Hội chứng căng xương chày: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Hội chứng căng xương chày (Medial tibial stress syndrome - MTSS) là một chấn thương thường xuyên của chi dưới và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau chân khi gắng sức ở các vận động viên và những người hoạt động cường độ cao. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc Hội chứng căng xương chày ở những người lính hoạt động thể chất là 7,9%, trong khi ở các vận động viên, tỷ lệ này dao động trong khoảng 4% đến 35%. Mặc dù thường không nghiêm trọng nhưng nó có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách, tỷ lệ tái phát khá cao (Theo Winters, M và cộng sự trên Br J Sports Med. 2018)

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) đã định nghĩa là “Đau và khó chịu ở cẳng chân do chạy lặp đi lặp lại trên bề mặt cứng hoặc sử dụng quá mức, cưỡng bức các cơ gấp của bàn chân - Danh mục Tiêu chuẩn của Chấn thương Thể thao”

1. Triệu chứng căng xương chày

Hội chứng căng xương chày thường biểu hiện với đau lan tỏa, mơ hồ ở chi dưới, dọc theo xương chày giữa và sưng nhẹ của mặt trước của cẳng chân, đau khi uốn các ngón chân hoặc bàn chân xuống. Trong giai đoạn đầu, cơn đau tồi tệ hơn khi bắt đầu tập thể dục và giảm dần trong quá trình tập luyện hoặc ngay sau khi ngừng tập luyện. Tuy nhiên, khi chấn thương tiến triển cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.

  • Đau ở phía sau xương cẳng chân

Bạn thấy đau ở mặt trong, gần rìa xương cẳng chân. Nhiều khả năng là bàn chân quá cong (high arch) và khi chạy sẽ tiếp đất quá nhiều ở rìa ngoài bàn chân.

  • Đau ở mặt trước xương cẳng chân

Đau xuất hiện ở mặt trước xương chày, đặc biệt là khi nhấc mũi chân lên trong lúc gót chân còn tiếp xúc với mặt đất. Rất có thể có bàn chân bẹt và tư thế bàn chân quá ngả vào trong (overpronate).

Chúng ta có thể phân biệt với thực thể đau do tập thể dục :

  • Đau khi nghỉ ngơi với cảm giác đau có thể sờ thấy được.
  • Đau tăng khi vận động liên quan đến viền ngoài xương chày ở 1/3 giữa và 1/3 dưới
  • Đau vẫn tồn tại trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau khi ngừng hoạt động

MRI: Phản ứng màng xương và phù nề

Hội chứng căng xương chày
Hội chứng căng xương chày phổ biến nhất với các vận động viên chạy và nhảy

2. Nguyên nhân căng xương chày

Hội chứng căng xương chày phổ biến nhất với các vận động viên chạy và nhảy, những người mắc lỗi tập luyện, đặc biệt là khi vận động quá mức hoặc khi chạy quá nhanh so với khả năng. Chấn thương này cũng có thể liên quan đến những thay đổi trong chương trình huấn luyện thể thao, chẳng hạn như sự gia tăng khoảng cách, cường độ và thời lượng chưa phù hợp. Chạy trên bề mặt cứng hoặc không bằng phẳng và giày chạy không tốt (như khả năng hấp thụ phản lực kém) có thể là một trong những yếu tố liên quan đến thương vong. Các bất thường về cơ sinh học như bất thường vòm bàn chân, phì đại bàn chân, chiều dài chân không bằng nhau,... là những yếu tố nội tại được đề cập nhiều nhất.

Phụ nữ có nhiều nguy cơ cao đặc biệt là với hội chứng này. Điều này là do các bất thường về dinh dưỡng, nội tiết tố, các bất thường về cấu trúc và cơ sinh học. Những người thừa cân cũng dễ mắc hội chứng này. Do đó, những người thừa cân, kết hợp tập thể dục với chế độ ăn kiêng hoặc cố gắng giảm cân kết hợp khi bắt đầu chương trình điều trị. Thời tiết lạnh góp phần gây ra triệu chứng này, do đó, điều quan trọng là phải giữ ấm đúng cách.

Sinh lý bệnh chưa rõ ràng nhưng có hai giả thuyết để thảo luận: viêm gây ra bởi lực kéo căng hoặc phản ứng căng xương cục bộ. Bên trong là tình trạng viêm mãn tính của cơ bám dọc theo xương chày sau và những thay đổi về xương được coi là nguyên nhân có nhiều khả năng gây ra hội chứng căng xương chày.

3. Điều trị căng xương chày

Giai đoạn cấp tính:

Trong giai đoạn cấp tính của Hội chứng căng xương chày, khuyến cáo nghỉ ngơi, ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc một phần trong 2-6 tuần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. NSAID và paracetamol thường được sử dụng để giảm đau. trong khi chườm đá lên vùng đau khoảng 15-20 phút rất hiệu quả trong giai đoạn cấp tính.

Trong giai đoạn cấp tính điều trị vật lý trị liệu được khuyến cáo từ các chuyên gia mang lại hiệu quả điều trị cao. Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp: siêu âm, điện xung (TENS), xung kích, vi sóng, thuỷ trị liệu...

Giai đoạn sau:

  • Điều chỉnh tập luyện - Khi các triệu chứng ban đầu đã thuyên giảm, mục tiêu là giúp người bệnh có thể dần dần trở lại tập luyện thể thao mà không bị tái phát. Yêu cầu quan trọng nhất là phải điều chỉnh chế độ tập luyện và giải quyết các bất thường cơ sinh học. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người chạy bộ có thể tiếp tục cải thiện mà không cần ngừng hoạt động miễn là khoảng cách, tần suất và cường độ chạy hàng tuần của họ giảm ít nhất 50%. Ngoài ra, nên loại bỏ việc chạy trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc rất cứng, làm tăng tải trọng lên xương chày. Một lựa chọn tốt hơn là tập luyện trên đường chạy chuyên dụng hoặc máy chạy bộ, cả hai đều cung cấp một bề mặt đồng nhất với khả năng hấp thụ sốc nhiều hơn. Trong khoảng thời gian hàng tuần, cường độ và thời lượng luyện tập có thể được tăng dần và các bài tập nhảy và chạy trên các đại hình được thêm vào miễn là người bệnh không bị đau.
  • Chọn giày phù hợp, chỉnh hình bàn chân - Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng giày dép phù hợp có thể làm giảm tỷ lệ mắc Hội chứng căng xương chày; Do đó, các vận động viên nên chuyển sang giày có đế và lót chống sốc đủ để giảm lực tác động qua các chi dưới. Người chạy cũng nên thay giày chạy sau mỗi 250–500 dặm, quãng đường mà hầu hết các đôi giày mất tới 40% khả năng hấp thụ phản lực và hỗ trợ tổng thể. Ngoài ra, người bệnh có vấn đề về cơ sinh học liên quan đến bàn chân có thể phải điều trị chỉnh hình. Lót có thể đủ để giúp chân chống quá mức và cong bàn chân thấp nhưng các vấn đề do bất thường ở bàn chân trước hoặc bàn chân sau có thể có lợi khi chỉnh hình tùy chỉnh
  • Phân tích chuyển động - Rất hữu ích trong việc xác định sai lệch trong cấu trúc và định hướng một kế hoạch điều trị hiệu quả. Phân tích dáng đi bao gồm phân tích trực quan đơn giản, phương pháp 2-D (sử dụng máy quay video), đo áp suất trong giày (sử dụng đế cảm biến lực bên trong giày) hoặc phân tích 3-D. Để có được dữ liệu động học (một phép đo chuyển động), đặc biệt là chuyển động quay, cần phải phân tích 3-D; chỉ thay đổi động học có thể không làm giảm cơn đau.
  • Các phương pháp điều trị có thể khác - Liệu pháp dùng xung kích đã được sử dụng để điều trị các bệnh lý gân ở chi dưới với mức độ thành công cao. Có nhiều phương pháp tiêm khác nhau, bao gồm cả cortisone, đã được sử dụng thành công trong nhiều thập kỷ để điều trị. Ngoài ra còn có các phương pháp mới hơn, chẳng hạn như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu và liệu pháp prolotherapy, nhằm kích thích phản ứng chữa lành cục bộ ở các mô bị thương.
hội chứng căng xương chày
Thực hiện điều trị căng xương chày

4. Khi nào vận động viên có thể trở lại hoạt động

Sự trở lại hoạt động của người bệnh sau khi điều trị hội chứng căng xương chày phải được thực hiện dần dần và theo từng cá nhân. Người bệnh phải tuân thủ “xuất phát thấp và đi chậm”. Khi người bệnh không còn triệu chứng đau, có thể bắt đầu ở 50% khối lượng bài tập và tăng tần suất / cường độ / thời lượng lên 10 đến 15% mỗi tuần. Người bệnh nên tránh liên tục lặp đi lặp lại hoạt động tác động trong hai đến bốn tuần đầu tiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trường hợp.

Nếu các triệu chứng tái phát, khuyến cáo nên nghỉ ngơi thêm hai tuần và nên tuân theo chế độ luyện tập “cơ bản nhất”. Bệnh nhân thường có thể trở lại hoạt động đầy đủ, không hạn chế trong ba đến sáu tuần- Theo tiến sĩ Hester -Bác sĩ phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân Hoa Kỳ.

5. Dự phòng

Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Để tránh mắc phải hội chứng căng xương chày, hãy thực hiện những điều sau:

  • Giữ đúng tư thế khi chạy.
  • Chọn một đôi giày phù hợp với chân bạn, có lớp lót dù dày.
  • Đừng tăng khối lượng vận động quá nhanh. Tăng cường độ tập luyện < 10% một tuần.
  • Làm nóng cơ thể trước khi chạy (bằng cách khởi động tại chỗ hoặc chạy nhẹ nhàng).
  • Nếu thấy đau chân, ngừng chạy ngay lập tức.

Nhìn chung, hội chứng căng xương chày không phải là tình trạng mạn tính, và sẽ hồi phục nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Tập chạy một cách chậm rãi và lưu ý tư thế chạy, cách tiếp đất,... đó là cách tốt nhất để dự phòng chấn thương loại này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan