Tê bàn ngón tay là bệnh gì và chữa ở đâu?

Bài viết của bác sĩ Nguyễn Hồng Phúc, Bác sĩ Nội tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tê bàn tay và ngón tay là hiện tượng phổ biến. Vậy nguyên nhân tê bàn ngón tay là gì và cách chữa như thế nào, có triệt để được không?

1. Nguyên nhân tê bàn ngón tay

Tê bàn ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do:

2. Biểu hiện của tê bàn ngón tay do hội chứng ống cổ tay

  • Tê ở gan bàn tay, cùng với ngón tay cái, trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. Nhưng cũng có người cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay.
  • Tê tay thường xuất hiện khi cầm tay lái xe máy đi xa, có người đang đi xe máy phải dừng lại buông tay ra và vẩy vẩy mấy cái, rồi mới đi tiếp được.
  • Cũng có người đang ngủ, nửa đêm bị thức giấc do tê và đau các ngón tay, dậy đi lại và vẩy tay một lúc, lại hết tê và đi ngủ lại.
  • Sau một thời gian không được chữa trị, dần dần có rối loạn vận động, biểu hiện bằng yếu và teo khối cơ gốc ngón cái (khối cơ phồng lên ở lòng bàn tay) làm cho người bệnh không thể cầm bút viết hay cầm đũa ăn được đặc biệt là không thể đếm tiền bằng tay được.

3. Chữa tê bàn ngón tay do hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Hội chứng ống cổ tay không khó chữa nếu bệnh nhân đến sớm không quá nặng và chưa biến chứng có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Có 2 cách điều trị là điều trị nội khoa và phẫu thuật.

3.1. Điều trị nội khoa

Tùy mức độ tê mà bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau như dưới đây.

  • Dùng thuốc và cho bệnh nhân mang nẹp để bảo vệ cổ tay.
  • Tiêm thuốc trực tiếp vào cổ tay bệnh nhân.

Điều trị nội khoa là ưu tiên hàng đầu trong điều trị tê bàn ngón tay (hội chứng ống cổ tay). Chỉ khi nào điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnh đến muộn, đã biến chứng mới có chỉ định điều trị ngoại khoa.

Thần kinh giữa bị chèn ép làm tê tay Tê bàn ngón tay
Thần kinh giữa bị chèn ép làm tê bàn ngón tay

3.1. Điều trị ngoại khoa :

Người bệnh sẽ được mổ một đường nhỏ ở cổ tay, giải phóng dây thần kinh ở ống cổ tay để nó không bị chèn ép nữa. Phẫu thuật nội soi ống cổ tay nhẹ nhàng, thường chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể về ngay sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

256 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan