Công dụng thuốc Aceteming

Aceteming thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Aceteming sẽ giúp người bệnh dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Giới thiệu về thuốc Aceteming

Aceteming thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid, có tác dụng trong điều trị giảm đau, hạ sốt. Thuốc còn dùng trong điều trị các bệnh về xương khớp, Gout. Aceteming có chứa 2 thành phần tiêu biểu là Acetaminophen và Caffeine. Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất là Crown Pharma Co., Ltd từ Hàn Quốc. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, quy cách đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên.

2. Công dụng thuốc Aceteming

Thuốc Aceteming có công dụng trong việc giúp giảm đau và hạ sốt. Bác sĩ có thể chỉ định dùng Aceteming để chữa một số vấn đề y khoa như: Đau cơ, đau răng, viêm khớp, cảm lạnh và sốt, đau đầu, đau lưng.

Một số các triệu chứng đau từ nhẹ tới vừa cũng được chỉ định sử dụng thuốc như: Tổn thương mô mềm, đau do hành kinh, thoái hoá khớp, nhức đầu, kể cả đau nửa đầu, sốt (khi sốt làm người bệnh khó chịu), kể cả sốt sau tiêm chủng.

Aceteming có thể sẽ được chỉ định sử dụng cho mục đích khác chưa được liệt kê trong bài viết này. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng những trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng bên trong sản phẩm.

3. Hướng dẫn sử dụng Aceteming

Thuốc có thể dùng để uống hoặc viên đạn đặt trực tràng. Thức ăn giàu carbohydrate sẽ làm giảm tỷ lệ hấp thu Paracetamol. Uống thuốc cùng thức ăn sẽ giải phóng kéo dài Paracetamol chậm được hấp thu một phần. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn.

Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp và độ ẩm cao, không để thuốc trong phòng tắm hoặc ngăn đá. Mỗi loại thuốc sẽ có cách thức bảo quản khác nhau, vì vậy bạn cần lưu ý những điều đó. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản được in trên bao bì của từng loại thuốc.

4. Liều lượng sử dụng thuốc Aceteming

Liều thường dùng cho người trưởng thành bị đau hoặc sốt:

  • Thuốc ở dạng phóng thích nhanh: Sử dụng 325mg - 1g, các liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ, liều đơn trị tối đa là 1g và tối đa 4 giờ trong 24 giờ.
  • Thuốc ở dạng phóng thích kéo dài: Sử dụng 1300mg, các liều cách nhau 8 giờ, liều tối đa là 3900mg/24h.
  • Đối với liều đặt đại trực tràng: sử dụng 650mg cách nhau từ 4 đến 6 giờ, liều tối đa 3900mg/24h.

Liều thường dùng cho trẻ em bị sốt hoặc đau:

  • Trẻ dưới 12 tuổi thì liều dùng phụ thuộc vào cân nặng. Liều uống từ 10 - 15mg/kg/liều, các liều cách nhau 4 - 6 giờ, tối đa 5 liều/24h.
  • Trẻ từ 0 - 3 tháng có cân nặng từ 2,7 - 5,3kg dùng liều 40mg/liều. Nếu sử dụng dung dịch uống thì liều là 1,25ml/liều.
  • Trẻ từ 4 - 11 tháng có cân nặng từ 5,4 - 8,1kg dùng liều 80mg/liều. Nếu sử dụng dung dịch uống thì liều là 2,5ml/liều.
  • Trẻ từ 12 - 23 tháng có cân nặng từ 8,2 - 10,8kg dùng liều 120mg/liều. Nếu sử dụng dung dịch uống thì liều là 3,75ml/liều. Nếu sử dụng viên nén nhai thì uống 1,5 viên
  • Trẻ từ 2 - 3 tuổi có cân nặng từ 10,9 - 16,3kg dùng liều 160mg/liều. Nếu sử dụng dung dịch uống thì liều là 5ml/liều. Nếu sử dụng viên nén nhai thì uống 2 viên 80mg hoặc 1 viên nén 160mg.
  • Trẻ từ 4 - 5 tuổi có cân nặng từ 16,4 - 21,7kg dùng liều 160mg/liều. Nếu sử dụng dung dịch uống thì liều là 7,5ml/liều. Nếu sử dụng viên nén nhai thì uống 3 viên 80mg hoặc 1,5 viên nén 160mg.
  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi dùng liều 325mg/liều cách nhau 4 - 6 giờ, liều dùng không quá 1,625g/ngày, trong vòng 5 ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể tham khảo liều dùng như sau:
    • Ở dạng regular strength dùng liều 650mg các liều cách nhau 4 - 6 giờ, không dùng quá 3,25g/24h. Nếu có sự chỉ định và giám sát của y bác sĩ thì liều có thể đạt là 4g/ngày.
    • Ở dạng extra strength dùng liều 1000mg các liều cách nhau 6 giờ, không dùng quá 3g/24h. Nếu có sự chỉ định và giám sát của y bác sĩ thì liều có thể đạt là 4g/ngày.
    • Ở dạng phóng thích kéo dài dùng liều 1,3g các liều cách nhau 8 giờ, không dùng quá 3,9g/24h.

5. Lưu ý cẩn trọng khi dùng thuốc Aceteming

  • Không dùng thuốc cho người bị dị ứng với Aceteming cùng các thành phần khác của thuốc.
  • Cần thông báo cho bác sĩ biết các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
  • Thông báo trước cho bác sĩ/ dược sĩ nếu bạn mắc các bệnh về gan, suy thận, thường xuyên sử dụng hoặc nghiện thức uống có cồn, thiếu máu mãn tính.
  • Cẩn trọng khi dùng cho người bị phenylceton niệu (một bệnh di truyền cần được kiểm soát bởi chế độ ăn uống đặc biệt để giảm nguy cơ thiểu năng trí tuệ) hoặc tiểu đường bởi một số dạng bào chế của acetaminophen như viên nhai có tá dược là đường và aspartame.
  • Người mang thai cần lưu ý khi dùng thuốc.
  • Thuốc có thể bài tiết vào trong sữa mẹ nên nếu đang cho con bú, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước.

6. Chống chỉ định Aceteming

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần paracetamol cùng các thành phần khác.
  • Người bị thiếu hụt G6PD.

Những thông tin cơ bản về thuốc Aceteming trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì Aceteming là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

57 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan