Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ: cách nhận biết và phòng tránh

Bài viết được viết bởi BS Lê Thu Phương - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Mùa hè bắt đầu cũng là lúc nhiều dịch bệnh ở trẻ em bùng phát, trong đó có tay chân miệng. Giữ vệ sinh sạch sẽ là điều cơ bản và quan trọng mà bố mẹ cần phải làm để bảo vệ con yêu. Đặc biệt, cần theo dõi sát sao nếu con mắc bệnh, kịp thời nhận ra dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, để được điều trị đúng cách, kịp thời.

1. Nhận biết trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng

Các dấu hiệu của bệnh tay - chân - miệng ở trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm:

  • Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
  • Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
  • Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc...

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

Các dấu hiệu bệnh nặng

  • Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc): Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
  • Sốt cao không hạ - trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol: Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn - đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
  • Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Tay - chân - miệng là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu. Cha mẹ cần đặc biệt theo dõi con để nhận ra sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như triệu chứng khi bệnh nặng lên để kịp thời điều trị (Ảnh minh họa)
Tay - chân - miệng là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu. Cha mẹ cần đặc biệt theo dõi con để nhận ra sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như triệu chứng khi bệnh nặng lên để kịp thời điều trị (Ảnh minh họa)

2. Cách điều trị và chăm sóc

Bệnh chân - tay - miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp điều trị mà cha mẹ có thể thực hiện tại nhà (theo chỉ định của bác sĩ):

  • Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad...
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa...
  • Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt...Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

3. Nguyên tắc phòng bệnh

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi ...
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Bất luận thế nào cũng không được chủ quan, khi thấy con có những dấu hiệu kể trên, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn cụ thể.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Gel Subạc - Kháng khuẩn, dịu da khi bị thủy đậu, hespes, zona, tay chân miệng

  • Giảm mụn nước do nhiễm virus herpes, zona, thủy đậu, tay chân miệng, sởi;
  • Giảm nhiễm trùng da do vi khuẩn, viêm da, lở loét, bỏng nhẹ, côn trùng cắn...

96% người dùng gel Subạc hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm viêm da, mụn nước, lở loét (Theo khảo sát của VN Economy năm 2021).

su bạc gel

Công dụng: Giúp làm sạch da, kháng khuẩn, làm dịu da khi bị: Rôm sảy, mụn nhọt, zona, viêm da, herpes, thủy đậu, bỏng, bị sưng tấy do muỗi/côn trùng đốt…

Góp phần tái tạo tế bào da mới và ngừa sẹo.

Thành phần: Nano bạc, chiết xuất Neem, Chitosan, Kẽm salicylate.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar

Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY

(XNQC: 17/2020/XNQCMP-YTHN)

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe