Cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi- Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Ăn dặm là cột mốc đánh dấu sự thay đổi từ sữa mẹ sang các loại thức ăn khác của trẻ. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên, cả bé và mẹ cần phải được chuẩn bị trước để dễ dàng thích nghi với loại thức ăn mới, cũng như biết cách sử dụng các dụng cụ ăn uống khác như chén, dĩa, muỗng. Không chỉ nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng và năng lượng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ, bố mẹ còn cần quan tâm đến cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng hơn.

1. Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị cho trẻ bú/uống sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú/uống sữa mẹ kết hợp với ăn thức ăn đặc tối thiểu là cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, quyết định về thời điểm cai sữa và bắt đầu cho con bạn ăn dặm là tùy thuộc vào cá nhân bạn.

Trong khi một số phụ nữ bắt đầu cai sữa ngay để chuẩn bị đi làm trở lại, những bà mẹ khác có thể đợi cho đến khi con họ chập chững biết đi rồi mới cai sữa hoàn toàn.

Đôi khi, chính mẹ là người chọn thời điểm bắt đầu ăn dặm cho trẻ và đôi khi, chính em bé là người dẫn dắt quá trình này.

Mọi trẻ em đều khác nhau và mỗi đứa trẻ đều có thể cai sữa theo cách riêng của mình. Một số trẻ sơ sinh chấp nhận việc bắt đầu quá trình ăn dặm một cách dễ dàng. Chúng có thể thích thú khi thử thức ăn mới từ thìa và học cách sử dụng cốc. Những đứa trẻ khác rất miễn cưỡng khi không còn được bú mẹ và từ chối bú bình hoặc bất kỳ hình thức cho ăn mới nào khác. Thực tế, cho bé ăn dặm ngon lành có thể là một quá trình chuyển đổi dễ dàng hoặc một trải nghiệm rất căng thẳng.

Bạn có thể chưa vội quyết định bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi thấy bạn hoặc con bạn chưa thực sự sẵn sàng. Việc cho bé ăn dặm phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ, họ luôn có thể thay đổi ý định và thử lại vào lúc khác hoặc thử cai sữa một phần. Nếu con bạn đang gặp khó khăn trong quá trình cai sữa, hãy cân nhắc thử lại sau một hoặc hai tháng.

Cân nhắc trì hoãn việc cho ăn dặm nếu:

  • Bạn lo lắng về các chất gây dị ứng. Nếu bạn hoặc bạn đời của bạn bị dị ứng thực phẩm, hãy cân nhắc việc trì hoãn cho trẻ ăn những loại thực phẩm đó cho đến khi con bạn tròn 1 tuổi. Nghiên cứu cho thấy rằng, việc để trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng tiềm ẩn trong khi cho con bú có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của trẻ. Nói chuyện với bác sĩ của con bạn nếu thấy cần thiết.
  • Sức khỏe của trẻ không ổn định. Nếu trẻ bị ốm hoặc mọc răng, hãy hoãn việc cho ăn dặm đến khi trẻ cảm thấy tốt hơn. Các bà mẹ cũng có thể hoãn cai sữa nếu bản thân cảm thấy không khỏe. Cả mẹ và bé đều có nhiều khả năng thích nghi tốt hơn nếu có sức khỏe tốt.
  • Có thay đổi lớn trong cuộc sống. Tránh bắt đầu cho bé ăn dặm trong thời gian có nhiều biến đổi. Ví dụ, nếu gia đình bạn mới chuyển nhà hoặc tình hình chăm sóc con của bạn đã thay đổi, hãy hoãn việc cho bé ăn dặm cho đến khi bớt căng thẳng hơn.

Để bé ăn dặm ngon lành có thể là một quá trình chuyển đổi dễ dàng hoặc một trải nghiệm rất căng thẳng.
Để bé ăn dặm ngon lành có thể là một quá trình chuyển đổi dễ dàng hoặc một trải nghiệm rất căng thẳng.

2. Cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng và lành mạnh

Cho bé ăn dặm ngon miệng là mục đích cuối cùng, góp phần đảm bảo cho trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách cho trẻ ăn dặm ngon miệng sau đây:

  • Trẻ nên được cho ăn dặm từ ít đến nhiều và từ loãng đến đặc: Việc thay đổi giữa thói quen bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm là một bước tiến lớn. Trẻ cần thời gian để thích nghi từ từ về mặt tâm lý và sức khỏe. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khá non nớt, vì thế, hãy cho bé ăn dặm với thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trước. Một số trẻ trong thời gian đầu có thể từ chối ăn, do đó, bố mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh vì đây là vấn đề khá phổ biến và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Hạn chế việc ép bé ăn dặm với lượng thức ăn nhiều vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và việc hấp thu của trẻ. Nếu bạn muốn cho bé ăn dặm ngon miệng, đừng để tâm lý bé bị ám ảnh bởi những lần bị ép ăn.
  • Đa dạng hóa các loại thực phẩm: Ở giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, trẻ cần được cho ăn với các loại thức ăn đơn giản đến từ một nhóm thực phẩm. Việc làm này có tác dụng giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm quen từ từ với thức ăn đặc và thăm dò phản ứng dị ứng với thực phẩm của trẻ trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, cần thay đổi các loại thức ăn sau 2 - 3 ngày. Đối với trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi, bố mẹ nên bắt đầu kết hợp nhiều loại thực phẩm trong một bữa ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ trong lứa tuổi này bắt đầu trưởng thành hơn. Ngoài ra, điều này còn kích thích khẩu vị khiến bé ăn dặm ngon hơn.
  • Chế biến thức ăn theo nhiều cách khác nhau: Một sự thật thú vị là hầu hết trẻ nhỏ không cảm thấy thích rau xanh. Hãy tạo ra nhiều cơ hội để bé tiếp xúc với các loại rau củ mà bé thích dựa trên màu sắc, hình thù và hương vị. Các cách chế biến khác nhau cũng là biện pháp để kích thích trẻ muốn ăn rau hơn. Bố mẹ có thể thử chế biến theo nhiều cách như hấp, xào, luộc, chiên, hoặc thậm chí tạo điều kiện cho bé cùng tham gia chuẩn bị các món ăn.

Nếu bạn muốn cho bé ăn dặm ngon miệng, đừng để tâm lý bé bị ám ảnh bởi những lần bị ép ăn
Nếu bạn muốn cho bé ăn dặm ngon miệng, đừng để tâm lý bé bị ám ảnh bởi những lần bị ép ăn

  • Trang trí món ăn đẹp mắt: Để cho bé ăn dặm ngon, không chỉ cần kích thích vị giác mà cần quan tâm đến thị giác của bé. Các món ăn được trang trí đẹp mắt sẽ thu hút và khiến bé ăn ngon hơn.
  • Kiên nhẫn: Trẻ sẽ dần nhận ra và làm quen được với việc ăn dặm. Thậm chí nếu trẻ không hứng thú với thức ăn đặc, hãy tiếp tục cho trẻ bú như bình thường và thử lại thức ăn đặc sau vài tuần.

Để giúp bé tăng cảm giác ngon miệng khi ăn, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm với thành phần lysine và các vi khoáng chất như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất. Lysine là axit amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu,... đồng thời, nó còn hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,...

Trên đây là một số cách để bạn có thể giúp con ăn dặm ngon miệng hơn. Đừng quên thường xuyên truy cập trang web: Vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: vinamilk.com.vn, vnexpress.net

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe