Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào?

Mục lục

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào có lẽ đang là một trong những vấn đề của nhiều người bệnh khi tình trạng thoái hóa khớp gối gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi bị thoái hóa khớp gối, nhiều bệnh nhân không biết phải xử trí như thế nào hoặc không biết tình trạng của mình đã diễn biến ra sao.

Tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Xuân Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bác sĩ,

Em được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối, cụ thể là tình trạng thiếu hụt chất nhờn ở khớp. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào? Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Khách hàng ẩn danh.

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về “phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào sao cho hiệu quả?” bác sĩ xin giải đáp như sau:

Hiện nay, Hệ thống Y tế Vinmec áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị thoái hóa khớp gối, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Đến với Vinmec, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá mức độ thoái hóa và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.  

Để giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, dưới đây sẽ là phần giải đáp về dấu hiệu và các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay.

1. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối, bác sĩ cần theo dõi quá trình tiến triển của bệnh, đồng thời thực hiện khám khớp gối và kiểm tra tình trạng tổng thể của cơ thể. Dưới đây là các triệu chứng điển hình qua ba giai đoạn của thoái hóa khớp gối:

1.1 Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn đầu, quá trình thoái hóa khớp gối chỉ mới bắt đầu, sụn khớp có thể bị tổn thương nhẹ, khoảng cách giữa các xương chưa có sự thu hẹp rõ rệt. Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ ở mặt trước hoặc phía trong khớp gối, đôi khi nghe tiếng lục cục hoặc lạo xạo khi thực hiện các động tác gập duỗi. Tuy nhiên, do cơn đau chỉ thoáng qua và biểu hiện chưa rõ ràng, nên nhiều người thường không chú ý đến tình trạng này.

1.2. Giai đoạn giữa

Người bệnh thường cảm thấy cơn đau tăng lên khi vận động, đặc biệt là khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đi lại hoặc leo cầu thang. Các cơn đau thường giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên vào thời điểm buổi sáng, các khớp có thể bị cứng nhưng tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 30 phút hoặc ít hơn. Phần lớn ở giai đoạn này, người bệnh không đi khám ngay mà tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc kháng viêm.

1.3. Giai đoạn thương tổn

Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển đến mức nghiêm trọng. Khoảng cách giữa các xương thu hẹp rõ rệt, khiến sụn bị tổn thương nặng hơn, trong khi lượng dịch khớp tiết ra rất ít. Việc va chạm trực tiếp giữa các đầu xương gây ra đau đớn và hạn chế vận động. Người bệnh sẽ gặp khó khăn hơn khi đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại, thậm chí không thể leo cầu thang do khớp bị khô nặng. Những âm thanh như cọt kẹt hoặc rột roạt từ khớp trở nên rõ rệt hơn khi cử động. 

Thoái hóa khớp gối là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào để có hiệu quả tốt.
Thoái hóa khớp gối là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào để có hiệu quả tốt.

2. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào?

Thoái hóa khớp gối thường liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa tự nhiên do tuổi tác, vì vậy việc chữa khỏi hoàn toàn là rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả. Điều này giúp bệnh nhân giảm đau, cải thiện khả năng vận động của khớp gối, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ biến dạng khớp và các biến chứng nghiêm trọng khác. Dưới đây là một số cách điều trị thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả cao:

2.1 Kiểm soát cân nặng, giảm cân

Đây là một trong những phương pháp đơn giản và cần được ưu tiên, đặc biệt với người bị thừa cân hoặc béo phì. Việc giảm trọng lượng cơ thể giúp giảm áp lực lên khớp gối, từ đó làm giảm cơn đau và hạn chế tốc độ tiến triển của bệnh thoái hóa.

Ngoài ra, việc duy trì cân nặng ổn định không chỉ giúp giảm áp lực lên khớp gối mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp như tăng huyết áp và đái tháo đường. Điều này góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

2.2  Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào -Tập luyện thể chất

Người bệnh nên duy trì việc tập luyện hàng ngày, lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,... Tập luyện đúng cách và đều đặn không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp mà còn tăng cường sự linh hoạt và sức khỏe của khớp gối.

2.3 Áp dụng các liệu pháp hỗ trợ để kiểm soát bệnh hiệu quả

  • Chườm lạnh và chườm nóng: Khi khớp gối bị sưng đau, sử dụng chườm lạnh giúp giảm sưng và đau nhanh chóng. Sau đó, chườm nóng có thể hỗ trợ giảm tình trạng cứng khớp và tăng sự thoải mái.
  • Xoa bóp khớp gối: Kỹ thuật xoa bóp đúng cách giúp làm dịu cơn đau, thư giãn cơ bắp và thúc đẩy lưu thông máu đến khớp gối, cải thiện tình trạng thoái hóa.
  • Cải thiện giấc ngủ: Một giấc ngủ chất lượng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
  • Châm cứu: Liệu pháp này được sử dụng để kích thích lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện khi cần thiết và có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

2.4 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sự linh hoạt của sụn khớp và giảm viêm hiệu quả. Đặc biệt, nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, omega-3,… để cải thiện tình trạng thoái hóa và tăng cường sức khỏe khớp gối.

2.5 Sử dụng nẹp đầu gối để bảo vệ khớp

Các loại nẹp như nẹp giảm áp hoặc nẹp phục hồi chức năng thường được khuyên dùng. Nẹp có tác dụng giảm áp lực lên khớp gối, giúp người bệnh giảm đau và dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định loại nẹp phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh.

2.6 Sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát triệu chứng

Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid,  thuốc ức chế Cyclooxygenase,... được sử dụng nhằm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gối gây ra, giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

2.7 Điều trị bằng tiêm nội khớp

Phương pháp này được sử dụng để giảm viêm, đau nhức và sưng khớp, mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, việc tiêm nội khớp không nên kéo dài để tránh các rủi ro tiềm ẩn. Trong đó, kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đang được áp dụng phổ biến, với mục đích kích thích quá trình phục hồi tổn thương và cải thiện chức năng của khớp gối.

2.8 Phẫu thuật khớp gối

Đây là giải pháp dành cho những trường hợp nặng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Một số loại phẫu thuật phổ biến bao gồm: phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật đục xương chỉnh trục.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giải đáp thắc mắc “Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào sao cho hiệu quả”. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để được khám và điều trị kịp thời!

Nếu cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng đến các bệnh viện thuộc Hệ thống Vinmec để được kiểm tra và tư vấn chi tiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng Vinmec, chúc bạn sức khỏe dồi dào!

Trân trọng! 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ