Chứng tê tay khi lái xe máy

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Khi lái xe đạp hoặc xe máy, nhiều người bắt đầu cảm thấy tê mỏi và yếu ở bàn tay. Theo thời gian, các triệu chứng này có thể trở nên rõ rệt và xảy ra sớm hơn, đòi hỏi người lái xe phải thường xuyên dừng lại và thay đổi tư thế cầm lái. Vậy chứng tê tay khi lái xe máy có nguy hiểm hay không?

1. Nguyên nhân gây tê tay

Tê bàn tay xảy ra do áp lực quá mức lên dây thần kinh ở vùng cổ tay. Khi bàn tay của bạn bị gập lúc cầm lái trong thời gian dài gây áp lực lên khu vực cổ tay. Từ đó dẫn đến hiện tượng tê bì, đau mỏi và yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. Hiện tượng này gây nên sự chèn ép thần kinh giữa đi qua đoạn cổ tay mà các bác sĩ thường gọi là hội chứng ống cổ tay.

Tê bì tay chân
Đau mỏi các ngón tay là dấu hiệu của tê bàn tay

2. Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm hay không?

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý phổ biến, gây đau mỏi, tê nhức ở cổ tay và bàn tay. Ước tính có khoảng 4% và 5% số người bị hội chứng ống cổ tay trên toàn thế giới. Dân số dễ mắc bệnh nhất là những người trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh cũng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Trong đó bệnh nhân nữ chiếm từ 65% đến 75% trong tất cả các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay.

Những người dễ có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay bao gồm béo phì, hoạt động cổ tay trong một tư thế kéo dài (như lái xe máy), mang thai, di truyền và viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng có thể khác nhau giữa các bệnh nhân. Theo đó, hội chứng ống cổ tay được phân loại khác nhau thành các mức độ nhẹ, trung bình và nghiêm trọng. Cảm giác đau có thể dẫn đến giảm sức mạnh cầm nắm và chức năng tay. Sự chèn ép thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay nếu diễn ta trong một thời gian dài sẽ gây teo cơ ở ngón tay cái. Trong khi ngón tay cái đóng vai trò chức năng quan trọng nhất của cả bàn tay.

Béo phì
Những người béo phì tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay

3. Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Điều đáng mừng là hơn 80% những người mắc hội chứng ống cổ tay có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, 80% trường hợp có khả năng tái phát các triệu chứng trong vòng một năm. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm vật lý trị liệu, mang nẹp cổ tay, thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt, tiêm thuốc vào cổ tay. Các bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật khi các biện pháp điều trị khác thất bại hoặc mức độ bệnh từ trung bình - nặng. Sau đây là những lý do các bác sĩ khuyên bạn nên phẫu thuật sau khi thất bại với các liệu pháp không phẫu thuật.

  • Đầu tiên, phương pháp điều trị không phẫu thuật cho hội chứng ống cổ tay thường không làm giảm sưng và đau lâu dài.
  • Thứ hai, bác sĩ phẫu thuật tiến hành kiểm tra điện sinh lý của dây thần kinh giữa để xem bệnh nhân có mắc hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình - nặng hay không.
  • Thứ ba, khi có hiện tượng teo cơ vùng bàn tay nhất là vùng ngón tay cái, sức cầm nắm bị suy giảm chứng tỏ có sự chèn ép nghiêm trọng dây thần kinh giữa.
Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên
Phẫu thuật là cách điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả nhất

Cuối cùng, các bác sĩ khuyên có thể khuyên người bệnh nên thực hiện phẫu thuật khi các triệu chứng kéo dài hơn sáu tháng mà không giảm bớt.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai phẫu thuật hội chứng ống cổ tay với đường mổ nhỏ. Đặc biệt, với sự chỉ dẫn, thực hiện phẫu thuật từ đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, có nhiều năm công tác phẫu thuật chỉnh hình sẽ giúp người bệnh có thể phục hồi sớm và hạn chế tối đa biến chứng trong và sau quá trình phẫu thuật.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan