib. Hoạt chất này làm tăng nguy cơ khiến da bị bỏng và cháy nắng nghiêm trọng, đòi hỏi người bệnh phải sử dụng kem và son dưỡng môi có chỉ số SPF ít nhất 50 để giúp chống nắng.

Liều lượng cụ thể của thuốc Alectinib:

  • Liều khuyến cáo: 600mg, uống 2 lần mỗi ngày (tổng liều là 1200mg/ngày);
  • Uống thuốc Alectinib cùng với thức ăn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Alectinib

Thuốc Alectinib còn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ phổ biến nhất như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Táo bón, khó đi tiêu;
  • Phù tay, bàn chân, mắt cá chân, mặt và mí mắt;
  • Đau cơ, yếu cơ;
  • Thiếu máu.

Danh sách tác dụng phụ của thuốc Alectinib được đề cập trong bài viết này có thể không phải là tất cả các tác dụng phụ liên quan đến của thuốc Alectinib. Để biết thêm thông tin, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Một số lưu ý khác khi dùng thuốc Alectinib

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về danh sách tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc theo toa, thuốc không theo toa, các sản phẩm bổ vitamin hoặc thảo dược trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Alectinib. Điều này hỗ trợ bác sĩ quản lý các tương tác thuốc tốt hơn.

Bệnh nhân là phụ nữ trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Alectinib cần báo cho bác sĩ biết về việc đang mang thai hoặc dự định có thai. Alectinib được chứng minh có thể gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, bệnh nhân đang sử dụng thuốc Alectinib cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ nếu mang thai hoặc nghĩ rằng có thể mang thai.

Phụ nữ có thể mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị bằng thuốc Alectinib và duy trì ít nhất 1 tuần sau liều thuốc cuối cùng.

Bệnh nhân là nam giới đang điều trị bằng thuốc Alectinib và có bạn tình/vợ có thể mang thai nên áp dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong suốt thời gian điều trị và duy trì ít nhất 3 tháng sau khi ngừng thuốc Alectinib.

Người bệnh đang điều trị bằng Alectinib cần cho bác sĩ biết nếu đang cho con bú hoặc dự định cho con bú. Các nghiên cứu vẫn chưa xác định liệu thuốc Alectinib có đi vào sữa mẹ hay không. Vì vậy tốt nhất là không cho con bú trong thời gian điều trị với thuốc Alectinib và ít nhất 1 tuần sau liều cuối cùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan