Nữ giới viêm cột sống dính khớp điều trị như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Vợ em năm nay 27 tuổi. Năm ngoái, vợ em có bị sưng khớp gối bên trái. Khi đi khám thì chẩn đoán là bị tràn dịch khớp gối. Sau 2 tháng uống thuốc vẫn không khỏi và càng ngày càng nặng thêm. Em có đưa vợ đi khám, bác sĩ cho chụp MRI khớp gối thì có bị dập xương và bánh chè mức độ nhẹ. Bác sĩ cho thuốc về uống 2 tháng thì vẫn không có tiến triển. Sau đó thì mức độ càng nặng hơn, không chỉ sưng đau ở khớp gối mà còn đau ở cổ, khuỷu tay. Bác sĩ cho chụp MRI khớp cùng chậu và làm xét nghiệm HLA-B27. Bác sĩ chẩn đoán là bị viêm cột sống dính khớp. Sau 2 tháng uống thuốc thì bệnh vẫn không đỡ được vì hết thuốc giảm đau thì lại bị đau lại. Hiện tại, vợ em khó khăn trong việc đi lại và hoạt động. Cơn đau thường là vào buổi đêm từ 11h đến 3h sáng. Vậy bác sĩ cho em hỏi nữ giới viêm cột sống dính khớp điều trị như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Bùi Duy Pháp (1995)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Hiền - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nữ giới viêm cột sống dính khớp điều trị như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh có yếu tố di truyền có khả năng gây tàn phế cho người mắc nếu không được can thiệp và điều trị đúng cách. Viêm cột sống dính khớp là một tình trạng viêm mạn tính, biểu hiện đặc trưng nhất là vôi hóa cột sống, theo thời gian gây dính khớp, khiến cột sống mất khả năng di động và cuối cùng có thể gây ra hậu quả là tư thế bất thường (gập người về phía trước). Nếu bệnh tác động tới các xương sườn có thể làm cho bệnh nhân khó thở sâu. Tỉ lệ viêm cột sống dính khớp ở nam giới và nữ giới khác nhau, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Những năm đầu sau tuổi thành niên thường là thời điểm khởi phát bệnh (biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng). Bên cạnh xương, tình trạng viêm còn xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể, mà mắt là hay gặp nhất. Nguyên nhân gây ra viêm cột sống dính khớp hiện chưa sáng tỏ nhưng bệnh dường như có yếu tố di truyền. Mang gen HLA-B27 là một yếu tố nguy cơ cao xuất hiện viêm cột sống dính khớp nhưng trên thực tế chỉ có một số người mang gen biểu hiện bệnh. Viêm cột sống dính khớp hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để nhưng nếu được can thiệp đúng cách có thể giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng và làm chậm lại sự tiến triển của bệnh. Mục tiêu điều trị viêm cột sống dính khớp như giảm đau, giảm cứng, phòng tránh hoặc làm chậm lại sự xuất hiện các biến chứng, ngăn ngừa sự biến dạng cột sống.

Điều trị viêm cột sống dính khớp thường sẽ đạt mục tiêu nếu như quá trình điều trị được tiến hành trước khi các tổn thương không hồi phục xuất hiện. Điều trị bằng thuốc thường sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Naproxen (Naprosyn) hay Indomethacin (Indocin, Tivorbex). Những thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau, giảm cứng, tuy nhiên, tác dụng không mong muốn có thể xảy ra là chảy máu đường tiêu hóa. Nếu sử dụng thuốc chống viêm không steroid không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các chế phẩm sinh học như kháng TNF hoặc chất ức chế IL-17. Ngoài ra, còn kết hợp phương pháp vật lý trị liệu, phẫu thuật được đặt ra trong trường hợp đặc biệt như bị đau nghiêm trọng, tổn thương khớp nghiêm trọng hoặc cần thay khớp háng nhân tạo (trong viêm dính khớp háng). Trường hợp vợ của bạn cần phải được thăm khám và điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp, khám định kỳ (khoảng 3 hoặc 6 tháng khám lại/lần) bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn còn thắc mắc về nữ giới viêm cột sống dính khớp, bạn có thể đưa vợ đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

172 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Vacoxicam 20
    Công dụng thuốc Vacoxicam 20

    Thuốc Vacoxicam 20 thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp, được dùng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm gân,...

    Đọc thêm
  • zeloxicam
    Công dụng thuốc Zeloxicam 7.5

    Meloxicam là một chất kháng viêm không steroid được sử dụng rất rộng rãi. Meloxicam có trong nhiều sản phẩm, trong đó bao gồm Zeloxicam. Vậy Zeloxicam là thuốc gì và dùng như thế nào?

    Đọc thêm
  • hawoncoxicam
    Công dụng thuốc Hawoncoxicam

    Hawoncoxicam được biết đến là thuốc dùng cho các trường hợp cần điều trị viên xương khớp, người bệnh bị đau lưng, đau dây thần kinh tọa. Trước khi sử dụng thuốc người dùng nên tìm hiểu về công dụng ...

    Đọc thêm
  • Bitanamic
    Công dụng thuốc Bitanamic

    Thuốc Bitanamic có chứa thành phần chính là Piroxicam với hàm lượng 10mg và các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng. Thuốc có công dụng trong điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp và ...

    Đọc thêm
  • Abendo
    Công dụng thuốc Abendo

    Thuốc Abendo là thuốc kháng viêm không steroid được chỉ định trong điều trị viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, đau mãn tính, đau bụng kinh nguyên phát,... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần ...

    Đọc thêm